Trung Quốc cắt giảm nguồn cung thịt lợn, Hong Kong lao đao
Giới chức Hong Kong đang phải gấp rút tìm kiếm các giải pháp để đổi phó với tình trạng khan hiếm thịt lợn sau khi đại lục hạn chế cung cấp lợn sống.
Vào thời điểm Bắc Kinh đình chỉ việc vận chuyển lợn sống sang Hong Kong sau khi thành phố này ghi nhận trường hợp đầu tiên nhiễm virus tả lợn châu Phi, người tiêu dùng ở đặc khu tràn ra các khu chợ để “săn thịt lợn”.
Họ hiểu rằng động thái của Trung Quốc sẽ kéo theo tình trạng khan hiếm thịt lợn ở Hong Kong.
“Bất cứ gia đình nào cũng cần xương lợn để nấu canh ít nhất 2 lần một tuần”, Mei Foo, một người mua hàng cho hay.
Thịt lợn là thành phần chính trong chế độ ăn của người Hong Kong. Để đảm bảo nhu cầu cho người dân, Hong Kong phải nhập khẩu 4.000 con lợn từ đại lục mỗi ngày.
Hong Kong cũng đang phải đối mặt với tình trạng khan hiếm thịt lợn.
Nhưng kể từ Bắc Kinh cắt giảm cung cấp thịt lợn từ tháng 5, con số này giảm mạnh. Vào ngày 9/12, con số này giảm xuống còn 1.324.
Tình trạng khan hiếm đẩy giá thịt lợn tại Hong Kong lên tới 150 đô la Hong Kong (gần 450 nghìn đồng)/kg, gần gấp đôi tháng 1. Đây là cơn ác mộng với không ít người Hong Kong, những người tiêu thụ trung bình 666g thịt lợn và thịt bò mỗi ngày.
Để giải quyết bài toán nan giải này, Hong Kong đang phải tìm kiếm nguồn cung từ các nền kinh tế lân cận, đặc biệt là Singapore.
Video đang HOT
Theo SCMP, tháng 1/2020, Cơ quan Nông nghiệp, Ngư nghiệp và Bảo tồn Hong Kong sẽ đến đảo quốc sư tử để tìm hiểu cách nhập khẩu lợn sống từ Malaysia bằng đường biển. Cơ quan này cũng đang xem xét tăng nhập khẩu từ Thái Lan, Malaysia và thậm chí là Hàn Quốc. Kể từ tháng 8, xuất khẩu thịt lợn Thái Lan sang Hong Kong tăng 40%.
Theo chuyên gia an ninh lương thực Paul Teng tới từ Đại học Công nghệ Nanyang (Singapore), có đôi chút kỳ lạ khi Hong Kong tìm tới Đông Nam Á vì khu vực này có xu hướng sản xuất đủ dùng và hiếm khi dư thừa để xuất khẩu. Ngoài ra nhiều quốc gia tại Đông Nam Á cũng đang phải vật lộn với dịch tả lợn châu Phi, chỉ riêng Malaysia là chưa bị ảnh hưởng.
Tuy nhiên, Hong Kong có học hỏi cách Singapore nhập khẩu thịt lợn hay cách chính phủ đảo quốc này khuyến khích người tiêu dùng tìm tới thịt đông lạnh để giảm phụ thuộc vào thịt lợn sống hoặc ướp lạnh.
Chiến dịch này được phát động từ năm 2008, giúp tiêu thụ thịt lợn đông lạnh tăng từ 57.600 tấn năm 2008 lên 71.900 tấn năm 2012 trong khi tiêu thụ thịt ướp lạnh giảm 1.700 tấn cùng kỳ.
Chiến dịch là sự hồi sinh của Chiến dịch ăn thịt lợn đông lạnh được Singapore phát động năm 1985 khi đảo quốc sư tư tìm cách từ bỏ chăn nuôi lợn trong nước.
Kể từ đó, giá thịt lợn ở Singapore luôn được giữ ở mức ổn định. Năm 2018, giá thịt lợn ở Singapore là 13.73 đô la Singapore (gần 235 nghìn đồng)/kg, tăng chưa tới 1 đô la Singapore (gần 3 nghìn đồng) trong một thập kỷ.
Cơ quan Thực phẩm Singapore cho biết giải pháp của họ hiện nay là đa dạng hóa các nguồn cung để tránh tình trạng phụ thuộc vào bất cứ đầu mối nào.
Ông Teng cho rằng các nguồn cung mà Hong Kong cần đa dạng hóa có thể bao gồm cả Mỹ, Tây Ban Nha, Đan Mạch, Đức và Canada. Tuy nhiên, việc tìm tới các đối tác xa xôi sẽ gây ra các gánh nặng về kinh tế.
Cùng với đó, thói quen chuộng thịt mới giết mổ là lý do khiến người Hong Kong khó chấp nhận dùng thịt đông lạnh thay thế.
“Bà tôi luôn nói, với Tết hoặc các sự kiện lễ hội như khai trương cửa hàng, phải có lợn sữa quay chất lượng tốt nhất. Nó dành cho các vị thần nên tốt hơn không mua thịt lợn đông lạnh”, Angel Leung, sinh viên luật 21 tuổi cho hay.
(Nguồn: SCMP)
SONG HY
Theo vtc.vn
Dân Trung Quốc chuyển sang ăn 'thịt giả' trước cơn khát thịt lợn
Nhu cầu ăn chay của người Trung Quốc đang tăng lên trong bối cảnh đất nước tỷ dân vẫn chưa tìm được giải pháp thực sự cho cuộc khủng hoảng thịt lợn.
Người Trung Quốc thích thịt lợn và quốc gia này cũng là một trong những nước tiêu thụ thịt lợn cao nhất thế giới. Tuy nhiên, dịch tả lợn châu Phi khiến nguồn cung thực phẩm này ở Trung Quốc rơi vào cảnh thiếu hụt trầm trọng và tạo ra một cuộc khủng hoảng thực sự.
Thịt lợn khan hiếm khiến người dân bắt đầu tìm kiếm các loại thực phẩm mới thay thế. "Thịt giả" từ đó lên ngôi, kéo theo ngành công nghiệp thịt có nguồn gốc từ thực vật "ăn nên làm ra" trong thời điểm này.
Nông dân Trung Quốc làm đậu phụ theo cách truyền thống tại nhà. (Ảnh: Getty)
"Thịt giả" thực chất là các món chay được làm từ đậu phụ, lúa mì nên nó còn giúp cải thiện sức khỏe, ô nhiễm môi trường cũng như giải quyết vấn đề đạo đức khi giết mổ động vật.
"Xu hướng bán chay, giảm lượng thịt do lý do sức khỏe hoặc môi trường có thể mở đường cho thịt giả", chuyên gia phân tích Simon Powell nhận định.
Ở Planet Green, một nhà hàng chay ở Thâm Quyến, chiếc bánh mì kẹp "thịt giả" dù có giá tới 88 NDT (gần 285.000 đồng), mức giá khá cao so với giá tiền của một chiếc bánh mì thịt thông thường, từ 10-50 NDT, nhưng rất được ưa chuộng. Planet Green cho biết họ đã bán được hơn 10.000 bánh mì kẹp thịt giả kể từ khi chúng được thêm vào thực đơn trong 9.
"Tôi rất ngạc nhiên bởi nó ngon như vậy. Tôi cứ nghĩ nó là thịt thật", một thực khách của cửa hàng cho biết.
Chuỗi cửa hàng ăn chay Green Common ở Hong Kong cũng đang thêm thịt chay vào thực đơn của mình. Một trong những món được ưa chuộng nhất là mì Hakata với phần thịt được làm từ đậu nành, đậu Hà Lan, nấm gạo có mùi vị giống hệt thịt thật.
Vào thời điểm trung thu, công ty khởi nghiệp Zhenrou có trụ sở tại Bắc Kinh tung ra thị trường loại bánh trung thu với phần nhân là thịt có nguồn gốc từ thực vật và rất được đón nhận.
Thịt chay thường có giá cao hơn khoảng 50% so với thịt thông thường. Nhưng các công ty đang tìm cách để thu hẹp khoảng cách này.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho cần có một thời gian để ăn chay thực sự trở thành một xu hướng của Trung Quốc bởi thịt lợn vẫn là thực phẩm được ưa chuộng hàng đầu ở đất nước tỷ dân.
Cuộc khủng hoảng hiện nay chỉ tạm thời gạt nó ra khỏi bữa cơm của người Trung Quốc. Nhưng khi cơn khát thịt đi qua, cuộc khủng hoảng lắng lại, mọi chuyện sẽ trở lại như ban đầu.
(Nguồn: NAR, CNBC)
SONG HY
Theo VTC
Trung Quốc miễn thuế cho đậu nành và thịt lợn nhập khẩu từ Mỹ Bộ Tài chính Trung Quốc cho hay việc miễn thuế được thực hiện dựa trên đề nghị của các công ty tư nhân đối với mặt hàng đậu nành và thịt lợn của Mỹ. Đậu nành được thu hoạch tại một nông trại ở Iowa, Mỹ. (Nguồn: EPA/TTXVN) Reuters đưa tin Bộ Tài chính Trung Quốc ngày 6/12 dẫn quyết định của Chính...