Trung Quốc cảnh báo chiến tranh thương mại khi ông Trump dọa áp thuế
Trung Quốc tuyên bố sẽ bảo vệ “lợi ích quốc gia” trước các mối đe dọa áp thuế từ Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Nền kinh tế Trung Quốc vẫn phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu để thúc đẩy tăng trưởng (Ảnh: AFP).
“Chúng tôi luôn tin rằng không có bên nào chiến thắng trong một cuộc chiến thương mại hay một cuộc chiến thuế quan”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh tuyên bố hôm 22/1.
Bà Mao cho biết Bắc Kinh “sẵn sàng duy trì liên lạc với Mỹ, xử lý thỏa đáng các khác biệt, mở rộng hợp tác cùng có lợi và thúc đẩy sự phát triển ổn định, lành mạnh và bền vững của quan hệ Trung – Mỹ”.
Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Bắc Kinh sẽ bảo vệ “lợi ích quốc gia” để đáp trả những lời đe dọa của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 21/1 đã cảnh báo sẽ áp thuế lên hàng hóa nhập từ Liên minh châu Âu (EU). Ông đồng thời cho biết chính quyền Mỹ đang thảo luận về mức thuế trừng phạt 10% đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc vì chất gây nghiện fentanyl đang được chuyển từ Trung Quốc đến Mỹ qua Mexico và Canada.
Khi được hỏi khi nào có thể áp thuế, ông Trump nói: “Có lẽ ngày 1/2 là ngày chúng tôi đang xem xét”.
Trong nhiệm kỳ đầu tiên, ông Trump đã áp thuế đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc với lý do Bắc Kinh có hành vi không công bằng.
Video đang HOT
Người kế nhiệm ông Trump, Tổng thống Joe Biden, tiếp tục gây sức ép bằng các quy định toàn diện nhằm hạn chế Trung Quốc tiếp cận chip công nghệ cao.
Trong chiến dịch tranh cử vào năm ngoái, ông Trump dọa sẽ tiến xa hơn nữa, tuyên bố sẽ áp mức thuế thậm chí còn cao hơn nếu ông giành chiến thắng trong nhiệm kỳ tiếp theo.
Nền kinh tế Trung Quốc vẫn phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu để thúc đẩy tăng trưởng, bất chấp những nỗ lực nhằm tăng tiêu dùng trong nước.
Mỹ, nơi vấn nạn lạm dụng fentanyl là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong, đã hối thúc Trung Quốc thực thi pháp luật chặt chẽ hơn, bao gồm giải quyết vấn đề tài chính bất hợp pháp và siết chặt hơn nữa các biện pháp kiểm soát đối với các hóa chất.
Ông Trump tuyên bố sẽ áp thuế cho đến khi Trung Quốc ngăn chặn dòng chảy chất gây nghiện bất hợp pháp, đặc biệt là fentanyl, vào Mỹ.
Vào tháng 6/2024, cơ quan công tố hàng đầu của Trung Quốc đã thúc giục các quan chức thực thi pháp luật của nước này tập trung vào việc chống buôn bán ma túy, khi Bắc Kinh và Washington công bố một cuộc điều tra chung về ma túy.
Vào tháng 8/2024, vài ngày sau cuộc họp của nhóm công tác chung chống ma túy, Trung Quốc cho biết nước này sẽ thắt chặt kiểm soát đối với ba loại hóa chất thiết yếu để sản xuất fentanyl.
Giới chức Trung Quốc cho biết Bắc Kinh đã thực hiện các bước để chống buôn bán ma túy sau khi đạt được thỏa thuận vào năm 2023 giữa cựu Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Tây Ban Nha bối rối khi ông Trump dọa áp thuế 100% vì là "thành viên BRICS"
Tây Ban Nha lên tiếng sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump gọi nước này là thành viên của nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS).
Hội nghị thượng đỉnh BRICS tại Nga hồi năm ngoái (Ảnh: AFP).
Tổng thống Mỹ Donald Trump dường như đã nhầm lẫn Tây Ban Nha là thành viên của nhóm BRICS dù nước này là một quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) và NATO.
Tây Ban Nha không phải là thành viên của BRICS, viết tắt của Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi. Tây Ban Nha là thành viên của NATO, cùng với Mỹ, và là thành viên của Liên minh Châu Âu.
Ông Trump đã nói nhầm rằng Tây Ban Nha là thành viên của BRICS khi một phóng viên hỏi ông về các quốc gia NATO như Tây Ban Nha không đáp ứng mức chi tiêu 2% GDP cho quốc phòng theo yêu cầu của khối.
Tây Ban Nha đứng cuối bảng trong số 32 quốc gia thành viên NATO, ước tính chi tiêu 1,28% cho quốc phòng trong năm ngoái.
Ông Trump bắt đầu câu trả lời khi nói "Tây Ban Nha chi rất ít", đề cập đến chi tiêu quốc phòng của nước này, nhưng sau đó nhanh chóng chuyển sang nói về BRICS.
"Họ là một quốc gia thành viên của BRICS, Tây Ban Nha. Bạn có biết quốc gia BRICS là gì không? Bạn sẽ tự hiểu thôi", ông Trump nói với phóng viên từ bàn làm việc tại Phòng Bầu Dục.
Ông Trump tiếp tục lặp lại mối đe dọa áp thuế đối với BRICS, nói rằng "chúng tôi sẽ áp ít nhất mức thuế 100% đối với các giao dịch mà họ thực hiện với Mỹ".
Sau đó, Bộ trưởng Giáo dục Tây Ban Nha Pilar Alegría, người phát ngôn của chính phủ, cho biết bà không hiểu lý do tại sao ông Trump lại có phát biểu như vậy.
"Tôi không biết liệu tuyên bố của Tổng thống Trump có phải là kết quả của một sự nhầm lẫn hay không, nhưng tôi có thể xác nhận rằng Tây Ban Nha không phải là thành viên của BRICS", bà Alegría nói với các phóng viên vào ngày 21/1.
Tây Ban Nha đã là một thành viên của NATO trong suốt 4 thập niên vừa qua và chính phủ Tây Ban Nha coi Mỹ là đồng minh, bà nhấn mạnh.
Tây Ban Nha là 1 trong 8 quốc gia không đạt được mục tiêu chi tiêu 2% của NATO trong năm ngoái. Đây là mức cũ mà NATO đã thống nhất trong nhiều năm qua nhưng nhiều nước chưa đạt được.
Trong khi đó, ông Trump gần đây đã nói rằng ông muốn các thành viên NATO đạt 5% chi tiêu cho quốc phòng trong thời gian tới, nhằm giảm bớt gánh nặng bảo vệ của Mỹ với các thành viên liên minh.
Nhóm BRICS ban đầu bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Nam Phi và Trung Quốc, nhưng sau đó đã kết nạp thêm các nước khác. Nhóm này không có đồng tiền chung, nhưng các cuộc thảo luận lâu dài về chủ đề này đã đạt được một số động lực sau khi phương Tây áp đặt lệnh trừng phạt đối với Nga vì cuộc chiến ở Ukraine.
Năm ngoái, ông Trump yêu cầu các nước thành viên BRICS cam kết không tạo ra một loại tiền tệ mới hoặc hỗ trợ một loại tiền tệ khác thay thế đồng USD. Ông nhấn mạnh rằng nếu BRICS không làm theo yêu cầu, họ sẽ phải đối mặt với mức thuế 100% "và nên nói lời tạm biệt với việc xuất khẩu vào nền kinh tế tuyệt vời của Mỹ".
Sau đó, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết đồng USD đang mất đi sức hấp dẫn như một loại tiền tệ dự trữ đối với nhiều quốc gia, một xu hướng mà ông cho biết đang diễn ra nhanh chóng.
"Ngày càng có nhiều quốc gia chuyển sang sử dụng nội tệ trong các hoạt động thương mại và kinh tế đối ngoại của họ", ông Peskov nói với các phóng viên.
Ông dự đoán rằng nếu Washington dùng đến "vũ lực kinh tế" để buộc các nước sử dụng đồng USD thì điều này sẽ phản tác dụng và khiến các nước tiếp tục chuyển sang dùng đồng nội tệ hoặc đồng tiền khác trong giao thương.
Tàu hộ vệ Tháp Hà lần đầu được Trung Quốc triển khai cho hải quân Chiếc đầu tiên thuộc lớp tàu hộ vệ Type 054B của Trung Quốc đã được đưa vào biên chế cho hải quân nước này trong sáng nay 22.1. Chiếc tàu chiến mới của hải quân Trung Quốc mang tên Tháp Hà, với số hiệu thân tàu là 545, theo Tân Hoa xã. Với lượng giãn nước khoảng 5.000 tấn, tàu Tháp Hà thuộc...