Trung Quốc cải tiến chiến đấu cơ ném bom để chuẩn bị cho xung đột Biển Đông
Do không gắn được tên lửa made in China vào chiến đấu cơ ném bom Su-30MK2, Trung Quốc đang ráo riết cải tiến chiến đấu cơ JH-7 – được coi là thế hệ chiến đấu cơ ném bom thứ tư kể từ cuộc hải chiến Hoàng Sa năm 1974.
Có thể bạn quan tâm
Chiến đấu cơ ném bom JH-7 đang được cải tiến hệ thống điện, động cơ và thân làm bằng composite
Tờ Want China Times của Đài Loan cho biết Quân đội Trung Quốc (PLA) đang ráo riết cải tiến loại chiến đấu cơ ném bom 2 chỗ ngồi JH-7, theo tờ báo nhận định, là “để chuẩn bị cho cuộc xung đột tiềm tàng với Việt Nam tại Biển Đông”
Trong tựa đề “Chiến đấu cơ ném bom JH-7 của PLA được cải tiến cho cuộc xung đột Biển Đông”, tờ báo Đài Loan dẫn nguồn từ mạng Sina Military từ Bắc Kinh loan tải những tấm ảnh được đăng công khai cho thấy một phiên bản mới của chiến đấu cơ JH-7 đang được phát triển tại Nhà máy Công nghiệp Hàng không Xian với chất liệu vỏ được làm từ vật liệu composite.
Video đang HOT
Tờ báo nhận định không chỉ có vật liệu vỏ, hệ thống điện và động cơ của chiếc JH-7 này cũng đã được nâng cấp từ phiên bản JH-7B với động cơ phản lực LM6.
Want China Times nhận định ý tưởng phát triển một chiến đấu cơ ném bom hiện đại của Trung Quốc xuất phát từ cuộc chiến Hoàng Sa bất chính do Bắc Kinh phát động với Việt Nam vào năm 1974. Trong cuộc chiến này, các máy bay tấn công Q-5 và các chiến đấu cơ J-6 của hải quân PLA bị hạn chế tầm bay đã không thể hỗ trợ các chiến hạm tham chiến trong khu vực.
Chính vì thế, Trung Quốc đã không dám điều máy bay ném bom H-5 tấn công các chiến hạm của quân đội miền nam VN vì sợ bị các chiến đấu cơ F-5E của không quân Nam VN bắn hạ. Tuy vậy, Trung Quốc cũng đã cưỡng chiếm được quần đảo Hoàng Sa mà không có không quân yểm trợ.
Với radar và động cơ nhập khẩu từ Mỹ, JH-7A đã đi vào hoạt động từ năm 1988, đóng vai tân chiến đấu cơ ném bom thay thế chiếc Q-5 lỗi thời. Chiếc này được triển khai tại 3 trung đoàn không quân và 3 trung đoàn hải quân. Mỗi trung đoàn này, theo tờ báo Đài Loan, ước tính có từ 18-20 chiếc JH-7A. Đây cũng là loại máy bay đầu tiên của Trung Quốc có thể tiếp liệu trên không.
Tờ Want China Times nhận định sở dĩ TQ nâng cấp JH-7A vì thế hệ chiến đấu cơ ném bom Su-30MMK2 TQ đặt mua của Nga không thể phóng được tên lửa “made in China”. Loại Su này không chỉ có khoang không đủ lớn để nạp tên lửa mà còn quá đắt so với chiếc JH-7 được cải tiến này.
Theo Một Thế Giới
IS dùng vũ khí "made in China" đấu với Mỹ
Theo CAR, các vũ khí do Trung Quốc sản xuất chiếm số lượng lớn thứ 2 trong số những vũ khí của phiến quân Hồi giáo IS. Lực lượng này hiện có nhiều nhất là vũ khí Nga.
Đó là thông tin được đưa ra trong bản báo cáo của Tổ chức giám sát vũ khí độc lập Conflict Armament Research (CAR - trụ sở tại London), được tờ Seattle Times (Mỹ) đăng tải.
Theo bản báo cáo, IS đang sử dụng vũ khí và đạn dược có nguồn gốc từ ít nhất 21 quốc gia khác nhau, bao gồm Trung Quốc, Nga và Mỹ. Phần lớn các loại vũ khí IS có được là do chiếm giữ từ quân chính phủ Iraq và các nhóm nổi dậy tại Syria khi giao tranh. Ngoài ra, IS cũng dùng những khoản lợi nhuận có được từ việc bán dầu để mua các loại vũ khí nước ngoài.
Bản báo cáo cho hay, phần lớn vũ khí của IS có nguồn gốc từ Nga - nhà cung cấp vũ khí chủ lực cho quân đội Tổng thống Syria Bashar Al-Assad.
Bằng cách tấn công quân chính phủ Syria, IS đã chiếm được nhiều hệ thống vũ khí Nga. Khoảng 1.700 vỏ đạn đã được các điều tra viên thu thập vào tháng 7 và 8 vừa qua tại miền bắc Iraq và bắc Syria khi làm việc với người Kurd. Những loại đạn mà họ tìm thấy sau 4 cuộc giao tranh là đạn từ súng máy, tiểu liên, súng trường và súng lục. Có một loại đạn được Liên Xô sản xuất từ năm 1945. Có khá nhiều lời đồn đoán và hiểu nhầm xung quanh dòng đạn 5,56x45mm NATO được sử dụng bởi các loại súng trường tiến công trong khối NATO như M16, L85, FAMAS, G36...
Các loại vũ khí do Trung Quốc sản xuất chiếm số lượng lớn thứ 2 trong những vũ khí của IS. Khoảng 445 vỏ đạn được tìm thấy có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Ngoài ra, vũ khí của IS còn đến từ Mỹ, với 323 vỏ đạn được tìm thấy trên chiến trường. Một số loại đạn là của súng trường tấn công M16A4 do nhà máy tại Independence (Missouri) chế tạo.
Các điều tra viên nhận định, 10% đạn của IS được sản xuất giữa năm 2010 và 2014, trong đó những loại đạn do Bulgaria và Trung Quốc sản xuất chiếm hơn một nửa số này.
Trước những nhận định mà CAR đưa ra, thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc ngay lập tức lên tiếng chỉ trích gay gắt. Hoàn Cầu cho rằng CAR đang đổ vấy cho Trung Quốc để giúp Mỹ trốn tránh trách nhiệm. Theo Hoàn Cầu, Washington vẫn không đủ khả năng để giám sát tất cả các hệ thống vũ khí mà nước này đã cung cấp cho chính phủ Iraq.
Theo Tri Thức
Mỹ chấm dứt sứ mệnh chống khủng bố tại Philippines Động thái này đánh dấu bước ngoặt mới trong cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu của Mỹ tại Philippines, vốn được xem là một mặt trận then chốt nhằm ngăn chặn khủng bố từ xa Theo hãng tin AP, Mỹ đã quyết định giải thể sứ mệnh chống khủng bố tại Philippines sau hơn một thập kỷ hỗ trợ nước này trong...