Trung Quốc chỉ trích Australia ‘can thiệp Hong Kong’
Trung Quốc phản đối việc Australia quyết định cung cấp nơi trú ẩn cho hàng nghìn người Hong Kong và chấm dứt hiệp ước dẫn độ với thành phố.
“Trung Quốc cực kỳ lấy làm tiếc và phản đối những cáo buộc vô căn cứ cũng như các biện pháp mà chính phủ Australia công bố liên quan đến Hong Kong”, phát ngôn viên đại sứ quán Trung Quốc tại Canberra cho biết trong tuyên bố hôm nay.
Tuyên bố cũng chỉ trích Australia “vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế và can thiệp thô bạo” vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc. “Chúng tôi kêu gọi phía Australia lập tức dừng can thiệp vào các vấn đề Hong Kong”, tuyên bố nêu thêm.
Tuyên bố được đưa ra sau khi Thủ tướng Australia Scott Morrison thông báo nước này sẽ đình chỉ hiệp ước dẫn độ với Hong Kong do luật an ninh mà Trung Quốc đại lục mới ban hành đã “cấu thành sự thay đổi cơ bản hoàn c ảnh” tại Hong Kong.
Trụ sở đại sứ quán Trung Quốc tại Canberra. Ảnh: ABC.
Video đang HOT
Australia cũng gia hạn thị thực thêm 5 năm cho khoảng 10.000 người Hong Kong đang sống tại nước này. Theo Thủ tướng Morrison, Canberra cũng sẽ tạo điều kiện cấp tình trạng thường trú nhân cho người Hong Kong hiện ở Australia bằng thị thực sinh viên hoặc lao động tạm trú.
Trước thông báo của Thủ tướng Morrison, Bộ Ngoại giao Australia đã cảnh báo công dân nước này ở Hong Kong về nguy cơ bị bắt theo luật an ninh “được định nghĩa mơ hồ”. Bộ Ngoại giao Australia kêu gọi công dân “xem xét lại nhu cầu ở lại Hong Kong” nếu lo ngại luật an ninh mới.
Ngoại trưởng Marise Payne cho biết các đối tác an ninh trong nhóm “Ngũ Nhãn” của Australia, gồm Mỹ, Anh, Canada và New Zealand đã thảo luận các động thái của Trung Quốc tại Hong Kong. Ngoại trưởng New Zealand Winston Peters nói rằng nước này cũng đang xem xét mối quan hệ với Hong Kong do luật an ninh mới, bao gồm hiệp ước dẫn độ, kiểm soát xuất khẩu hàng hóa chiến lược và khuyến cáo đi lại.
Luật an ninh Hong Kong hình sự hóa 4 loại tội phạm an ninh quốc gia gồm ly khai, lật đổ, khủng bố và thông đồng với nước ngoài hoặc các phần tử bên ngoài để gây nguy hiểm cho an ninh. Người Hong Kong vi phạm luật có thể bị kết án chung thân, quyền tố tụng và xét xử các “trường hợp nghiêm trọng” thuộc về chính quyền trung ương.
Chính phủ Trung Quốc và chính quyền Hong Kong khẳng định luật chỉ nhắm đến một nhóm đối tượng nhỏ và quyền lợi, tự do của người Hong Kong cũng như lợi ích các nhà đầu tư nước ngoài vẫn được đảm bảo. Tuy nhiên, Mỹ và nước châu Âu chỉ trích luật này, gọi đây là sự hủy hoại tự chủ, tự do của Hong Kong và làm suy yếu nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ”.
Australia tố Trung Quốc tung tin sai lệch về Covid-19
Ngoại trưởng Marise Payne tố Trung Quốc lan truyền "thông tin sai lệch" về Covid-19 và gây nguy cơ phân biệt chủng tộc ở Australia.
"Thông tin sai lệch chỉ làm tăng thêm lo lắng và chia rẽ, trong khi điều chúng ta cần lúc này là hợp tác và thấu hiểu", Ngoại trưởng Payne nói trong sự kiện tại Đại học Quốc gia Australia ở thủ đô Canberra hôm nay.
Bà Payne cũng nhắc lại các cáo buộc của Ủy ban châu Âu (EC) tuần trước rằng Nga và Trung Quốc đang điều hành "những hoạt động gây ảnh hưởng và chiến dịch đưa tin sai lệch có chủ đích" về Covid-19 nhằm mục đích chính trị.
Ngoại trưởng Australia cũng nhắc đến việc Twitter hôm 11/6 thông báo công ty này sẽ xóa hơn 23.000 tài khoản, được cho truyền bá các thông điệp không đúng sự thật ca ngợi chính phủ Trung Quốc. Ngoài ra, hơn 8.000 tài khoản khác liên quan tới Nga và Thổ Nhĩ Kỳ cũng bị liệt vào "danh sách đen" của Twitter.
"Điều chúng tôi lo ngại là một số quốc gia đang cố lợi dụng đại dịch để phá hoại nền dân chủ, nhằm thúc đẩy các mô hình độc đoán của họ", bà Payne nói.
Ngoại trưởng Marise Payne phát biểu tại cuộc họp báo ở Canberra hồi tháng 2. Ảnh: AFP.
Bộ Giáo dục Trung Quốc tuần trước cảnh báo sinh viên nên "tiến hành đánh giá cẩn thận về những rủi ro, đồng thời thận trọng về việc lựa chọn đến Australia, hoặc quay trở lại Australia để học tập". Lý do đưa ra là Australia có nhiều vụ phân biệt chủng tộc nhắm vào người gốc Á liên quan đến Covid-19.
Australia sau đó lập tức lên tiếng bác cảnh báo của Trung Quốc và khẳng định "là một trong những quốc gia an toàn nhất trên thế giới" cho sinh viên quốc tế vào thời điểm này.
Trước đại dịch, Australia đón khoảng 1,4 triệu người Trung Quốc mỗi năm, với doanh thu khoảng 8,3 tỷ USD. Du học sinh Trung Quốc cũng chiếm phần lớn trong số sinh viên quốc tế của Australia.
"Tôi có thể nói chắc chắn rằng Australia luôn chào đón tất cả sinh viên và du khách từ khắp nơi trên thế giới, bất kể sắc tộc, giới tính hay quốc tịch", bà Payne tuyên bố.
Mối quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và Australia leo thang căng thẳng sau khi Canberra kêu gọi điều tra quốc tế độc lập về nguồn gốc nCoV. Ngay sau đó, Bắc Kinh tung đòn đáp trả khi dừng nhập thịt bò từ 4 lò mổ lớn của Australia và áp thuế hơn 80% mặt hàng lúa mạch của nước này.
Tòa án Trung Quốc tuần trước kết án tử hình công dân Australia Cam Gillespie vì tội buôn ma túy, động thái có thể khiến căng thẳng song phương tiếp tục leo thang.
Thủ tướng Australia xin lỗi vì phát ngôn 'không có chế độ nô lệ' Thủ tướng Morrison xin lỗi vì nói "không có chế độ nô lệ" ở Australia, sau khi hứng chỉ trích phớt lờ lịch sử lao động cưỡng bức của đất nước. "Những bình luận của tôi không có ý xúc phạm. Nếu có, tôi vô cùng hối hận và xin lỗi vì điều đó", Thủ tướng Australia Scott Morrison nói tại cuộc họp...