Trung Quốc biến thành đại công xưởng khẩu trang giữa dịch Covid-19
Từng thiếu hụt khẩu trang và các thiết bị y tế khi gồng mình chống chọi dịch virus corona, Trung Quốc đã huy động mọi nguồn lực để bù đắp nhanh chóng và có thể hỗ trợ nước ngoài.
Nhà máy của gia đình Liu đã sản xuất tã lót và các sản phẩm trẻ em tại thành phố Tuyền Châu của Trung Quốc trong hơn 10 năm, nhưng vào tháng hai, lần đầu tiên, họ bắt đầu sản xuất khẩu trang vì nhu cầu tăng vọt do sự bùng phát của virus corona.
Doanh nghiệp – sử dụng 100 người ở tỉnh Phúc Kiến – đã bổ sung hai dây chuyền sản xuất để sản xuất tới 200.000 khẩu trang mỗi ngày.
Ông Liu cho biết trong khi quyết định chủ yếu mang tính thương mại, sự khuyến khích của chính phủ Trung Quốc – dưới hình thức trợ cấp, thuế thấp hơn, cho vay không lãi suất, phê duyệt nhanh để mở rộng và giúp giảm bớt tình trạng thiếu lao động – đã thúc đẩy việc chuyển đổi này.
“Chính phủ đang ủng hộ việc mở rộng sản xuất. Với sự chấp thuận nhanh hơn, các nhà sản xuất cần ưu tiên cho nhu cầu của chính phủ về việc xuất khẩu”, ông Liu nói với South China Morning Post.
Từ 20 triệu đến 116 triệu khẩu trang mỗi ngày
Nhà máy này là một trong hàng nghìn công xưởng trên khắp Trung Quốc lần đầu tiên sản xuất khẩu trang và các thiết bị bảo vệ khác, một phần trong nỗ lực công nghiệp khổng lồ để đối phó sự lây lan của virus corona.
Trước khi dịch bệnh bùng phát, Trung Quốc đã sản xuất khoảng một nửa nguồn cung khẩu trang thế giới, với tốc độ 20 triệu chiếc mỗi ngày. Con số này đã tăng lên tới 116 triệu vào ngày 29/2, theo cơ quan hoạch định của Trung Quốc. Các sản phẩm bao gồm khẩu trang dùng một lần và cao cấp như mẫu N95 do Mỹ thiết kế mà Chủ tịch Tập Cận Bình đeo trong chuyến đi hôm 10/3 tới tâm dịch Vũ Hán.
Trung Quốc đã sản xuất 116 triệu khẩu trang mỗi ngày vào ngày 29/2, bao gồm khẩu trang dùng một lần và cao cấp như mẫu N95 do Mỹ thiết kế mà Chủ tịch Tập Cận Bình đeo trong chuyến công tác Vũ Hán. Ảnh: Xinhua.
Video đang HOT
Bước nhảy theo cấp số nhân này là kết quả của sự thay đổi trong chính sách công nghiệp thời chiến, với việc Bắc Kinh chỉ đạo các doanh nghiệp nhà nước hùng mạnh dẫn đầu nỗ lực chế tạo khẩu trang trên toàn quốc.
“Đối với tôi, đây là lợi thế lớn của Trung Quốc, về tốc độ. Khi bạn cần chạy, mọi người biết cách chạy, và đây là thứ đã bị mất ở các nước khác kể từ thời hoàng kim công nghiệp của họ”, Thomas Schmitz, chủ tịch chi nhánh Trung Quốc của công ty công nghệ Andritz của Áo, nhận xét.
Tập đoàn dầu khí Sinopec của Trung Quốc đã tăng sản lượng nguyên liệu khẩu trang như polypropylen và polyvinyl clorua trong tháng 1. Tuần này, họ đã thiết lập hai dây chuyền sản xuất tại Bắc Kinh để sản xuất vải không dệt tan chảy, dự định sản xuất bốn tấn vải mỗi ngày, sau đó có thể được sử dụng để sản xuất 1,2 triệu khẩu trang N95 hoặc sáu triệu khẩu trang y tế mỗi ngày.
Nhà sản xuất máy bay chiến đấu tàng hình J-20 mới của Trung Quốc, Tập đoàn Công nghiệp Máy bay Thành Đô, đã tái sử dụng một phần nhà máy để thiết kế dây chuyền sản xuất khẩu trang, theo truyền thông địa phương. Nhật báo Tứ Xuyên cho biết 258 kỹ sư của công ty đã dành ba ngày giám sát nhanh quá trình phát triển dây chuyền lắp ráp với hơn 1.200 linh kiện.
Hơn 2.500 công ty ở Trung Quốc đã bắt đầu sản xuất khẩu trang, trong đó có 700 công ty công nghệ bao gồm nhà máy lắp ráp iPhone Foxconn và nhà sản xuất điện thoại thông minh Xiaomi và Oppo, trong sự huy động nguồn lực phi thường.
Kết quả tương tự “nỗ lực thời chiến” hồi giữa thế kỷ trước ở Mỹ và châu Âu nhưng có thể cho rằng không có quốc gia nào khác có thể trải qua sự chuyển đổi nhanh như vậy ngày nay.
Sự xoay chuyển của đại công xưởng thế giới
Chính phủ Italy, nơi đang đối phó số ca nhiễm và tử vong cao nhất sau Trung Quốc, sẽ nhận 1.000 lô máy thở, 2 triệu khẩu trang, 100.000 mặt nạ phòng độc, 200.000 bộ quần áo bảo hộ và 50.000 bộ dụng cụ xét nghiệm từ Trung Quốc.
Ngoại trưởng Italy Luigi Di Maio cho biết sau cuộc điện đàm với người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị rằng họ đã đồng ý thỏa thuận xuất khẩu trong cùng tuần khi các nước láng giềng châu Âu là Pháp và Đức cấm xuất khẩu khẩu trang vì nguồn cung trong nước thấp.
Công nhân tại một dây chuyền sản xuất khẩu trang y tế ở Trung Quốc. Ảnh: AFP.
Thỏa thuận xuất khẩu của Italy cho thấy “Trung Quốc đang nổi lên như nhà cung cấp hàng hóa công cộng toàn cầu khi Mỹ không đủ khả năng và không muốn dẫn đầu”, Rush Doshi, giám đốc Sáng kiến Chiến lược Trung Quốc tại Viện Brookings có trụ sở tại Washington, cho biết.
Ông Doshi cho rằng Mỹ từng có năng lực công nghiệp này nhưng đã mất đi nhiều phần quan trọng.
Thỏa thuận xuất khẩu khẩu trang và các thiết bị y tế khác của Trung Quốc có vẻ khó tin nhưng ngày càng phổ biến trong bối cảnh các nước thiếu nguồn cung. Đây là sự đảo ngược đáng kinh ngạc của Trung Quốc khi chính nước này phải vật lộn đối phó những ca bệnh đầu tiên lan rộng.
Trong khi Trung Quốc không có hạn ngạch về khối lượng khẩu trang được sử dụng để tiêu thụ tại địa phương, chính phủ nói rằng nhu cầu trong nước cần phải được ưu tiên.
Ông Liu, chủ nhà máy ở Phúc Kiến, cho biết các doanh nghiệp được tự do xuất khẩu nhưng nhu cầu ở nước ngoài vẫn chưa bùng nổ như ở Trung Quốc.
Wendy Min, giám đốc bán hàng của Pluscare, nhà sản xuất gần tâm dịch ở tỉnh Hồ Bắc, cho biết công ty của cô đang sản xuất 200.000 khẩu trang mỗi ngày, phần lớn được bán cho chính phủ, khi xuất khẩu vẫn bị hạn chế bởi việc phong tỏa một phần công nhân và hàng hóa vận chuyển.
“Tại thời điểm này, chúng tôi không thể xuất khẩu. Chúng tôi đang cố gắng thảo luận vấn đề này với chính phủ, nhưng chúng tôi không thể chờ đợi thêm nữa – chúng tôi phải xuất khẩu sớm”, cô nói.
Theo news.zing.vn
Người mắc kẹt cuối cùng vụ sập khách sạn cách ly được tìm thấy
71 người bị mắc kẹt đã được tìm thấy, gồm 29 người chết, trong vụ sập khách sạn cách ly Covid-19 ở tỉnh Phúc Kiến.
People's Daily đưa tin ngày 12/3 cho biết, tất cả 71 người mắc kẹt trong vụ sập khách sạn Xinjian ở thành phố Tuyền Châu, tỉnh Phúc Kiến đã được tìm thấy sau hơn 111 giờ. Tổng số nạn nhân thiệt mạng là 29 người.
Lính cứu hộ giải cứu một nạn nhân khỏi hiện trường sập khách sạn cách ly. Ảnh: Gizmodo.
Khách sạn Xinjia bị sập vào tối 7/3. Đây là nơi có 58 người đang được cách ly vì tiếp xúc gần với bệnh nhân nhiễm nCoV. Tất cả họ đều được xét nghiệm âm tính. Ngoài ra, còn có 16 nhân viên khách sạn và 6 nhân viên đại lý xe hơi. Vụ sập khiến 71 người mắc kẹt.
Sở cứu hỏa Phúc Kiến đã triển khai hơn 1.000 lính và những người ứng cứu khẩn cấp khác và giải cứu được 38 người. Ủy ban Y tế Quốc gia cho biết đã cử 18 chuyên gia y tế từ các thành phố lân cận Phúc Châu và Hạ Môn đến Tuyền Châu.
Khách sạn bị sập là tòa nhà 7 tầng, được xây dựng vào năm 2013 và chuyển đổi thành nơi kinh doanh vào năm 2018, theo Xinhua. Chủ sở hữu bắt đầu cải tạo tầng đầu tiên vào tháng 1. Khách sạn nằm ở Tuyền Châu, cách Vũ Hán - tâm điểm Covid-19 - khoảng 600 dặm.
Shang Yong, Thứ trưởng Bộ Quản lý Tình trạng Khẩn cấp, cho biết vụ tai nạn làm lộ ra những lỗ hổng về quy định an toàn mà chính quyền địa phương bỏ sót. "Khách sạn này được xây dựng trái phép và đã nhiều lần vi phạm quy định", ông Shang Yong nói và cho rằng các quan chức địa phương đã "bỏ bê trách nhiệm giám sát của họ".
Hiện chủ sở hữu tòa nhà bị cảnh sát tạm giam.
Huyền Anh (Theo People's Daily)
Theo ione.net
Đang nhún nhảy trên bạt lò xo, bé gái 8 tuổi bỗng ngất xỉu, nhiều khả năng bị liệt vĩnh viễn trước sự bình thản của nhân viên khu vui chơi Bé gái té ngã ở khu vui chơi thiếu nhi, nhân viên không những bỏ mặc không cấp cứu mà còn tiếp tục hoạt động bình thường gây phẫn nộ. Tại nạn xảy ra tại một khu vui chơi thiếu nhi ở thành phố Tuyền Châu, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Hậu quả là một em bé 8 tuổi gặp chấn thương nặng,...