Trung Quốc cảnh báo thủ đoạn bán vaccine Covid-19 ‘rởm’
Giới chức Trung Quốc cảnh báo người dân về trò lừa đảo trực tuyến, trong đó kẻ trục lợi chào bán vaccine Covid-19 chưa có trên thị trường.
“Hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn cần vaccine Covid-19. Hàng này được sản xuất để xuất khẩu và số lượng có hạn nên mọi người phải xếp hàng. Sản phẩm sẽ chính thức ra mắt vào ngày 2/9″, một quảng cáo rao bán vaccine do Sinovac Biotech, công ty công nghệ sinh học trụ sở tại Bắc Kinh, sản xuất, được đăng gần đây trên mạng xã hội WeChat của Trung Quốc.
Tuy nhiên, các nhà sản xuất vaccine Trung Quốc đã cảnh báo người dân cảnh giác với thủ đoạn rao bán vaccine trên mạng, bởi chưa có vaccine Covid-19 nào được cấp phép lưu hành trên thị trường nước này.
Liu Peicheng, phát ngôn viên của Sinovac Biotech, cho hay quảng cáo trên là không đúng sự thật, bởi vaccine Covid-19 của Sinovac đang trong giai đoạn ba thử nghiệm lâm sàng, chưa được cấp phép bán ra thị trường. Ông Liu không trả lời câu hỏi liệu vaccine trên có thật hay không và có phải được sản xuất bởi Sinovac hay không.
Video đang HOT
Ảnh “vaccine Covid-19 của Sinovac” được quảng cáo trên mạng xã hội Trung Quốc. Ảnh: SCMP.
Một loại vaccine khác được cho là của Viện Sản phẩm Sinh học Vũ Hán cũng được “chào hàng” với giá 498 tệ (71 USD)/liều và người mua còn được khuyên dùng ba liều. “Nhân viên y tế và những người đi nước ngoài ưu tiên sử dụng”, quảng cáo có đoạn.
Viện Sản phẩm Sinh học Vũ Hán và công ty mẹ là Tập đoàn Biotec Quốc gia Trung Quốc không bình luận thông tin. Nhưng trước đó, viện này cho hay trên nhật báo Jiefang, trụ sở tại Thượng Hải, rằng vaccine của họ vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng và chưa có mặt trên thị trường.
Huang Simin, một luật sư ở Vũ Hán am hiểu về luật vaccine, cho rằng việc các cá nhân bán vaccine trên mạng xã hội là bất hợp pháp, song giới chức cũng nên áp dụng các biện pháp quản lý nghiêm ngặt hơn để ngăn chặn các trò gian lận.
“Do đại dịch đang hoành hành, mọi người đều nóng lòng có vaccine, khiến một số người sẵn sàng chấp nhận rủi ro. Không phải ai cũng hiểu các quy định nghiêm ngặt liên quan đến luật quản lý vaccine mới”, bà Huang nói.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho hay 6 loại vaccine đang được thử nghiệm lâm sàng giai đoạn ba, tức thử nghiệm diện rộng trên người. Mỗi giai đoạn thử nghiệm sẽ kéo dài vài tháng và có tới 30.000 người tham gia. Vaccine của Sinovac và Viện Vũ Hán đều có tên trong danh sách 6 loại vaccine này.
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 11/8 tuyên bố nước này đã có loại vaccine đầu tiên trên thế giới chống Covid-19. Vaccine được Trung tâm Nghiên cứu Dịch tễ và Vi sinh Quốc gia Gamaleya và Bộ Quốc phòng Nga phát triển. Putin nhấn mạnh vaccine đã trải qua các thử nghiệm cần thiết và Bộ trưởng Y tế Mikhail Murashko nói lô vaccine Covid-19 đầu tiên sẽ sẵn sàng trong hai tuần nữa.
Trước đó, các nhà khoa học phương Tây bày tỏ lo ngại về tốc độ phát triển vaccine của Nga, nghi ngờ giới nghiên cứu nước này có thể đã “đốt cháy giai đoạn” dưới áp lực từ chính quyền. WHO cũng kêu gọi Nga tuân thủ hướng dẫn sản xuất vaccine an toàn và hiệu quả sau khi Moskva công bố kế hoạch khởi động sản xuất hàng loạt vaccine Covid-19, giúp cung cấp “vài triệu liều” mỗi tháng vào năm tới.
Tuy nhiên, thực tế Nga cũng sở hữu nhiều thành tựu về vaccine, như tạo ra vaccine phòng Ebola đã được chính phủ cấp phép dùng trong trường hợp khẩn cấp, đồng thời được kỳ vọng sớm triển khai ở Congo.
Covid-19 đã xuất hiện tại 213 quốc gia, vùng lãnh thổ, khiến hơn 21 triệu người nhiễm và hơn 757.000 người tử vong. Trung Quốc, nơi khởi phát đại dịch vào tháng 12/2019, ghi nhận gần 85.000 ca nhiễm và hơn 4.600 ca tử vong.
Đại dịch chứng kiến sự huy động kinh phí và nghiên cứu chưa từng có để gấp rút ra mắt loại vaccine có thể bảo vệ hàng tỷ người trên thế giới. Gần 30 quốc gia tham gia cuộc đua sản xuất vaccine, trong đó có Mỹ, Nga, Anh, Trung Quốc.
Vaccine Covid-19 của Trung Quốc được Brazil phê duyệt thử nghiệm
Cơ quan giám sát dịch tễ quốc gia Braxin hôm 3/7 phê duyệt thử nghiệm lâm sàng đối với vaccine Covid-19 do Trung Quốc sản xuất, mang tên Sinovac.
Kế hoạch thử nghiệm vaccine Sinovac dưới sự dẫn dắt của Viện Butantan - một trung tâm nghiên cứu của bang Sao Paulo đã được thông báo lần đầu tiên hôm 11/6 vừa qua. Ngoài thử nghiệm, trung tâm còn thỏa thuận về việc chuyển giao công nghệ để sản xuất loại vaccine này ở trong nước.
Vaccine Covid-19 Sinovac. Ảnh: ABC.
Thống đốc bang Joao Doria vừa thông báo có tổng cộng 9.000 tình nguyện viên đăng ký tham dự thử nghiệm vaccine phòng Covid-19.
Các thử nghiệm sẽ được thực hiện bởi 12 trung tâm nghiên cứu tại sáu bang của Braxin gồm Sao Paulo, Rio de Janeiro, Minas Gerais, Brasilia, Rio Grande do Sul và Parana. Sinovac đang được đánh giá là một trong những loại vaccine có tiềm năng cao trong phòng ngừa Covid-19.
Vaccine Trung Quốc sinh kháng thể mạnh trên 1.100 người Tập đoàn Biotec Quốc gia Trung Quốc (CNBG) ngày 28/6 cho biết một loại vaccine của hãng cho thấy an toàn và hiệu quả sau khi thử nghiệm trên người. Kết quả thử nghiệm giai đoạn hai cho thấy vaccine này sinh kháng thể mức độ cao chống lại nCoV trên 1.120 tình nguyện viên khỏe mạnh. Trước đó các nhóm nghiên cứu...