Nhiều người biểu tình tại Hồng Kông đã đánh đập thẳng tay một số người không đồng tình với phong trào phản đối của họ trong dịp cuối tuần qua.
Một dấu mốc đẫm máu cho thêm một cuối tuần nữa chìm trong bạo lực tại trung tâm kinh tế châu Á này.
Kể từ khi bắt đầu hồi tháng 6.2019, biểu tình Hồng Kông từ một cuộc tụ tập hòa bình lúc ban đầu nhưng nhanh chóng trở nên bạo lực. Và đỉnh điểm trong tối ngày 21.9, giận dữ và căng thẳng trên đường phố Hồng Kông chuyển thành bạo lực đẫm máu.
Những người thể hiện thái độ không đồng tình với phong trào này đã bị những người biểu tình đánh đập không thương tiếc bằng tay không và hung khí. Truyền thông địa phương nói một nạn nhân đã chửi rủa nhóm người biểu tình và sau đó thì bị đánh. Sau khi bị tấn công, với gương mặt đẫm máu, ông nói: “Công lý giờ đã thành như thế này đây”.
Cảnh sát trấn áp một người biểu tình trên đường phố Hồng Kông ngày 22.9 – Ảnh: Reuters
Sang hôm 22.9, điểm nóng chuyển sang một trung tâm mua sắm ở Sha Tin. Người biểu tình đập phá đồ đạc trong trung tâm thương mại, và phá luôn cơ sở vật chất tại một ga tàu điện ngầm lân cận. Cảnh sát chống bạo động sau đó phải can thiệp.
Một người biểu tình nói phong trào cần thể hiện đòi hỏi của mình theo cả hai cách: bất bạo động và dùng bạo lực. “Cả hai phương pháp phản kháng đều quan trọng, cũng giống như đòi hỏi của chúng tôi là không thiếu cái nào cả”, người biểu tình tên Chong nói.
Hiện trường ga tàu điện ngầm bị phá hoại trong ngày 22.9 – Ảnh: Reuters
Sau khi dự luật dẫn độ, nguyên nhân chính dẫn đến biểu tình tại Hồng Kông, được chính thức rút lại, phản đối vẫn tiếp diễn đòi cải cách chính trị. Yêu cầu phản kháng bao gồm việc thả tất cả những người biểu tình bị giam giữ và tiến hành điều tra về việc lạm dụng vũ lực của cảnh sát . Trung Quốc nói vẫn tôn trọng nguyên tắc “một quốc gia, hai hệ thống” và từ chối can thiệp.
Trúc Huỳnh
Theo thanhnien
Hong Kong rút dự luật dẫn độ: Trung Quốc phản ứng thế nào?
Lãnh đạo Hong Kong Carrie Lam cho biết Trung Quốc hiểu, tôn trọng và ủng hộ quyết định rút lại dự luật dẫn độ mà bà công bố chiều 4/9.
Trong cuộc họp báo sáng 5/9, phóng viên nhiều lần đặt câu hỏi về việc vì sao chính quyền mất quá nhiều thời gian để rút lại dự luật dẫn độ gây tranh cãi, tuy nhiên bà Lam đều từ chối trả lời.
"Là không đúng khi miêu tả quyết định này là một sự thay đổi trong suy nghĩ ", bà Lam nói.
Lãnh đạo Hong Kong khẳng định việc rút dự luật là quyết định của chính quyền với sự ủng hộ từ Bắc Kinh.
"Trong suốt quá trình, chính quyền trung ương hiểu được lý do tại sao chúng tôi làm điều đó. Họ tôn trọng quan điểm của tôi và họ ủng hộ tôi suốt chặng đường vừa qua" , bà nói trong tâm thế bớt căng thẳng hơn buổi họp báo cách đó 1 ngày.
Lãnh đạo Hong Kong Carrie Lam. (Ảnh: Reuters)
Hôm 4/9, bà Lam tuyên bố rút lại dự luật dẫn độ, nguồn cơn dẫn tới biểu tình kéo dài suốt 14 tuần qua ở Hong Kong.
Bà cũng công bố các biện pháp khác bao gồm khởi xướng một cuộc đối thoại để tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề kinh tế, xã hội, chính trị hiện nay.
"Chúng tôi sẽ tìm cách giải quyết sự bất mãn trong xã hội và tìm kiếm giải pháp", bà cho hay.
Rút lại dự luật dẫn độ là 1 trong 5 yêu cầu của người biểu tình. Nhiều người do đó cho rằng tuyên bố rút dự luật của bà Lam là không đủ và quá muộn.
4 yêu cầu còn lại bao gồm rút lại từ bạo loạn khi mô tả về các cuộc biểu tình, phóng thích những người bị bắt, mở một cuộc điều tra độc lập về các hành động lạm quyền của cánh sát trong biểu tình và quyền của người dân Hong Kong trong việc chọn lãnh đạo của họ.
Người biểu tình kêu gọi tất cả các yêu cầu này phải được đáp ứng. Bà Lam không đề cập tới các yêu cầu trên nhưng khẳng định chính quyền sẽ hỗ trợ đầy đủ công tác của Hội đồng Khiếu nại Cảnh sát Độc lập (IPCC).
Tờ Nhân dân Nhật báo gọi việc rút lại dự luật là một nhành ô liu mà chính quyền chìa ra và người biểu tình không còn lý do gì để tiếp tục bạo lực. Tuy nhiên đụng độ giữa cảnh sát với người biểu tình vẫn xảy ra tại một số quận ở Hong Kong sau khi bà Lam tuyên bố rút dự luật.
Biểu tình hơn 3 tháng qua ở Hong Kong được xem là một trong những thách thức lớn nhất với Chủ tịch Tập Cận Bình kể từ khi lên nắm quyền năm 2012. Trung Quốc phủ nhận can thiệp vào các vấn đề của Hong Kong, cáo buộc các nước phương Tây thúc đẩy tình trạng thêm bất ổn.
Hình ảnh người dân xếp hàng dài tại sân bay biểu tình, các cuộc đụng độ trên khắp các con phố có mặt trên khắp các trang báo khiến nhiều nước lên tiếng quan ngại và kéo sụt lượng khách du lịch tới Hong Kong nhiều tháng qua.
Hơn 1.100 người bị bắt giữ kể từ khi bạo lực leo thang đầu tháng 6. Hong Kong cũng đang phải đối mặt với cuộc suy thoái kinh tế đầu tiên sau hơn 1 thập kỷ.
(Nguồn: Reuters)
SONG HY
Theo VTC
Người Hồng Kông biểu tình bất chấp lệnh cấm Hôm nay - thứ bảy, hàng ngàn người biểu tình ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông đã tuần hành bất chấp lệnh cấm biểu tình của cảnh sát, một ngày sau khi một số nhà hoạt động nhân quyền và nhà lập pháp bị bắt giữ. Cuộc biểu tình hôm thứ bảy đã bị cảnh sát cấm vì lý do an ninh...
Tin mới nhất
Tổng thống Philippines ‘tiến thoái lưỡng nan’ trong quan hệ với Trung Quốc
23:24:47 12/04/2021
Sau màn đấu khẩu giữa Manila và Bắc Kinh liên quan đến vụ hàng chục tàu Trung Quốc neo đậu ở khu vực tranh chấp trên Biển Đông, Tổng thống Rodrigo Duterte đã lên tiếng, nhưng là theo hướng hạ nhiệt căng thẳng.
Hàng nghìn tù nhân Mỹ được thả do COVID-19 có thể phải quay lại phòng giam
22:56:25 12/04/2021
Một chính sách cũ của chính quyền Tổng thống Donald Trump có thể khiến hàng nghìn tù nhân trước đó được thi hành án treo do dịch COVID-19 nay phải đứng trước nguy cơ quay lại nhà tù.
Năm linh mục và hai nữ tu bị bắt cóc tại Haiti
22:26:42 12/04/2021
Người phát ngôn của Hội đồng Giám mục Haiti ngày 11/4 cho biết bảy giáo sĩ Công giáo, bao gồm 5 người bản địa và hai người là công dân Pháp đã bị bắt cóc.
Các trường đại học tư nhân Indonesia đứng trước nguy cơ đóng cửa hàng loạt
22:21:32 12/04/2021
Khi đại dịch Covid-19 ảnh hưởng đến nền kinh tế Indonesia từ giữa năm 2020 trở đi, các trường học tư nhân ở đây đã trải qua một đợt tuyển sinh sụt giảm mạnh. Bên cạnh đó số lượng SV bỏ học đang tăng lên.
Mỹ tiếp tục vận chuyển thiết bị quân sự từ Iraq sang Syria
22:09:41 12/04/2021
Mỹ đã vận chuyển những thiết bị hậu cần và quân sự từ Iraq sang tỉnh Al Hasakah của Syria.
Lãnh đạo CDU và CSU muốn ứng cử chức thủ tướng Đức
22:02:07 12/04/2021
Lần đầu tiên, Chủ tịch hai đảng Liên minh Dân chủ cơ đốc giáo (CDU) Armin Laschet và Liên minh Xã hội cơ đốc giáo (CSU) Markus Söder tuyên bố công khai ý định ra tranh cử chức thủ tướng, kế nhiệm đương kim Thủ tướng Đức Angela Merkel.
Giải cứu tàu chở người di cư ở quần đảo Canary, Tây Ban Nha
21:26:54 12/04/2021
Giới chức địa phương ngày 11/4 cho biết 4 người đã thiệt mạng trên con thuyền tạm bợ chở khoảng 23 người di cư ở vùng biển gần quần đảo Canary của Tây Ban Nha.
Pfizer xin phê duyệt sử dụng vaccine COVID-19 cho trẻ vị thành niên ở Canada
21:16:00 12/04/2021
Người phát ngôn hãng dược phẩm Pfizer Christina Antoniou xác nhận Pfizer dự kiến trong vài tuần tới sẽ gửi các tài liệu cần thiết tới Bộ Y tế Canada để xin phê duyệt vaccine COVID-19 sử dụng cho trẻ em trong độ tuổi từ 12-15.
Mỗi phút 3 người chết vì COVID-19 ở Brazil
20:36:18 12/04/2021
Brazil đang hứng chịu làn sóng lây nhiễm thứ ba của đại dịch COVID-19. Đáng quan ngại là số người tử vong vì dịch bệnh của nước này đã lên đến 4.000 người mỗi ngày, cao hàng đầu thế giới.
Tại sao phụ nữ gặp phản ứng phụ từ vắc xin COVID-19 nhiều hơn?
20:20:34 12/04/2021
Thống kê ở Mỹ cho thấy phụ nữ thường bị đau đầu, chóng mặt... sau khi tiêm vắc xin COVID-19 nhiều hơn đàn ông. Điều này có đáng lo không?
Mô hình tính toán COVID-19 của Thái Lan: Hơn 28.000 ca mỗi ngày
20:18:10 12/04/2021
Tiến sĩ Sopon Iamsirithaworn, phó tổng giám đốc Cục Kiểm soát dịch bệnh (CDC) Thái Lan, cảnh báo nếu không có biện pháp kiểm soát hiệu quả, trường hợp xấu nhất sẽ có hơn 28.000 ca mắc mới mỗi ngày trong tháng 5.
Trung Quốc xây siêu thủy điện, Ấn Độ nói gì?
19:25:30 12/04/2021
Trung Quốc đang lên kế hoạch xây dựng một nhà máy thủy điện lớn ở hạ lưu sông Yarlung Tsangpo, bắt nguồn từ Tây Tạng trước khi chảy vào bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ mang tên Brahmaputra và chảy qua Assam đến Bangladesh. Đập thủy điệ...
Thành phố sa mạc có thể tác động đến tình hình Mỹ, Yemen
18:08:47 12/04/2021
Cuộc chiến vì thành phố trên sa mạc Marib tại Yemen đã trở thành điểm then chốt trong căng thẳng “bùng lửa” tại Trung Đông đồng thời là thách thức với nỗ lực của Tổng thống Joe Biden đưa binh sĩ ra khỏi khu vực.
Iran: Sự cố ở cơ sở hạt nhân Natanz là do bị tấn công khủng bố
15:58:52 12/04/2021
Tổ chức Năng lượng nguyên tử Iran (IAEO) ngày 11/4 cho biết cơ sở hạt nhân Natanz đã bị tấn công bởi một hành động khủng bố, chỉ vài giờ sau khi nước này xác nhận một vụ tai nạn đã dẫn tới tình trạng mất điện ở cơ sở này.
Iran đề nghị Hàn Quốc dỡ bỏ khoản tài khoản bị 'đóng băng'
15:46:37 12/04/2021
Nhân chuyến thăm của Thủ tướng Hàn Quốc Chung Sye-kyun tới Iran, Tehran ngày 11/4 đề nghị Seoul dỡ bỏ phong tỏa khoản tài khoản trị giá hàng tỷ đang bị đóng băng theo lệnh trừng phạt của Mỹ.
Astrazeneca thảo luận tích cực với EU về tranh cãi vaccine
14:49:55 12/04/2021
Hãng dược AstraZeneca ngày 11/4 cho biết đã có cuộc thảo luận tích cực với Ủy ban châu Âu (EC) tuần trước, sau khi Liên minh châu Âu (EU) gửi thư than phiền về vaccine ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Nam nghị sĩ Nhật Bản đeo bụng bầu giả để thấu hiểu nỗi khổ của phụ nữ
14:33:17 12/04/2021
Sau hai ngày đeo bụng bầu giả nặng hơn 7kg và sinh hoạt như bình thường, bao gồm đi tàu điện ngầm, mua sắm, làm việc nhà, ba nam nghị sĩ Nhật Bản đã thấu hiểu cảm giác khó khăn và nỗi vất vả của người phụ nữ khi mang bầu.
Hoang mang quy định chỉ sơ tán người tiêm vaccine trước khi núi lửa phun trào
13:57:42 12/04/2021
Hàng chục nghìn người nằm trong khu vực “báo động đỏ” đã được lệnh sơ tán khi ngọn núi lửa La Soufriere tại đảo quốc St. Vincent ở Caribe chuẩn bị phun trào.
Pháp ban bố tình trạng thảm họa nông nghiệp
12:15:57 12/04/2021
Bộ trưởng Nông nghiệp Pháp Julien Denormandie cho biết, chính phủ nước này dự kiến tuyên bố tình trạng thảm họa nông nghiệp liên quan đến đợt sương giá bất thường mùa xuân làm hư hại mùa màng và cây nho phục vụ sản xuất rượu.
Gen Z chán việc liền nói dối mắc Covid-19 để nghỉ cho dễ, nào ngờ nhận phải kết cục cay đắng hơn bao giờ hết
10:23:41 12/04/2021
Một pha xử lý hết sức cồng kềnh khi nghỉ việc, hy vọng sẽ không có ai bắt chước cô gái này.
Ai Cập công bố kết quả điều tra nguyên nhân vụ tai nạn tàu hỏa thảm khốc ở Sohag
10:04:41 12/04/2021
Cơ quan Công tố Ai Cập đã công bố kết quả điều tra ban đầu vụ tai nạn đâm tàu hỏa thảo khốc ở tỉnh Sohag, miền Nam Ai Cập hôm 26/3 khiến 20 thiệt mạng, 199 người khác bị thương cùng thiệt hại vật chất ước tính lên tới khoảng 26 triệu ...
Vị thế Việt Nam trong tháng làm chủ tịch Hội đồng Bảo an LHQ
09:28:37 12/04/2021
Trong tháng 4 này, Việt Nam đang đảm nhận vị trí Chủ tịch Hội đồng Bảo an (HĐBA) Liên Hợp quốc (LHQ). Giữa đấu trường quốc tế với nhiều sức ép, Việt Nam kiên trì đường lối đối ngoại, lồng ghép các vấn đề ưu tiên của mình và có những đón...
Lào đẩy mạnh xuất khẩu gia súc lớn và cơ hội cho doanh nghiệp Việt
08:30:24 12/04/2021
Chăn nuôi là lĩnh vực cung cấp một trong số 20 mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Lào. Thị trường xuất khẩu lớn nhất hiện tại của Lào là Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam.
Tỷ giá ngoại tệ ngày 12/4: USD vào đợt tăng giá mới
08:28:27 12/04/2021
Chỉ số US Dollar Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) đứng ở mức 92,18 điểm, tăng 0,13%.
Giá Bitcoin hôm nay 12/4: Bitcoin nổi sóng tăng phi mã
08:15:11 12/04/2021
Tiền ảo giá trị nhất thế giới tiếp tục đà tăng phi mã lên hơn 60.000 USD, khiến loạt tiền khác dậy sóng, đẩy tổng vốn hóa lên hơn 2.070 tỷ USD.
Gần 137 triệu ca toàn cầu, Mỹ nói Trung Quốc làm Covid-19 trầm trọng hơn
07:55:45 12/04/2021
Thế giới ghi nhận gần 137 triệu người nhiễm, hơn 2,9 triệu người chết do nCoV, Ngoại trưởng Mỹ chỉ trích Trung Quốc và hối thúc tìm nguồn gốc Covid-19.
Philippines sắp diễn tập chung với Mỹ ở Biển Đông
07:39:05 12/04/2021
Quân đội Philippines sẽ tham gia diễn tập Balikatan với hàng trăm binh sĩ Mỹ trên Biển Đông trong hai tuần tới, khi căng thẳng với Trung Quốc gia tăng.