Trung Quốc cấm nghệ sĩ từng dính bê bối bán hàng qua livestream
Phạm Băng Băng và Lý Tiểu Lộ là những ngôi sao lớn dính vào hàng loạt bê bối đời tư. Sau khi bị cấm sóng trên các phương tiện truyền thông, họ kinh doanh qua mạng xã hội.
Ngày 5/5, trang 163 của Trung Quốc đưa tin về việc Tổng cục phát thanh và truyền hình Trung Quốc đã ban hành lệnh cấm livestream bán hàng với những nghệ sĩ từng dính bê bối gây ảnh hưởng xấu đến đời sống xã hội. Trước đó, ngày 4/5, công văn cùng văn bản thực thi đã được gửi kèm tới các công ty quản lý.
Mặc dù chưa chỉ đích danh tên của các nghệ sĩ không được bán hàng qua livestream, khán giả bắt đầu tìm ra những cái tên dễ bị để ý nhất vì hoạt động kinh doanh trên mạng nổi trội. Đứng đầu bảng là Lý Tiểu Lộ và Phạm Băng Băng bởi hai nhân vật này có những ồn ào đời tư có mức độ phổ biến cao ở Trung Quốc. Sau khi bị cấm sóng trên các phương tiện truyền thông, cả 2 kinh doanh qua mạng xã hội.
Phạm Băng Băng (trái) và Lý Tiểu Lộ là nghệ sĩ bị khán giả để ý nhiều nhất khi có lệnh cấm vì có nhiều tai tiếng đời tư ở Trung Quốc.
Từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát ở Trung Quốc, nhu cầu mua sắm qua mạng của người dân tăng lên rất nhiều. Tận dụng cơ hội này, những trang thương mại điện tử đã mời những người nổi tiếng để quảng cáo cũng như trực tiếp phát sóng bán hàng. Lợi nhuận của người nổi tiếng nhận được sau mỗi lần phát sóng trực tiếp tỷ lệ thuận với doanh số bán hàng.
Theo Sina, mức thù lao mà Phạm Băng Băng và Lý Tiểu Lộ nhận được khoảng 700.000 USD (khoảng hơn 16 tỷ đồng) cho mỗi giờ livestream. Con số này gây xôn xao cộng đồng mạng.
Với Lý Tiểu Lộ, mặc dù bị tẩy chay mạnh mẽ trên các phương tiện truyền thông chính thống, nhưng khi cô phát sóng trực tiếp vẫn có rất nhiều người hâm mộ theo dõi và còn tặng quà cho cô. Người hâm mộ sẽ gửi “hồng bao” cho người mà họ thích – một hình thức chuyển khoản tiền trực tuyến.
Thậm chí, buổi livestream của nữ diễn viên còn lọt vào Top 10 chủ đề được người dùng tìm kiếm trên Weibo. Lý Tiểu Lộ đã bán được khoảng 314.000 đơn hàng với doanh thu khoảng 6,6 triệu USD – khoảng 155 tỷ đồng chỉ trong vòng 4h, chưa kể việc người hâm mộ tặng quà cho sao nữ tai tiếng này rơi vào khoảng 130.000 USD – hơn 3 tỷ đồng.
Video đang HOT
Lý Tiểu Lộ trong một buổi livestream bán hàng.
Lý Tiểu Lộ từng vướng vào ồn ào đời tư khi ngoại tình với đàn em PG One và ly dị chồng Giả Nãi Lượng. Từ một ảnh hậu với diễn xuất vạn người mê, tên tuổi của cô dần xuống dốc và mờ nhạt. Cô từng bị khán giả phát hiện ra dùng tài khoản ảo để đi bình luận tiêu cực về chồng cũ, đồng thời biện minh cho bản thân là người bị hại. Tuy nhiên, dù dùng đủ các “chiêu trò” cô cũng không thể đưa tên tuổi của mình trở về như trước.
Về phía Phạm Băng Băng – cái tên đã từng rất quyền lực của làng giải trí Hoa ngữ, nhưng sau ồn ào trốn thuế, vị thế của người đẹp trong làng giải trí đã không còn. Khoảng vài năm trở lại đây, nữ diễn viên không còn nhận được lời đóng phim hay quảng cáo dù đã bị điều tra và chịu phạt trước pháp luật. Cô lui về ở ấn, chuyến hướng sang kinh doanh, làm người mẫu ảnh cho một số tạp chí nước ngoài.
Phạm Băng Băng cũng nhận lời livestream bán hàng cho một số doanh nghiệp.
Đây không phải lần đầu tiên Phạm Băng Băng được nhắc tới vì thu nhập khủng dù không còn hoạt động giải trí. Tháng 10/2019, cô cũng từng bỏ túi gần 10 triệu nhân dân tệ tương đương 32 tỷ đồng nhờ việc livestream tư vấn bán mặt nạ cùng Tuyết Lê – bạn gái cũ của thiếu gia Vương Tư Thông. Theo Sina, chỉ trong vòng 20 phút ngắn ngủi, người đẹp đã bán được hơn 110.000 hộp mặt nạ trên các trang trực tuyến.
Thu nhập nhờ vào công việc bán hàng qua mạng của hai nữ diễn viên đầy thị phi Phạm Băng Băng và Lý Tiểu Lộ không hề nhỏ. Từ việc không được xuất hiện trên các phương tiện truyền thông chính thống, nếu chính thức bị cấm sóng livestream, nguồn thu nhập của hai người đẹp sẽ bị ảnh hưởng đáng kể.
CEO điện thoại kiếm hơn chục triệu USD nhờ lên livestream bán hàng
Luo Yonghao, CEO Smartisan - công ty smartphone phổ biến ở Trung Quốc - đã kiếm 15,5 triệu USD thông qua nền tảng bán hàng livestream.
Được biết đến nhiều hơn sau buổi livestream thu về hơn 10 triệu đô, Luo Yonghao trước đó đã là nhân vật quen mặt với các mạng xã hội Trung Quốc.
Khi còn là giáo viên tiếng Anh, Luo đã nổi tiếng trên mạng với cách dạy thú vị. Sau đó, vào năm 2011, đoạn video clip ghi lại cảnh ông đập nát tủ lạnh Siemens trước trụ sở công ty này được lan truyền trên mạng. Lý do cho việc này là vì Siemens đã từ chối bảo hành sản phẩm lỗi.
Câu chuyện này nổi tiếng đến mức cây búa trở thành biểu tượng của Smartisan - công ty smartphone Luo sáng lập vào 2012.
Tính cách của chủ nhân công ty này dường như in dấu trên từng cột mốc cho đến khi ông nhảy vào thị trường thương mại điện tử phát trực tiếp.
CEO nổi tiếng với phát ngôn táo bạo
Suốt thời gian điều hành Smartisan, Luo nổi tiếng với việc chỉ trích cả Xiaomi và Apple khi cho rằng các hãng này đã đánh mất linh hồn của hãng. Đồng thời, ông cũng tuyên bố sẽ đánh bại Apple.
Vào năm 2018, Luo đạt kỷ lục Guiness khi Smartisan có buổi ra mắt sản phẩm có nhiều người tham dự nhất. Đó có thể cũng là buổi ra mắt sản phẩm công nghệ duy nhất mà người tham dự phải mua vé. Smartisan khi đó thu về hơn 750.000 USD tiền vé.
Buổi ra mắt R1 giá vé được được bán từ 14-142 USD.
Tại buổi ra mắt điện thoại R1 với bộ nhớ trong 1TB, Luo tuyên bố Apple sẽ sao chép họ. Thời điểm đó, Táo khuyết vẫn chưa có điện thoại 1TB. Cùng lúc đó, Smartisan ra mắt màn hình TNT Station, được cho là tương tự Microsoft's Surface Studio.
Tuy nhiên, dự án này cuối cùng lại là đoạn kết của Smartisan. Dự định bán thêm 3,3 triệu sản phẩm đã không thể đạt được khi thị trường smartphone Trung Quốc dần chững lại. Smartisan đã phải bán các sáng chế của mình cho ByteDance, công ty mẹ của TikTok và Douyin.
Từ một CEO nổi tiếng trong ngành, Luo cuối cùng nằm trong danh sách đen của Chính phủ Trung Quốc khi không thể chi trả các khoản nợ.
Live streamer kiếm hơn 10 triệu USD
Luo khi đó thừa nhận công ty có vấn đề về tài chính, và ông sẽ làm việc để trả nợ. Tuy gặp nhiều khó khăn, đến đầu tháng 4 năm nay, nền tảng bán hàng livestream dường như đã mở ra một cánh cửa mới.
Trước đó, trong một bài đăng trên Weibo cá nhân, ông cho biết sẽ tham gia bán hàng trên nền tảng livestream để kiếm tiền. "Mặc dù không thích hợp bán son, nhưng tôi nghĩ tôi có thể bán được các sản phẩm khác", Luo cho biết.
Vào buổi ra mắt đầu tiên, Luo đã thu về 15,5 triệu USD với 48 triệu người xem. Trong khoảng 3 tiếng đồng hồ, ông đã bán từ điện thoại Xiaomi đến dao cạo Gillette và các vật dụng khác.
Khi đó, các đối thủ trong ngành công nghệ gồm Lu Weibing, Chủ tịch Xiaomi tại Trung Quốc và Tổng Giám đốc thương hiệu Redmi, và Wang Xiaochuan, người sáng lập và CEO của Sogou, cũng đã tham gia. Họ đã trao bao lì xì ảo trị giá hơn 700.000 tệ cho những người xem ngày hôm đó.
Luo thử vừa đi bộ trên máy vừa dùng máy tính ở lần livestream thứ 2.
Tuy nhiên, sự thành công này có vẻ sẽ không kéo dài lâu. Vào lần thứ 2 livestream, Luo chỉ thu được 35 triệu tệ (gần 5 triệu USD) từ hơn 11 triệu người xem.
Luo dường như chỉ nổi tiếng vì là một CEO kiếm chục triệu USD vì bán hàng livestream. Tuy ấn tượng ở lần ra mắt đầu, thực tế con số Luo kiếm được vẫn thua xa 145 triệu USD mà live streamer Li Jiaqi kiếm được vào ngày Lễ độc thân (11/11) năm ngoái.
Thị trường livestream cần nhiều sự chuyên nghiệp hơn để thành công. Luo cũng thừa nhận, hiện tại ông kiếm tiền qua việc bán hàng livestream là để trả nợ, chứ đó không phải là mục tiêu của ông.
Showroom đóng cửa, nhân viên kinh doanh xe hơi ồ ạt lên mạng livestream Số lượng các phiên livestream liên quan đến ngành xe hơi đã tăng 15 lần trong tháng 3/2020 so với tháng 1/2020 và lượng người xem cũng tăng gấp 6 lần. Ảnh minh họa: Reuters Do showroom xe hơi phải đóng cửa vì dịch bệnh, nhân viên kinh doanh xe Trung Quốc xem livestream là một cách để giữ kết nối với khách...