Trung Quốc bơm tiền giúp doanh nghiệp sống sót qua dịch
Trung Quốc sẽ đẩy mạnh hỗ trợ vay vốn và lãi suất cho các dự án đầu tư chủ chốt, đồng thời giúp đỡ các doanh nghiệp vừa và nhỏ bị tác động từ dịch Covid-19.
Bên trong xí nghiệp sản xuất đồ bảo hộ tại thành phố Vũ Hán – Reuters
Đó là thông báo được ông Lương Đào, Phó chủ tịch Ủy ban Quản lý ngân hàng và bảo hiểm Trung Quốc (CBIRC) đưa ra ngày 15.2.
Theo khảo sát của ĐH Bắc Kinh và ĐH Thanh Hoa đối với 995 doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Trung Quốc, ước tính 85% số này sẽ phá sản trong vòng 3 tháng nếu không nhận được hỗ trợ tài chính. Ông Lương cho biết tính đến ngày 14.2, các ngân hàng đã hỗ trợ tín dụng hơn 537 tỉ nhân dân tệ (1,78 triệu tỉ đồng) để giúp các công ty khôi phục sản xuất, theo Tân Hoa xã.
[ VIDEO] Dụng cụ làm tóc, ghế massage bán chạy online nhờ dịch Covid-19
Mặt khác, khi được hỏi liệu Trung Quốc có thực hiện đúng cam kết về việc mua sản phẩm Mỹ theo thỏa thuận thương mại song phương giai đoạn 1, Ủy viên quốc vụ, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tuyên bố không cần thiết phải xem xét lại những điều đã được nhất trí. Tuy nhiên, ông Vương chỉ trích việc Mỹ cấm nhập cảnh người từ Trung Quốc sang và thừa nhận điều này có thể ảnh hưởng đến việc thi hành thỏa thuận, theo Reuters.
Trong khi đó, Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva cho rằng việc dự báo tác động kinh tế của Covid-19 vào thời điểm này là còn quá sớm vì chưa có đủ thông tin.
[VIDEO] Shop hoa tươi lỗ nặng vì virus corona
Trả lời họp báo tại sự kiện ở Munich (Đức), bà Georgieva nhận định 2 tuần sắp tới sẽ là thời gian cực kỳ quan trọng để xây dựng bức tranh toàn cảnh về tác động của dịch bệnh đối với Trung Quốc và toàn cầu. Trong thời gian này, các xí nghiệp tại Trung Quốc dự kiến sẽ mở cửa trở lại, giúp đánh giá tốt hơn khả năng hồi phục của nước này và đó sẽ là cơ sở để đưa ra nhận xét về mức độ tác động đối với phần còn lại của thế giới, theo Tổng giám đốc IMF.
Theo Thanh niên
Xu thế lên ngôi của kim cương nhân tạo
Những người trẻ ngày nay đang mạnh dạn chia tay với kim cương tự nhiên bởi cái giá quá đắt về con người và môi trường.
Vì thế kim cương điều chế từ phòng thí nghiệm đang trở thành một xu thế "lấp lánh" của xã hội văn minh.
Công nương Anh Meghan Markle đeo đôi khuyên gắn kim cương nhân tạo của thương hiệu Kimai. Ảnh: Vogue
Vào một buổi sáng âm u đầu năm 2019, Công nương Meghan Markle xuất hiện trên đường phố London khi đến dự một cuộc họp. Cô mặc áo choàng, đi giày cao gót, nhưng thứ gây ấn tượng nhất là cặp khuyên tai nạm những viên kim cương được chế tạo từ một phòng thí nghiệm.
Chỉ mất 5 ngày để người ta chế tạo được những viên kim cương lấp lánh trên tai Meghan - theo Sidney Neuhaus, nhà đồng sáng lập công ty sản xuất kim cương nhân tạo Kimai.
Đặt trụ sở công ty tại Antwerp, thủ phủ ngành công nghiệp kim cương thế giới, cả Neuhaus và người đồng sáng lập Jesssica Warch đang nỗ lực phát triển các cơ sở kim cương nhân tạo. Cha của Nauhaus sở hữu một cửa hàng trang sức kim cương và ông nội của cô từng làm cho tập đoàn khai thác kim cương danh tiếng De Beers, khởi nghiệp trong ngành kim cương ngay sau Thế chiến thứ hai.
Bất chấp truyền thống gia đình, Neuhaus và Warch đã lựa chọn tránh xa con đường kinh doanh kim cương truyền thống, bởi các lý do nhân đạo và môi trường.
Khai thác kim cương tự nhiên liên quan đến việc di dời một lượng khổng lồ đất đá, tạo ra những hố lớn có thể quan sát từ trên vũ trụ. Ảnh: BBC
Vậy kim cương chế tạo ở phòng thí nghiệm (lab) là gì và chúng có thực sự là nguồn thay thế bền vững cho kim cương khai thác mỏ truyền thống hay không?
Trước tiên phải khẳng định, kim cương phòng lab chính là kim cương, về mặt hóa học, vật lý và cả nhận diện quang học so với kim cương mỏ. Kim cương tự nhiên được hình thành trong môi trường áp suất và nhiệt độ rất lớn ở lớp phủ của Trái đất (Mantle), nằm cách mặt đất khoảng 160km. Hầu hết chúng đã được hình thành từ 1-3 tỉ năm trước, khi Trái đất nóng hơn ngày nay rất nhiều.
Không có mấy sự khác biệt giữa kim cương phòng lab và kim cương tự nhiên. Ảnh: Getty Images
Kim cương phòng lab cũng được tạo ra bằng cách sử dụng áp suất và nhiệt cực lớn, nhưng chỉ xảy ra bên trong một chiếc máy thay vì trong lòng Trái đất.
Có hai cách để chế kim cương, và cả hai đều liên quan đến việc bắt đầu với một "hạt giống" (một mẩu dẹt) từ một viên kim cương khác. Viên kim cương phòng lab đầu tiên được tạo ra sử dụng hệ thống Nhiệt độ cao Áp suất cao (HPHT), nơi "hạt giống" được đặt vào giữa những phân tử than chì tinh khiết và tiếp xúc với nhiệt độ khoảng 1.500 độ C, áp suất lên tới 1,5 triệu pound/inch vuông trong một khoang.
Nhiệt độ cực cao cần thiết để điều chế kim cương trong phòng thí nghiệm. Ảnh: Getty Images
Kim cương là một trong những vật liệu cứng nhất trên hành tinh. Ảnh: Getty Images
Gần đây hơn, có một cách khác để "trồng" kim cương, được gọi là Lắng đọng hơi hóa học (CVD). Quá trình này liên quan đến việc đưa "hạt giống" vào một buồng kín chứa đầy khí giàu carbon và làm nóng đến khoảng 800 độ C. Trong những điều kiện này, các khí bắt đầu "dính" lại với "hạt giống", phát triển dần thành từng nguyên tử carbon kim cương.
Công nghệ "trồng" kim cương nhân tạo ngày càng có nhiều tiến bộ trong những năm gần đây, cho phép các công ty chế tạo được nhiều kim cương chất lượng cao hơn, nhanh hơn và rẻ hơn. Nó cũng mở ra cuộc canh tranh ngày càng mạnh mẽ giữa kim cương phòng lab và kim cương tự nhiên.
Ngày nay, chi phí để chế tạo một viên kim cương phòng lab là 300-500 USD/carat, so với 4.000 USD/carat kim cương tự nhiên vào năm 2008.
Khai thác kim cương tự nhiên ở các nước đang phát triển đang bị phủ bóng đen bởi những lo ngại về vấn đề quyền của người lao động. Ảnh: Getty Images
Kim cương phòng lab đang là xu hướng mạnh mẽ trong ngành công nghiệp. Các khách mua kim cương trẻ tuổi bị thu hút bởi mức giá hấp dẫn, xuất xứ minh bạch và các lý do thân thiện với môi trường. Theo báo cáo của Trung tâm Kim cương Thế giới Antwerp (AWDC), thị trường kim cương nhân tạo tăng trưởng 15-20% mỗi năm.
Nhưng kim cương nhân tạo không phải không có mặt trái. Để chế tạo kim cương, người ta cần đến nguồn năng lượng khổng lồ cho phòng thí nghiệm. Và lượng khí thải nhà kính từ sản xuất kim cương nhân tạo được cho là lớn gấp ba lần kim cương tự nhiên.
Tuy vậy các công ty sở hữu phòng lab chế kim cương, bao gồm Diamond Foundry (Mỹ), công ty được tài tử Leonardo DiCaprio bảo trợ, đã được chứng nhận chỉ sử dụng năng lượng tái tạo.
Nhu cầu kim cương đang giảm ở nhiều nơi trên thế giới khi ngành công nghiệp trang sức đang dồi dào nguồn cung cấp các loại đá quý. Ảnh: Getty Images
Kim cương dành cho trang sức chỉ chiếm 30% thị trường, số còn lại phục vụ các mục đích công nghiệp, như chế tạo mũi khoan, máy cắt, nghiền... Trong lĩnh vực này thì kim cương nhân tạo hoàn toàn có thể thay thế.
Với trang sức, cô Neuhaus cho rằng, giá trị thực sự của kim cương, dù là tự nhiên hay nhân tạo, không nằm ở mức giá hay độ hiếm. "Nó nằm ở giá trị cảm xúc nhiều hơn", Neuhaus nói và chỉ vào chuỗi vòng có gắn viên kim cương màu xanh trên cổ mình. "Đây là món trang sức đầu tiên tôi sắm cho mình". Với những khách hàng như Công nương Meghan Markle, Neuhaus tin tưởng rằng doanh nghiệp kim cương nhân tạo của cô chắc chắn có nhiều dư địa để phát triển.
Thu Hằng
Theo Báo Tin tức
Quan hệ bất chính với nhiều sinh viên, giảng viên bị đuổi việc ĐH Bắc Kinh - ngôi trường hàng đầu châu Á - vừa sa thải giảng viên vì quan hệ tình cảm cùng lúc với nhiều người, trong đó có cả sinh viên. Ngày 11/12, ĐH Bắc Kinh (Trung Quốc) đăng thông tin sa thải Feng Renjie, 36 tuổi, giảng viên thuộc Trung tâm Nghiên cứu Toán Quốc tế Bắc Kinh, trên Weibo. Ngoài...