Trung Quốc cấp phép lưu hành vaccine “phế cầu 13″ tự điều chế
Vaccine PCV13 (còn gọi “phế cầu 13″) của Trung Quốc do công ty công nghệ sinh hoc Walvax có trụ sở ở Vân Nam sản xuất.
Nhằm bảo vệ tốt hơn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, Cục Quản lý giám sát dược phẩm quốc gia Trung Quốc (NMPA) đã cấp phép lưu hành vaccine cộng hợp phế cầu khuẩn (PCV13) giúp bảo vệ chống lại 13 loại vi khuẩn phế cầu khuẩn do nước này tự điều chế và phát triển.
Vaccine PCV13 (còn gọi “phế cầu 13″) của Trung Quốc do công ty công nghệ sinh hoc Walvax có trụ sở ở Vân Nam sản xuất.
Vaccine này nhằm bảo vệ trẻ em từ 6 tuần tuổi trở lên tới 6 tuổi khỏi căn bệnh viêm phổi do 13 loại vi khuẩn gây ra.
Hiện trên thế giới đang lưu hành duy nhất vaccine “phế cầu 13″ do Tập đoàn dược phẩm và chế phẩm sinh học Pfizer của Mỹ sản xuất.
Video đang HOT
Năm 2016, vaccine này đã được cấp phép được đưa vào sử dụng tại thị trường Trung Quốc.
Nhu cầu tiêm chủng vaccine “phế cầu 13″ tại Trung Quốc rất lớn, khi chỉ tính riêng trong năm 2018, nước này đã ghi nhận hơn 15 triệu trẻ sơ sinh ra đời.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo trẻ cần được tiêm chủng vaccine này để phòng ngừa bệnh viêm phổi, một căn bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ dưới 5 tuổi.
Theo các số liệu của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), bệnh viêm phổi đã cướp đi sinh mạng của hơn 800.000 trẻ em dưới 5 tuổi mỗi năm trên thế giới, với khoảng 2.200 ca tử vong mỗi ngày./.
Phương Oanh
Theo TTXVN/vietnamplus
Bộ Y tế giám sát đề phòng bệnh nghi SARS từ Trung Quốc lây lan sang Việt Nam
Căn bệnh viêm đường hô hấp cấp tính nặng - hiện chưa xác định được nguyên nhân - đang xuất hiện tại Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc với 27 ca mắc.
Bộ Y tế Việt Nam cho biết đang tích cực giám sát đề phòng bệnh quay trở lại Việt Nam.
Chợ hải sản tại Vũ Hán, nơi có nhiều người mắc viêm phổi nặng thời gian vừa qua - Ảnh: SCMP
Chiều nay 2-1, Bộ Y tế dẫn các nguồn tin từ cơ quan đầu mối y tế quốc tế, cho biết trong tháng 12-2019, Trung Quốc ghi nhận các trường hợp viêm phổi cấp chưa rõ nguyên nhân ở các cơ sở y tế tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc.
Tính đến ngày 31-12-2019, nước này đã ghi nhận 27 trường hợp mắc, trong đó có 7 trường hợp trong tình trạng nặng, các trường hợp khác sức khỏe ổn định, chưa ghi nhận trường hợp tử vong.
Bộ Y tế Trung Quốc đã tổ chức điều tra và triển khai các biện pháp kiểm soát tình hình dịch bệnh, hiện chưa có bằng chứng rõ ràng của việc lây truyền từ người sang người, cũng chưa ghi nhận trường hợp cán bộ y tế nào bị nhiễm bệnh.
Kêt quả xét nghiệm ban đầu cho thấy đây là các trường hợp viêm phổi cấp do virus, tuy nhiên chưa xác định được nguyên nhân cụ thể, Bộ Y tế Trung Quốc đang tiếp tục làm các xét nghiệm để xác định nguyên nhân gây bệnh.
Trong những năm gần đây, tại Trung Quốc thỉnh thoảng vẫn ghi nhận một số dịch bệnh nguy hiểm mới xuất hiện như cúm A(H7N9). Với hội chứng viêm phổi cấp không rõ nguyên nhân lần này, có những dấu hiệu cho thấy căn bệnh gặp ở 27 bệnh nhân giống bệnh SARS đã xuất hiện lần đầu cuối 2002 và từ đó đến nay chưa từng quay trở lại.
Bộ Y tế Việt Nam đã chỉ đạo việc giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh ngay tại cửa khẩu và cộng đồng để chủ động ngăn ngừa các dịch bệnh xâm nhập vào nước ta, thông qua việc tiếp tục phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới để cung cấp thêm các thông tin chính thức, theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh viêm phổi nói trên tại Trung Quốc để đưa ra các biện pháp phòng chống dịch bệnh phù hợp.
Việt Nam là một trong 32 quốc gia bị lây lan dịch SARS (vào khoảng 2003), nhiều nhân viên y tế và bệnh nhân, trong đó có một bác sĩ người Ý làm việc tại Việt Nam đã tử vong do căn bệnh này.
Theo tuoitre
Mảnh ớt vướng trong phế quản suốt 2 tháng, suýt chẩn đoán nhầm ung thư phổi Các bác sĩ BV TWQĐ 108 mới gắp dị vật là miếng ớt mắc ở phế quản thùy dưới phổi phải cho bệnh nhân T. V. N. 53 tuổi ở Hà Nội suốt 2 tháng. Dị vật ớt nằm trong phế quản thùy dưới phổi được gặp ra sau nhiều lần thăm khám không phát hiện ra Ngày 2/1/2020, tin từ Khoa Nội...