Trung Quốc bị “tố” có ý đồ quân sự tại Bắc Cực
Tình báo Đan Mạch nghi ngờ Trung Quốc sử dụng các nghiên cứu khoa học tại Bắc Cực để phục vụ cho mục đích quân sự.
Tàu phá băng của Trung Quốc (Ảnh: USNI)
Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã đầu tư đáng kể vào hoạt động nghiên cứu tại Bắc Cực. Tuy nhiên, ông Lars Findsen, người đứng đầu Cơ quan Tình báo Quốc phòng Đan Mạch, ngày 29/11 đã cảnh báo rằng các cuộc thám hiểm nghiên cứu của Trung Quốc ở Bắc Cực không chỉ về khoa học mà còn phục vụ cho “mục đích kép”, bao gồm cả mục đích quân sự.
“Chúng tôi đã xem xét các hoạt động nghiên cứu của Trung Quốc ở Bắc Cực và nhận ra rằng, quân đội Trung Quốc cho thấy họ ngày càng quan tâm tới việc tham gia vào các hoạt động đó”, ông Findsen cho biết.
Video đang HOT
Ông Findsen từ chối nêu cụ thể các cuộc thám hiểm nghiên cứu có liên quan tới quân đội Trung Quốc. Tuy nhiên, lãnh đạo Cơ quan Tình báo Quốc phòng Đan Mạch nói rằng các bằng chứng xuất hiện trong những năm gần đây đã báo hiệu một “diễn biến mới”.
“Có thể đây là một phần trong quá trình tích lũy kiến thức của Trung Quốc về Bắc Cực và năng lực hoạt động của Trung Quốc ở Bắc Cực sẽ diễn ra với sự kết hợp của cả yếu tố quân sự và dân sự”, báo cáo của cơ quan tình báo Đan Mạch nêu rõ.
Trung Quốc tự nhận là một nước “gần Bắc Cực”. Bắc Kinh nuôi tham vọng mở rộng sự tiếp cận lớn hơn đối với nguồn tài nguyên chưa được khai phá cũng như giao thương nhanh hơn thông qua tuyến đường biển phía bắc.
Năm 2017, Trung Quốc đưa các tuyến đường biển ở Bắc Cực vào khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và Con đường, nhằm tăng cường mối liên kết của Bắc Kinh với phần còn lại của thế giới thông qua các dự án cơ sở hạ tầng và nghiên cứu.
Cơ quan tình báo Đan Mạch cũng cảnh báo về sự cạnh tranh địa chính trị ngày càng gay gắt giữa Mỹ, Nga và Trung Quốc tại Bắc Cực.
“Cuộc chơi của các cường quốc đang được định hình giữa Nga, Mỹ và Trung Quốc, khiến cấp độ căng thẳng tại Bắc Cực gia tăng”, báo cáo đánh giá rủi ro thường niên của cơ quan tình báo Đan Mạch cho biết.
Hồi tháng 5, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo từng cáo buộc Nga có hành vi gây hấn tại Bắc Cực, đồng thời cho biết các hành động của Trung Quốc tại khu vực này cần phải được theo dõi chặt chẽ.
Sự quan tâm của Mỹ với Bắc Cực trở nên rõ ràng vào tháng 8 khi Tổng thống Donald Trump đề nghị mua đảo Greenland từ Đan Mạch, bất chấp sự phản đối của chính quyền Đan Mạch và Greenland. Greenland là một đảo rộng lớn nằm giữa Bắc Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương.
Theo Dân trí
Mỹ thua Nga trong cuộc chạy đua vũ trang ở Bắc Cực
Ngày 19/11, tạp chí The National Interest (NI) của Mỹ đã đăng bài viết nhận định, Nga đang thắng Mỹ trong cuộc chạy đua vũ trang ở Bắc Cực.
Tàu phá băng hạng nặng mang tên Polar Star. (Nguồn: Wiki)
Theo tác giả bài viết, Mỹ hiện đang lạc hậu so với Nga và Trung Quốc, những nước đang đầu tư ngày càng nhiều tiền cho việc tăng cường sự hiện diện quân sự của mình tại Bắc Cực, trong đó có việc đóng mới tàu phá băng.
Hiện tại, quân đội Mỹ chỉ có một tàu phá băng hạng nặng đang hoạt động mang tên Polar Star, được đưa vào sử dụng từ những năm 1970. Trong khi đó, Nga có hẳn 2 tàu cùng loại này đang hoạt động cùng 4 tàu phá băng nữa đang được sửa chữa đều mới hơn của Mỹ khá nhiều, được đưa vào sử dụng từ cuối những năm 80 đầu những năm 90.
Săp tới, Nga chuẩn bị đưa vào hoạt động tàu phá băng chạy bằng năng lượng nguyên tử mang tên Arctic (Bắc Cực) trọng lượng gần 33.000 tấn. Theo NI, con tàu mới này sẽ chạy thử vào cuối năm 2019.
Cũng theo bài viết, Nga đang tiến hành đóng tàu phá băng thiết kế 10510 mang tên Lider có trọng lượng gần 71.380 tấn. Đây sẽ là "tàu phá băng nặng nhất thế giới".
QT
Theo baoquocte.vn/Sputnik
'Nắm đấm Bắc Cực của Putin' có gì đặc biệt? Không chỉ có khả năng mang theo xe chiến đấu, tàu phá băng "Ivan Papanin" của Nga còn được trang bị tên lửa hành trình Calibre. Tàu phá băng quân sự mới của Hải quân Nga " Ivan Papanin" đang khiến giới truyền thông Đan Mạch phải e ngại. Họ đặt biệt danh cho con tàu là " nắm đấm Bắc Cực của...