Trung Quốc: Chỉ số PPI tăng nhanh nhất trong gần ba năm
Cục Thống kê Trung Quốc (NBS) ngày 9/4 công bố số liệu cho thấy chỉ số giá sản xuất (PPI) của nước này trong tháng Ba đã ghi nhận mức tăng nhanh nhất kể từ tháng 7/2018.
Đây là dấu hiệu mới nhất cho thấy nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này đang trên đà phục hồi ngày càng nhanh chóng.
Bốc dỡ hàng hóa tại cảng Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, ngày 19/2/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Theo NBS, chỉ số PPI tháng Ba đã tăng 4,4% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn nhiều so với dự đoán tăng 3,5% được đưa ra trong cuộc khảo sát của hãng tin Reuters và mức tăng 1,7% trong tháng Hai. Số liệu trên là dấu hiệu mới nhất cho thấy đà tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của Trung Quốc trong quý I năm nay.
Số liệu được công bố hồi tuần trước cho thấy hoạt động chế tạo của Trung Quốc đã tăng với tốc độ nhanh nhất trong ba tháng qua vào tháng Ba, khi các nhà máy tăng gia sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu hàng hóa toàn cầu đang tăng mạnh.
Ting Lu, chuyên gia kinh tế trưởng tại Trung Quốc của công ty Nomura, cho rằng thị trường có thể đang ngày càng lo ngại về áp lực từ lạm phát gia tăng đối với lập trường chính sách của Bắc Kinh, nhưng Nomura dự đoán Trung Quốc sẽ giữ vững cam kết “không có sự thay đổi lớn nào về chính sách”. Ông dự đoán PPI của Trung Quốc sẽ tăng lên khoảng 6% vào giữa năm nay.
Video đang HOT
Ngân hàng trung ương Trung Quốc đã đưa ra một loạt các biện pháp, trong đó có giảm lãi suất và tỷ lệ dự trữ bắt buộc kể từ đầu năm 2020 để hỗ trợ nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, nhưng Bắc Kinh đã chuyển sang một lập trường ổn định hơn khi đà phục hồi được củng cố.
Cũng theo NBS, chỉ số giá tiêu dùng (CPI – cơ sở tính lạm phát) tăng 0,4% trong tháng Ba so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn dự đoán tăng 0,3% trong cuộc khảo sát của Reuters và đánh dấu sự quay trở lại lạm phát sau hai tháng giảm phát liên tiếp. CPI đã giảm 0,2% trong tháng Hai.
Trung Quốc đã đặt mục tiêu tăng trưởng khá khiêm tốn cho năm nay, ở mức khoảng 6%, nhưng phần đông giới phân tích dự đoán nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ tăng hơn 8% sau khi chỉ tăng 2,3% trong năm ngoái, mức tăng trưởng cả năm thấp nhất hơn 40 năm qua do ảnh hưởng của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Bắc Kinh đã cảnh báo rằng những bất ổn liên quan đến đại dịch đã khiến hơn 3 triệu người tử vong trên toàn cầu này sẽ tiếp tục phủ bóng lên triển vọng của nền kinh tế.
Chuyên gia: Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng ở mức vừa phải
Chuyên gia Andrew Tilton cho hay các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc khá hài lòng với đà phục hồi cho đến nay và đang bắt đầu rút dần các biện pháp kích thích kinh tế ở một mức độ nào đó.
Container hàng hóa tại cảng Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Theo chuyên gia kinh tế trưởng phụ trách khu vực châu Á thuộc Goldman Sachs Andrew Tilton, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc có thể ở mức vừa phải trong những tháng tới giữa bối cảnh nước này đang phải đối mặt với những rủi ro trên hai mặt trận.
Phát biểu trên chương trình Streets Signs Asia, chuyên gia Andrew Tilton cho hay điều đầu tiên là các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc khá hài lòng với đà phục hồi cho đến nay và đang bắt đầu rút dần các biện pháp kích thích kinh tế ở một mức độ nào đó.
Ông nói: "Nếu mọi thứ tiếp tục diễn ra tốt đẹp, thì chúng ta có thể chứng kiến một số rủi ro về lạm phát."
Trung Quốc dự kiến ghi nhận số liệu khả quan về tổng sản phẩm quốc nội trong quý 1/2021. Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã cho thấy mức tăng trưởng GDP mạnh trong quý 4/2020, tăng 6,5% so với một năm trước đó và vượt dự báo của thị trường, đồng thời đưa Trung Quốc trở thành một trong số ít nền kinh tế lớn trên thế giới ghi nhận mức tăng trưởng dương trong năm đại dịch COVID-19 hoành hành.
Giải thích về động thái rút dần biện pháp kích thích của các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc, chuyên gia Tilton cho biết tăng trưởng tín dụng đã chậm lại, thâm hụt tài khóa gia tăng và gần đây, thanh khoản bị thắt chặt nhằm ngăn chặn những gì họ cho là đầu cơ quá mức trên thị trường.
Thách thức thứ hai đối với sự phục hồi tăng trưởng của Trung Quốc là sự bùng phát trở lại của các ổ dịch trong nước.
Trung Quốc hiện đang chống chọi với một trong những đợt bùng phát tồi tệ nhất kể từ tháng 3/2020. Các nhà chức trách Trung Quốc gần đây đã áp đặt các hạn chế mới trong nỗ lực ngăn chặn một loạt ổ dịch bùng phát trong và xung quanh Bắc Kinh.
Chuyên gia Tilton dự kiến thị trường sẽ ở trong "khoảng giữa tương đối vui vẻ của hai kịch bản này" trong 6-9 tháng tới.
Về tốc độ tăng trưởng của khu vực, ông Tilton bày tỏ sự tin tưởng vào khả năng phục hồi thương mại của khu vực châu Á, điều được phản ánh trong hoạt động công nghiệp trên toàn cầu tăng lên.
Theo ông, lĩnh vực trao đổi hàng hóa ít bị ảnh hưởng bởi những hạn chế liên quan đến dịch COVID-19, do đó lĩnh vực này phục hồi khá mạnh.
Khủng hoảng vỏ container đẩy cước vận tải biển tăng 300% Thiết hụt trầm trọng vỏ container đang đẩy cước vận tải biển tăng cao, khiến việc nhập hàng từ Trung Quốc bị gián đoạn. Kênh CNBC ngày 24/1 có bài phân tích về vấn đề này. Tàu hàng cập cảng Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Ảnh: Getty Images Đại dịch COVID-19 cùng với đà phục hồi kinh tế không đồng đều...