Trung Quốc bực tức trước lời kêu gọi đưa hải quân Mỹ đến gần đảo nhân tạo
Trung Quốc hôm nay tuyên bố “hết sức quan ngại” sau khi một tư lệnh hàng đầu của Mỹ cho rằng tàu và máy bay nước này cần tuần tra gần các đảo nhân tạo Bắc Kinh xây dựng ở Biển Đông.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi. Ảnh: PressTV
Theo Reuters, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi hôm nay bày tỏ quan ngại và phản đối bất cứ nước nào thách thức cái Bắc Kinh gọi là “chủ quyền và an ninh của Trung Quốc”. Ông Hồng cũng ngang nhiên yêu cầu các nước liên quan “không có hành động gây rủi ro hoặc khiêu khích”.
Trong phiên điều trần thượng viện hôm qua, Đô đốc Harry Harris, Chỉ huy lực lượng Mỹ ở Thái Bình Dương, phát biểu rằng việc Trung Quốc xây dựng các đường băng trên những đảo nhân tạo và hoạt động quân sự hoá gây ra “mối quan ngại lớn về quân sự” và đe doạ tất cả các nước trong khu vực.
“Tôi tin rằng chúng ta nên thực hiện, được phép thực hiện, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông trước những hòn đảo không phải là đảo đó”, chỉ huy lực lượng Mỹ ở Thái Bình Dương nói. Ông thêm rằng việc tuần tra trong phạm vi 12 hải lý quanh các đảo là một trong những hoạt động Mỹ đang cân nhắc.
Video đang HOT
Một chuyên gia Mỹ đầu tuần này dựa trên những hình ảnh vệ tinh cho biết Trung Quốc đang tiến hành bồi đắp đất ở Biển Đông trong tháng này, hơn 4 tuần sau khi Bắc Kinh nói đã dừng hoạt động trái phép này.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ bắt đầu chuyến thăm dài một tuần tới Mỹ vào ngày 21/9. Sự quan ngại của Mỹ về những hành động nhằm áp đặt chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông sẽ là một trong những tâm điểm cuộc hội đàm của ông Obama và ông Tập.
Trọng Giáp
Theo VNE
TNS McCain yêu cầu tàu Mỹ áp sát đảo nhân tạo Trung Quốc ở Trường Sa
Tàu Mỹ phải đi xuyên qua giới hạn 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp phi pháp ở Trường Sa - đó là tuyên bố của ông John McCain, Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ.
Thượng nghị sĩ Mỹ JohnMcCain muốn tàu chiến Mỹ áp sát đảo nhân tạo ở Biển Đông - Ảnh: Hải quân Mỹ
"Dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy việc tôn trọng tự do hàng hải là không công nhận giới hạn 12 hải lý đặt ra một cách phi pháp; cách rõ ràng nhất để thể hiện nó không được công nhận là cho tàu đi vào vùng biển quốc tế này...", thượng nghị sĩ McCain phát biểu hôm 17.9, ngay trước thềm chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Cho tới nay, Mỹ luôn mạnh mẽ chỉ trích các hoạt động bồi đắp, xây dựng, quân sự hóa phi pháp màTrung Quốc tiến hành ở Biển Đông, gần đây là vụ xây dựng đường băng thứ ba trên Đá Vành Khăn. Tuy nhiên theo AP, kể từ năm 2012 tới nay, Hải quân Mỹ đã tránh không đi vào khu vực 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo được xây phi pháp ở Trường Sa để tránh đối đầu trực tiếp với Trung Quốc.
Việc Trung Quốc xây dựng đường băng phi pháp trên Đá Vành Khăn - đường băng thứ ba ở Trường Sa - càng thúc ép cộng đồng quốc tế phải mạnh tay với Trung Quốc - Ảnh vệ tinh DigitalGlobe ngày 8.9.2015
"Đây là một sai lầm nguy hiểm vì nó công nhận tuyên bố chủ quyền phi pháp của Trung Quốc trên các đảo nhân tạo", ông McCain nói trong một cuộc điều trần của Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ David Shear, rồi ông mạnh mẽ: "Chúng ta phải đi vào đó".
Việc đi xuyên qua khu vực 12 hải lý để áp sát đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng phi pháp là đề tài nóng giữa giới chức quốc phòng Mỹ bấy lâu nay. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã "nhích tới gần hơn các đảo này" với tuyên bố Mỹ sẽ "bay, đi tàu và hoạt động ở bất kỳ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép". Ông McCain đã trích dẫn lại tuyên bố đó trong cuộc điều trần ngày 17.9.
Đề tài 12 hải lý càng trở nên nóng bỏng hơn với diễn biến Trung Quốc xây đường băng thứ hai và thứ ba ở Trường Sa, dẫu trước đó đã cam kết ngưng xây dựng, bồi đắp trong khu vực.
Mỹ từng tuần tra Biển Đông trên máy bay do thám P-8A Poseidon. Trong ảnh là màn hình máy tính trên máy bay P-8A Poisedon cho thấy Trung Quốc xây dựng phi pháp trên Đá Chữ Thập - Ảnh: Reuters
Báo Washington Post phân tích Mỹ sẽ phải cân nhắc giữa nhiều lợi ích khác nhau khi quyết định có đối đầu trực tiếp với Trung Quốc hay không, bởi các mối quan hệ hợp tác kinh tế sâu rộng giữa 2 bên. Ngoài ra, Mỹ cũng vẫn cần Trung Quốc trong nhiều vấn đề chính trị, an ninh, chẳng hạn giải giáp vũ khí hóa học ở Syria, chống cướp biển ở khu vực Sừng châu Phi, kiểm soát chương trình hạt nhân ở Triều Tiên...
Kiều Oanh
Theo Thanhnien
Đô đốc Mỹ đề xuất tuần tra gần đảo nhân tạo Trung Quốc trên Biển Đông Một chỉ huy quân đội Mỹ hôm qua cho rằng Washington cần chống lại tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh trên Biển Đông bằng cách tuần tra gần các đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp. Hoạt động nạo vét, bồi đắp các đá thành đảo nhân tạo của Trung Quốc diễn ra tấp nập ở Biển Đông. Ảnh: Reuters Phát...