Trung Quốc cấp tập phá diện mạo tự nhiên Hoàng Sa
Đẩy mạnh ý đồ quân sự hóa Biển Đông, Trung Quốc tiếp tục bồi đắp, kết nối phi pháp 7 đảo, cồn cát và sẽ xây thêm đường băng ở quần đảo Hoàng Sa.
Hình ảnh về 7 thực thể ở Hoàng Sa đang bị bồi đắp, kết nối phi pháp – Ảnh: Đại Công báo
Hành động này không những vi phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam, ảnh hưởng hòa bình và ổn định trên Biển Đông mà còn tàn phá diện mạo tự nhiên của Hoàng Sa.
Theo tờ Đại Công báo (Hồng Kông), Trung Quốc đang tiến hành dự án bồi đắp phi pháp nhằm tăng diện tích của 7 thực thể thuộc nhóm đảo An Vĩnh trong Hoàng Sa từ 1,32 km2 lên 15 km2.
Đó là đảo Bắc, đảo Trung (hay còn gọi là đảo Giữa), đảo Nam, cồn cát Bắc, cồn cát Giữa, cồn cát Nam và đảo Cây. Sau khi hoàn tất, Bắc Kinh sẽ xây một đường băng dài 3,5 km trên đảo Cây. Hiện trên đảo Phú Lâm cũng thuộc Hoàng Sa đã tồn tại đường băng phi pháp 2,92 km.
Các chuyên gia cảnh báo các đường băng này kết hợp với những phi đạo tương tự trên các đá Chữ Thập, Xu Bi và Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa sẽ mang lại cho Trung Quốc khả năng khống chế tuyến đường biển và hàng không qua lại Biển Đông do tất cả đều đủ khả năng để mọi loại chiến đấu cơ hoạt động.
Ngoài ra, ở đảo Cây, Trung Quốc sẽ xây bến cảng và một cây cầu dài khoảng 10 km nối với đảo Phú Lâm để tạo thành một thể thống nhất, theo Đại Công báo. Bắc Kinh bắt đầu bồi đất kết nối đảo Bắc, đảo Trung và đảo Nam từ tháng 5.2014 và đến nay đã có một dãy đất nhân tạo nối liền đảo Bắc và đảo Trung. Đảo Quang Hòa gần đảo Bắc cũng không thoát khỏi số phận bị bồi đắp phi pháp và Trung Quốc đang dựng lên tại đây một căn cứ cho trực thăng chống ngầm, chuyên sanThe Diplomat dẫn lời giới chuyên gia nhận định từ hình ảnh chụp từ vệ tinh mới đây.
Video đang HOT
Hồi tháng 2, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình đã nhấn mạnh những hành động của Trung Quốc “xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, đe dọa hòa bình và ổn định trong khu vực cũng như an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông”.
Bên cạnh tên lửa, máy bay triển khai đến các đảo đang chiếm đóng phi pháp và lực lượng tàu hải cảnh hung hăng, tàu cá cũng là một phương tiện để Trung Quốc đe nẹt, chèn ép các bên khác ở Biển Đông.
Nhân kỳ họp quốc hội đang diễn ra ở Bắc Kinh, Bí thư tỉnh Hải Nam La Bảo Minh tuyên bố chính quyền tỉnh đang trợ cấp phí nhiên liệu, vốn đóng tàu và hỗ trợ huấn luyện “phòng vệ” cho ngư dân đánh bắt ở Biển Đông, theo tờ South China Morning Post.
Ông này còn ngang nhiên tuyên bố “hoạt động đánh bắt truyền thống của ngư dân Trung Quốc khẳng định quyền lợi nước này ở khu vực” đồng thời khoe rằng Hải Nam hiện không ít tàu cá hoạt động xa bờ có độ choán nước tới 400 tấn, lớn hơn một số tàu quân sự của những nước Đông Nam Á.
Thực tế cho thấy, tàu cá Trung Quốc thường có hành động hung hăng, đe dọa an toàn của tàu nước khác. Mới đây, vào ngày 1.1.2016, một tàu cá vỏ thép Trung Quốc đã đâm chìm tàu cá QNg 98459 TS của ngư dân Quảng Ngãi.
Ông Vương Nghị lên giọng về Biển Đông
Trong cuộc họp báo thường niên bên lề kỳ họp quốc hội ở Bắc Kinh ngày 8.3, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị ngang nhiên tuyên bố nước này “không cho phép bất kỳ ai gây rối ở Nam Hải (tên Trung Quốc gọi Biển Đông – NV) và gây hỗn loạn ở châu Á”.
Ông tiếp tục ngụy biện rằng Bắc Kinh chỉ xây “cơ sở dân sự và phòng thủ cần thiết” ở Trường Sa nên “không thể bị cáo buộc quân sự hóa mà cáo buộc này phải dành cho những nước khác”. Mặt khác, ông Vương dường như cố tình chối bỏ sự thật khi tuyên bố “nhờ vào nỗ lực của Trung Quốc và những nước khác trong khu vực”, Biển Đông là một trong những tuyến đường thủy an toàn và tự do nhất trên thế giới, theo Reuters.
Văn Khoa
Theo Thanhnien
Trung Quốc bồi đắp đất nối đảo Bắc và đảo Giữa ở Hoàng Sa
Các hình ảnh vệ tinh chụp ngày 2.3 cho thấy Trung Quốc đang mở rộng đáng kể việc nạo vét và bồi đắp phi pháp tại đảo Bắc ở quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Phần đất mới bồi đắp nối đảo Bắc và đảo Giữa (đảo Trung) từ tháng 1 đến tháng 3.2016 - Ảnh: Digital Globe ngày 2.3.2016
Những hình ảnh vệ tinh chụp từ ngày 2.3 đã được đăng trên chuyên san The Diplomat ngày 7.3, cho thấy những hoạt động nạo vét và bồi đắp của Trung Quốc tại đảo Bắc, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, đã được mở rộng đáng kể.
Theo đó, phần mới được bồi đắp nối giữa đảo Bắc và đảo Giữa (đảo Trung), trong đó có một dải đá ngầm thẳng và dài, đủ để chứa một đường băng, cùng với đó là một đường lăn song song có kích thước tương tự công trình đường băng đã được xây dựng phi pháp tại đá Chữ Thập ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Cụ thể, phần mới được bồi đắp tại đảo Bắc cách đảo Phú Lâm ở quần đảo Hoàng Sa chừng 12 km về phía bắc. Theo The Diplomat, hoạt động bồi đắp mới của Trung Quốc tại đảo Bắc lần đầu tiên quan sát được qua ảnh vệ tinh là từ ngày 9.1.2016. Trong hai tháng qua, Trung Quốc đã nạo vét các rạn đá ngầm để xây móng cho một bến cảng tại đây.
Hình chụp vệ tinh ngày 2.3 không còn thấy bóng dáng của các tàu nạo vét của Trung Quốc như hồi tháng 1, nhưng các đường ống để bơm cát được nạo vét vẫn còn nguyên trạng. Dù vậy, The Diplomat nhận định việc không còn thấy các tàu nạo vét không đồng nghĩa Bắc Kinh ngừng hoạt động xây dựng và cải tạo tại khu vực này.
Đảo Bắc nằm ở rìa phía nam của quần đảo Hoàng Sa, cách căn cứ hải quân Ngọc Lâm của Trung Quốc 300 km về phía đông nam, do vậy đây là nơi rất phù hợp để theo dõi khu vực nơi mà các tàu ngầm cũng như tàu nổi của Trung Quốc đóng tại căn cứ Ngọc Lâm thường xuyên phải qua lại. Theo The Diplomat, khu vực gồm đảo Bắc và đảo Giữa có kích thước cũng như hình dáng phù hợp cho một đường băng với tổng diện tích khoảng 5 km vuông. Nếu so sánh với vùng được bồi đắp ở đá Chữ Thập thì nơi này vẫn lớn hơn vì ở đá Chữ Thập chỉ có diện tích chưa đầy 3 km vuông.
Theo nhận định của The Diplomat, Trung Quốc có thể không xây dựng đường băng ở đảo Bắc. Mặc dù vậy, cách đảo Bắc khoảng 12 km, đảo Phú Lâm lại đã có những trang thiết bị và cơ sở quân sự nhưng lại có rất ít các bãi đá gần kề để hỗ trợ việc mở rộng.
Hình ảnh chụp từ vệ tinh tại đảo Phú Lâm trước và sau khi Trung Quốc triển khai tên lửa phòng không - Ảnh: Fox News/Đồ họa: Phúc Hải
Có thể thấy sự chật chội trên đảo Phú Lâm thông qua việc đặt hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 mới đây. Theo đó, mặc dù HQ-9 được cho nằm ở một bãi biển nhưng hình ảnh vệ tinh lại cho thấy vị trí đặt HQ-9 không phải là một bãi biển mà chỉ là một vùng mới được bồi đắp. Khu vực đó đến tháng 12.2015 vẫn là một vùng nước nông ven bãi san hô ngầm, nó chỉ vừa được bồi đắp trong tháng 1.2016 mà thôi.
Bên cạnh việc mở rộng bồi đắp tại đảo Bắc, Trung Quốc cũng đã tăng cường các hoạt động trái phép tại đảo Cây cũng thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Mặc dù cho rằng còn quá sớm để biết ý định xây dựng của Trung Quốc trên đảo Bắc nhưng The Diplomat không loại trừ khả năng Bắc Kinh sẽ xây dựng thêm căn cứ quân sự phi pháp tại Hoàng Sa, thậm chí là gần đảo Phú Lâm như đảo Bắc.
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Trung Quốc tăng tốc xây đường băng ở Trường Sa Trung Quốc sắp hoàn thành 2 công trình xây đường băng phi pháp dài hơn 3 km trên đá Xu Bi và Vành Khăn trong quần đảo Trường Sa. Đường băng Trung Quốc xây phi pháp trên đá Vành Khăn, ảnh chụp ngày 8.1.2016 - Nguồn: AMTI Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á (AMTI) của Trung tâm nghiên cứu...