Trung Quốc cam kết không xây thêm nhà máy nhiệt điện ở nước ngoài
Ông Tập tuyên bố Trung Quốc sẽ không xây dựng các dự án nhiệt điện mới ở nước ngoài, nhằm góp phần chống biến đổi khí hậu.
“Trung Quốc sẽ đẩy mạnh hỗ trợ những nước phát triển khác trong phát triển năng lượng xanh và phát thải carbon thấp, đồng thời không xây dựng các dự án nhiệt điện mới ở nước ngoài”, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết trong bài phát biểu được phát qua video tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ở New York ngày 21/9.
Ông cũng tuyên bố sẽ đẩy nhanh các nỗ lực để Trung Quốc, đất nước phát thải lớn nhất thế giới, trở thành nước phát thải trung bình vào năm 2060. “Điều này đòi hỏi nỗ lực làm việc và chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để đạt được những mục tiêu này”, lãnh đạo Trung Quốc cho hay.
Video đang HOT
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại Bắc Kinh qua video trong cuộc họp thứ 76 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc hôm 21/9. Ảnh: Xinhua .
Trung Quốc vẫn đầu tư vào than đá, khi là nhà tài trợ lớn nhất cho các dự án than ở những nước đang phát triển như Indonesia, Bangladesh, cùng với các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng trong Sáng kiến Vành đai – Con đường.
Phong trào chống biến đổi khí hậu 350.org đánh giá cao tuyên bố của ông Tập, cho rằng nó sẽ “thay đổi cuộc chơi thực sự” tùy vào thời điểm có hiệu lực. Helen Mountford, phó chủ tịch các vấn đề khí hậu và kinh tế tại Viện Tài nguyên Thế giới, gọi đây là “bước ngoặt lịch sử với nhiên liệu hóa thạch bẩn nhất thế giới”.
“Cam kết của Trung Quốc cho thấy nguồn tài chính công quốc tế dành cho than đá đang bị cắt dần”, bà nói, nhưng lưu ý các nhà đầu tư tư nhân cần đưa ra cam kết tương tự.
Trong chuyến thăm Trung Quốc hồi đầu tháng, đặc phái viên khí hậu Mỹ John Kerry cho hay việc xây dựng thêm nhiều nhà máy than “thể hiện thách thức đáng kể với nỗ lực đối phó khủng hoảng khí hậu của thế giới”. Trung Quốc đã đưa nhà máy nhiệt điện mới công suất 38,4 gigawatt vào hoạt động năm ngoái.
Singapore đưa ra tiêu chuẩn mới về nơi cư trú của lao động nước ngoài
Singapore ngày 17/9 thông báo tiêu chuẩn mới cho khu nhà ở của lao động nhập cư, với mục tiêu giảm nguy cơ lây lan các căn bệnh truyền nhiễm và cải thiện điều kiện sinh hoạt sau khi các cơ sở cư trú này hứng chịu một đợt dịch COVID-19 lớn trong năm 2020.
Người lao động nhập cư tại một khu ký túc xá ở Singapore. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Bộ Nhân lực Singapore công bố các tiêu chuẩn mới gồm mật độ có giới hạn, có nhà vệ sinh riêng, thông gió tốt hơn và phân chia các khu vực chung. Người cư trú cũng sẽ có phòng ở rộng hơn và có wifi. Trong khi các yêu cầu này áp dụng cho các cơ sở mới, chính quyền cũng đang xem xét lại cách thức cải thiện các khu nhà ở hiện có.
Chính phủ Singapore cũng có kế hoạch xây dựng 2 khu nhà mới cho lao động nước ngoài với ít nhất 12.500 giường sẽ sẵn sàng đưa vào sử dụng sau khoảng 3 năm.
Năm ngoái, Singapore đã phải phong tỏa các ký túc xá của người lao động nước ngoài trong vài tháng để ngăn chặn sự gia tăng các ca mắc COVID-19. Đợt bùng phát dịch này cũng bộc lộ tình trạng chen chúc, mất vệ sinh tại những nơi cư trú đó, với hàng chục nghìn người lao động lương thấp từ các nước như Bangladesh, Ấn Độ và Trung Quốc.
Năm nay, ngay cả khi phần còn lại của Singapore quay trở lại cuộc sống gần như bình thường, các lao động nước ngoài chủ yếu bị hạn chế ở nơi làm việc và khu nhà ở. Tuần này, Singapore bắt đầu chương trình thí điểm nới lỏng một số biện pháp di chuyển.
Giới trẻ Trung Quốc đua nhau 'lên bờ' để vào nhà nước Adam Xu, 25 tuổi, dành ít nhất 12 giờ mỗi ngày để ôn tập cho kỳ thi tuyển công chức quốc gia sẽ diễn ra vào tháng 11. Xu đang học thạc sĩ quản lý công và anh mong có một công việc nhà nước ổn định. Hy vọng của anh là làm công chức ở quê hương, một thành phố hạng hai...