Trung Quốc cáo buộc Microsoft gây rối, bịa đặt
Bắc Kinh nói Microsoft “gây rối”, “bịa đặt” sau khi hãng này thông báo đã ngăn các cuộc tấn công mạng từ nước ngoài, bao gồm Trung Quốc, nhằm can thiệp bầu cử Mỹ.
“Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ là chuyện nội bộ của Mỹ. Chúng tôi không có hứng thú can thiệp tới và chúng tôi cũng không bao giờ can thiệp”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nói trong cuộc họp báo ở Bắc Kinh hôm 11/9.
Ông Triệu cáo buộc Microsoft “bịa đặt” và “gây rối” sau khi gã khổng lồ công nghệ cho biết họ đã phát hiện và ngăn chặn nỗ lực can thiệp bầu cử Mỹ từ nước ngoài, bao gồm các nhóm tin tặc Nga, Iran và “Zirconium” có trụ sở tại Trung Quốc. Những nhóm này được cho là nhắm mục tiêu tới chiến dịch tranh cử của ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên phát biểu trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh hôm 8/4. Ảnh: Reuters.
Video đang HOT
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng cảnh báo thế giới nên “cảnh giác cao độ” với các công ty công nghệ Mỹ “cài cửa hậu” và thu thập dữ liệu cá nhân người dùng.
“Cửa hậu” trong phần mềm hay hệ thống máy tính thường là một cổng không được thông báo rộng rãi, cho phép quản trị viên dễ dàng tiếp cận hệ thống. “Cửa hậu” cũng có thể tạo ra lỗ hổng để khai thác, chiếm quyền truy cập vào hệ thống, dữ liệu người dùng bất hợp pháp.
Căng thẳng Bắc Kinh – Washington gia tăng trên nhiều lĩnh vực gồm thương mại và công nghệ. Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump gần đây áp nhiều biện pháp hạn chế với công ty công nghệ Trung Quốc Huawei và các ứng dụng phổ biến của nước này như TikTok của ByteDance và WeChat của Tencent. Bắc Kinh cáo buộc Washington áp “tiêu chuẩn kép” và đang cố gắng phá hoại nỗ lực mở rộng quy mô của các doanh nghiệp Trung Quốc.
Trump tuyên bố không gia hạn cho TikTok
Trump tuyên bố hạn chót đặt ra cho công ty Trung Quốc ByteDance để bán hoạt động của mạng xã hội TikTok tại Mỹ sẽ không được kéo dài.
"TikTok sẽ bị đóng cửa hoặc họ sẽ bán nó. Sẽ không có việc kéo dài hạn chót cho TikTok", Tổng thống Mỹ Donald Trump nói với phóng viên hôm 10/9 tại căn cứ không quân Andrews, bang Maryland.
Trump trả lời phóng viên tại căn cứ không quân Andrews hôm 10/9. Ảnh: AFP.
Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Josh Hawley, đồng minh thân cận của Trump, trước đó cũng nói rằng ông không ủng hộ kéo dài hạn chót hay một thỏa thuận không bao gồm bán toàn bộ hoạt động của TikTok iwr Mỹ.
"Tôi chắc chắn có một số lượng cửa hậu (cổng bí mật được hacker và gián điệp dùng để truy cập bất hợp pháp vào hệ thống) đã được tích hợp trong mã và tất nhiên ByteDance biết chính xác chúng là gì, vì vậy cần phải có một sự tách biệt hoàn toàn và rõ ràng", Hawley nói.
TikTok chưa bình luận về tuyên bố của Tổng thống Mỹ.
TikTok được hơn một tỷ người trên toàn thế giới, trong đó gồm khoảng 175 triệu người Mỹ, sử dụng để tạo video ngắn trên điện thoại di động. Tuy nhiên, chính quyền Trump cho rằng TikTok có thể được Trung Quốc sử dụng để theo dõi vị trí của nhân viên liên bang, lập hồ sơ cá nhân để tống tiền hay thực hiện hoạt động gián điệp doanh nghiệp. TikTok nhiều lần bác bỏ cáo buộc này.
Ứng dụng mạng xã hội này đã trở thành tâm điểm của "cơn bão ngoại giao" giữa Washington và Bắc Kinh. Tổng thống Trump tháng trước ký sắc lệnh cấm mọi cá nhân, tổ chức nằm trong quyền xét xử của Mỹ giao dịch với ByteDance, chủ sở hữu TikTok, nhằm bảo vệ an ninh quốc gia.
Trump nói TikTok có 45 ngày để đạt thỏa thuận thoái vốn, yêu cầu chủ sở hữu ByteDance bán cổ phần và hoạt động của TikTok tại Mỹ cho Microsoft hoặc một công ty nào đó, nếu không mạng xã hội này sẽ phải rút khỏi Mỹ từ ngày 15/9.
Các cuộc đàm phán giữa ByteDance và Mỹ nhằm tìm giải pháp khả thi cho TikTok ngày càng trở nên cấp thiết khi thời hạn mà chính quyền Trump đặt ra đang cận kề. Ít nhất một trong những nhà đầu tư lớn của TikTok gần đây đã gặp đại diện của Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) để thảo luận về vấn đề bảo mật dữ liệu.
Công ty Mỹ gồm Walmart, Microsoft đã đàm phán để mua lại ứng dụng Trung Quốc. Oracle cũng bày tỏ quan tâm tới mạng xã hội này.
Trung Quốc nói Mỹ 'đàn áp' 1.000 sinh viên, học giả Bộ Ngoại giao Trung Quốc tố Mỹ "đàn áp" khi hủy visa của hơn 1.000 sinh viên, nhà nghiên cứu nước này và cảnh báo sẽ đáp trả. Phát biểu trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh hôm 10/9, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cáo buộc Mỹ "đàn áp" và "phân biệt" sau khi họ thu hồi...