Trung Quốc ‘càn quét’ châu Phi
“Trong vòng 30, không có việc săn bắt voi trái phép ở Kenya cho đến khi có một công ty Trung Quốc nhận được hợp đồng xây dựng 120 km đường cao tốc. Gần 90% người bị bắt tại sân bay Mombassa do vận chuyển ngà voi là người Trung Quốc”, tờ Vanity Fair nêu rõ.
Hàng tháng, xác những chú voi roi rừng ngày càng nhiều, hoặc bị cắt đầu, cắt vòi được phát hiện ở ở công viên quốc gia ở Kenya, Cộng hòa Chad hoặc ở Cộng hòa dân chủ Congo.
Nếu như hạn hán hoành hành tại vùng sừng châu Phi là một phần gây nên thực trạng trên thì nguyên nhân chính là việc săn bắn trái phép voi để lấy ngà. Tình trạng này kéo dài tại các khu vực trên từ 5 năm nay.
Kết quả là số lượng voi giảm đáng kể. Tại Cộng hòa Chad, chúng giảm 40% từ 4.000 cá thể voi vào năm 2006 xuống còn 2.500 vào năm 2010. Tại Kenya, trong công viên quốc gia Tsavo, nơi trước đây có rất nhiều voi sinh sống, hiện chỉ còn 12.000 con so với 35.000 con cách đây 20 năm.
Theo thống kê của tổ chức phi chính phủ Quỹ bảo vệ động vật hoang dã, 37 nước châu Phi phải chứng kiến cái chết của khoảng 100 con voi mỗi ngày, trong số này nhiều con voi là miếng mồi cho dân săn bắn trái phép và buôn lậu ngà voi.
Video đang HOT
Việc buôn bán ngà voi bị cấm trên phạm vi quốc tế từ năm 1990 theo Công ước của Liên Hiệp Quốc về việc buôn bán các loài thực, động vật đang bị đe dọa (CITES). Tuy nhiên, những năm vừa qua, một số nước châu Phi cho phép bán đấu giá các kho ngà voi của những con voi bị chết tự nhiên (già, bệnh tật…). Chính việc này phần nào làm tăng nhu cầu về ngà voi và tạo điều kiện thuận lợi cho những ngà voi săn bắt lậu gia nhập thị trường.
Dù ngà voi có xuất sứ từ nước nào đi nữa ở châu Phi thì hướng đến của chúng là nhằm vào châu Á. Ảnh minh họa.
Sau đó, cho dù ngà voi có xuất sứ từ nước nào đi nữa ở châu Phi thì hướng đến của chúng là nhằm vào châu Á. Những ông chủ thu mua ngà voi nhiều nhất là ở Trung Quốc. Theo một nghiên cứu về việc buôn bán ngà voi, được báo Guardian trích lại, số lượng sản phẩm từ ngà voi bán ở phía Nam Trung Quốc, đặc biệt là các thành phố lớn như Quảng Châu, Phúc Châu tăng gấp đôi từ năm 2004. Phần lớn trong số này là mua bán trái phép.
Nguyên nhân chính là do sự bùng nổ kinh tế và việc cầu về ngà voi tăng lên. Tầng lớp trung lưu mới nổi ở Trung Quốc rất thích thú với các vật dụng được trang trí bằng ngà voi trong nhà của họ và hơn nữa về mặt y học thì ngà voi còn là một phương thuốc tốt và hiếm để chữa nhiều bệnh. Theo một cuộc thăm dò dư luận, 70% người dân Trung Quốc cho rằng ngà voi bị lấy sẽ mọc lại như răng sữa, sau đó người mua chỉ việc tiếp tục lấy chúng.
Thị trường châu Á cũng là thị trường tiêu thụ lớn lượng sừng tê giác – thường được sử dụng trong y học truyền thống để điều trị nhiều chứng bệnh từ ác mộng cho đến bệnh lỵ. Hệ quả là giá sừng tê giác tăng lên chóng mặt. Ở Nam Phi, một gram sừng tê giác còn có giá trị lớn hơn cả một gram cocaine.
Nhu cầu về sừng tê giác tăng nhanh chính là lý do khiến việc săn bắt trái phép tê giác tăng lên ở châu Phi. Theo báo Guardian, 333 con tê giác bị giết năm 2010, 193 con bị giết kể từ đầu năm 2011 so với 13 con vào năm 2007.
Đây chính là hồi chuông báo động đối với việc bảo vệ, duy trì nòi giống các nguồn động vật quý hiếm, có nhiều nguy cơ tuyệt chủng trong tương lai. Các tổ chức bảo vệ động vật hoang dã đang kêu gọi chính quyền Trung Quốc phải có những biện pháp thích đáng để hạn chế việc buôn bán trái phép ngà voi và sừng tê giác tại nước này.
Theo Báo Đất Việt
Nhiễm độc vì chữa bệnh bằng sừng tê giác
Nhiều người lùng mua sừng tê giác chữa bệnh vì tin đó là vị thuốc quý. Ảnh minh họa: Treehugger.com. Được mách sừng tê giác là vị thuốc quý, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chị Hằng mua về uống. Sau khi dùng, chưa đỡ đau miệng, chị đã thấy mặt mọc đầy mụn mủ, ngứa, rát.
Chị Hằng, 21 tuổi, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội kể, tuần trước, khó chịu vì bị nhiệt miệng lâu ngày, dùng nhiều thuốc không khỏi, chị đã bỏ khá nhiều tiền mua sừng tê giác về uống. Theo như tài liệu chị đọc được thì sừng tê giác rất tốt, giúp thanh nhiệt, giải độc nên rất hữu hiệu trong việc chữa nhiệt miệng.
Tuy nhiên, sau khi uống 2 ngày, chị bắt đầu thấy xuất hiện các nốt mụn mủ và ban đỏ ở mặt, ngứa và đau rát, sau đó lan ra hai cánh tay, sốt nhẹ. Chị đến khám tại Phòng khám tư vấn Hen phế quản và các Bệnh Dị ứng - Tự miễn tại Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch Lâm sàng Bệnh viện Bạch Mai thì được chẩn đoán là nhiễm độc da dị ứng do sừng tê giác.
Bác sĩ Nguyễn Hữu Trường, Trung tâm dị ứng miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, ngoài tác dụng hạ sốt tương đối tốt, các công dụng chữa bệnh khác của sừng tê giác hiện chưa được chứng minh. Thêm nữa, do có thành phần khá phức tạp với nhiều loại hoạt chất có nguồn gốc xa lạ với con người, nên sừng tê giác hoàn toàn có nguy cơ gây các phản ứng dị ứng và nhiễm độc. Vì vậy, bác sĩ khuyến cáo, người dân cần thận trọng, không nên tự ý sử dụng sừng tê giác khi không có hướng dẫn của thày thuốc.
Theo VNE
Thêm một boygroup Kpop mở cuộc "càn quét" đất Nhật Ngày 17/7 vừa qua, boygroup 7 thành viên U-Kiss đã có buổi biểu diễn đầu tiên ở Nhật mang tên 4th Seoul Train with U-KISS tại Nagano Sun Plaza (Tokyo). Trong chương trình, U-Kiss thể hiện 4 ca khúc: Binggeul Binggeul, Talk To Me, Mworago và Man Man Ha Ni. U-Kiss đã có buổi biểu diễn đầu tiên ở Nhật vào ngày 17/7...