Trung Quốc cấm quảng bá ăn trầu cau vì nguy cơ gây ung thư miệng
Nổi tiếng với thứ nước màu đỏ au cùng cảm giác kích thích đọng lại trong miệng người nhai, trầu cau được ví như “món ăn vặt” lâu năm phổ biến khắp châu Á.
Một người phụ nữ Thái Lan có hàm răng ngả màu vì nhai trầu cau. Ảnh: SCMP
Không may, trầu cau cũng chứa cả những chất hóa học gây ung thư miệng. Cuối tháng trước, Cục Phát thanh và Truyền hình Quốc gia Trung Quốc đã cấm quảng bá hình ảnh quả cau trên sóng chương trình.
“Chúng ta phải khẩn trương tổ chức kiểm tra, xử lý để đảm bảo các yêu cầu được thực hiện. Chúng ta nên bảo vệ lợi ích của người dân và tạo ra một môi trường giao tiếp tốt”, thông báo viết.
Ở châu Á, người dân thường cuộn lá trầu không bên ngoài miếng cau, có thể quết thêm chút vôi tôi tùy theo địa phương, để tăng hương vị khi nhai. Nhưng ở Trung Quốc, món này không cần cuộn lá trầu.
Quả cau thường được so sánh với chất caffeine, thuốc lá và rượu về khả năng gây kích thích cùng ảo giác nhẹ ngắn hạn khi sử dụng. Chúng hoàn toàn có tính chất gây nghiện. Chất arecoline trong quả cau sẽ kích thích các thụ thể trong não, gây ra chứng nghiện nicotine.
Quả cau khi được bổ miếng. Ảnh: AP
Năm 2004, Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế đưa hạt cau vào nhóm số một trong danh sách các chất gây ung thư, có nghĩa là đã có đầy đủ bằng chứng chứng minh nó là chất gây ung thư cho con người.
Video đang HOT
Hạt cau cũng là một loại thuốc trong y học cổ truyền Trung Quốc, được cho là có tác dụng cải thiện đường ruột hoặc trị cảm lạnh.
Tuy nhiên, bản chất gây ung thư của cau đã quá rõ ràng. Những con số thống kê về bệnh ung thư do nhai trầu cau là bằng chứng rõ nhất. Tạp chí Lancet cho biết khi kiểm tra 8.222 người bị ung thư khoang miệng tại tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc, các chuyên gia phát hiện 90% bệnh nhân có thói quen ăn trầu cau.
Một người bán trầu cau ở Myanmar. Ảnh: EPA
Một nghiên cứu khác của Viện nghiên cứu CNKI của Trung Quốc cho biết tỷ lệ ung thư miệng tải Hồ Nam – thủ phủ sản xuất trầu cau ở Trung Quốc – cao hơn 30% so với các khu vực còn lại.
Báo cáo của Lancet kêu gọi chính phủ Trung Quốc hạn chế quảng bá hình ảnh ăn trầu cau như một bước tiến tới lệnh cấm triệt để hơn đối với hạt này trong tương lai. Họ thừa nhận rằng các chính sách như vậy sẽ gây hại cho nông dân cùng các bên liên quan khác trong ngành sản xuất, nhưng việc hạn chế dùng hạt cau để bảo vệ sức khỏe là quan trọng hơn cả.
Xin làm trong nghĩa trang để hôn mộ con mỗi ngày
Một người bố ở tỉnh Hà Nam xin vào làm trong nghĩa trang, nơi chôn cất con gái qua đời vì ung thư.
Cố Kinh Dương hôn ảnh trên bia mộ con gái trong nghĩa trang ở thành phố Lạc Dương, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, một ngày tháng 8.
Con gái anh phát hiện mắc ung thư vào tháng 10/2017, lúc 5 tuổi. Cô bé qua đời tháng 7 năm ngoái sau nhiều năm chống chọi với bệnh tật.
Mộ của cô bé khắc ngày tháng năm sinh và ngày mất, kèm dòng chữ "Bé yêu, bố mẹ mãi mãi yêu con".
Anh Cố từng kinh doanh dịch vụ ăn uống. Gia đình ban đầu sung túc nhưng sau khi con gái mắc ung thư, vợ chồng anh đã tiêu hết toàn bộ tài sản tích lũy, bán nhà, vay mượn khắp nơi để tìm cách chạy chữa cho con.
Sau khi con gái qua đời, vợ chồng anh vẫn không chấp nhận được sự thật, mất ngủ vì nhớ con. Nợ nần chồng chất, họ cũng không đủ tiền mua đất chôn con ở nghĩa trang.
Một người quản lý ở nghĩa trang Lạc Dương biết chuyện, đồng cảm với vợ chồng anh Cố, đã cung cấp một phần mộ miễn phí tại núi Phượng Hoàng, thành phố Lạc Dương.
Để được bầu bạn với con, tháng 8 năm ngoái, anh bỏ kinh doanh ăn uống, xin vào làm trong khu nghĩa trang, phụ trách tổ chức tang lễ. Mỗi ngày, sau khi kết thúc công việc, anh lại mang hoa tới viếng mộ con.
Hơn một năm nay, ngày nào anh cũng tới lau sạch sẽ bia mộ, đặt lên đó đồ chơi ưa thích của con gái, kể chuyện cho con nghe và hôn lên ảnh con.
Thỉnh thoảng, anh còn bật cả phim hoạt hình cho con xem.
"Sợ con gái cô đơn nên mỗi ngày tôi đều đến đây bầu bạn với con", anh tâm sự với QQ trong bài viết đăng ngày 28/8.
Cố Kinh Dương đứng từ trên cao ngắm cảnh khu nghĩa trang.
Trung Quốc ghi nhận 86 ca mắc COVID-19 mới Ngày 28/7, Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) cho biết Trung Quốc ghi nhận 86 ca mắc mới COVID-19 trong ngày 27/7, trong đó có 55 ca lây nhiễm trong cộng đồng. Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Nam Kinh, Trung Quốc, ngày 24/7/2021. Ảnh: THX/TTXVN Theo số liệu của NHC, trong số...