Trung Quốc “bê” hội chợ việc làm lên mạng
Do ảnh hưởng của dịch bệnh, các bộ ngành và doanh nghiệp Trung Quốc triển khai nhiều dự án tuyển dụng trực tuyến, giúp các sinh viên năm cuối tìm việc làm trong thời gian cách ly xã hội.
Mỉm cười. Giao tiếp bằng ánh mắt. Bình tĩnh bắt tay người phỏng vấn.
Từ lâu, đây là lời khuyên tiêu chuẩn đối với những sinh viên mới tốt nghiệp để tạo ấn tượng tốt khi xin việc. Tuy nhiên, điều này gần như trở nên dư thừa trong vài tháng gần đây khi các cuộc phỏng vấn trực tiếp hiếm hoi hơn tại Trung Quốc do lệnh phong tỏa, giãn cách xã hội và tạm đóng cửa nhiều doanh nghiệp.
Với Wang Hengli, 22 tuổi, chuẩn bị tốt nghiệp Học viện Công nghệ Vũ Hán, anh nhận được 2/4 công việc thông qua phỏng vấn bằng video. Cậu sinh viên năm cuối cho biết dù không quen việc trao đổi với nhà tuyển dụng qua màn hình, nay cậu lại thích hình thức này hơn vì thuận tiện. Do mọi người chỉ nhìn thấy phần trên, Hengli có thể tránh được những lúc bối rối không biết phải đặt tay ở đâu.
Wang chỉ là 1 trong 8,7 triệu sinh viên đại học mong muốn tìm được việc làm trong năm nay. Dịch bệnh đã tăng tốc nhiều xu hướng công nghệ ảnh hưởng tới xã hội như khám bệnh, giáo dục. Thị trường việc làm cũng bị tác động không ít. Tỉ lệ thất nghiệp đạt 6,2% trong hai tháng đầu năm 2020, tăng từ 5,3% của cùng kỳ năm 2019.
Để giúp các tân cử nhân tìm được việc làm, Bộ Giáo dục Trung Quốc triển khai dự án tuyển dụng trực tuyến có tên 24365, tức 24 giờ/ngày, 365 ngày/năm từ cuối tháng 2. Chiến dịch chạy trên các nền tảng riêng của Bộ cũng như 5 website tuyển dụng lớn: Zhaopin.com, BOSS Zhipin, 51job, Liepin.com và ChinaHR.com.
Bộ Nhân lực và An sinh xã hội (MOHRSS) cũng đưa ra dự án tương tự trên toàn quốc với các công ty như Zhaopin.com, Douyin, Alipay từ ngày 20/3. Dự án đặt mục tiêu đăng 10 triệu vị trí và sẽ kéo dài tới hết tháng 6. MOHRSS cho biết 950.000 công ty đã đăng hơn 5,7 triệu vị trí tuyển dụng vào ngày đầu tiên của sự kiện.
Trong sáng kiến này, Alipay ra mắt chợ việc làm ảo với 60.000 nhà tuyển dụng vào ngày 23/3. Người xin việc có thể tham gia bằng cách tìm kiếm trên Alipay hoặc truy cập tiểu chương trình “Campus Hiring” trên ứng dụng. Tại đây, ứng viên được thấy hồ sơ của tất cả công ty tiềm năng và nộp đơn xin việc qua mạng.
Video đang HOT
Ngoài hội chợ việc làm ảo, khoảng 1,64 triệu người đã tìm được các việc linh động qua Alipay từ khi đại dịch diễn ra.
Cùng lúc này, các nền tảng tuyển dụng lớn đang đẩy nhanh phát triển các chức năng mới như phỏng vấn qua video, livestream để ghép ứng viên với ông chủ phù hợp. Jiao Yujia, nhà phân tích từ hãng nghiên cứu iResearch, nhận định họ cũng đang trải qua chuyển đổi số như các doanh nghiệp khác. Phỏng vấn video sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian và nâng cao hiệu quả tuyển dụng.
Liepin.com, một trong các nền tảng phát triển nghề nghiệp lớn nhất nước với 450.000 khách hàng doanh nghiệp và 150.000 thợ săn đầu người được chứng nhận, đã ra mắt sản phẩm phỏng vấn qua video Duomian vào tháng 3. Duomian miễn phí và dành cho tất cả công ty trong một thời gian có hạn, giúp họ quản lý và thực hiện hàng loạt các cuộc phỏng vấn qua video.
Zhaopin.com, nền tảng có hơn 6,3 triệu người dùng hàng ngày và 5,1 triệu khách hàng doanh nghiệp, giới thiệu một vài sản phẩm mới từ tháng 7/2019, trong đó có phỏng vấn video, đào tạo nghề nghiệp nhưng gần đây mới đẩy mạnh quảng bá.
Theo Phó Chủ tịch điều hành Li Qiang, về cơ bản, Zhaopin.com chuyển tất cả việc kinh doanh ngoài đời lên mạng vì không còn lựa chọn nào khác. Trước đây, họ thường tổ chức các sự kiện tuyển dụng cho công ty, trường học nhưng nay chuyển sang livestream và hội nghị video.
Trước năm 2017, website việc làm chỉ đơn thuần thu thập thông tin, kết nối giữa doanh nghiệp và ứng viên – mắt xích rất nhỏ trong toàn bộ quy trình. Tuy nhiên, theo ông Li, vì dịch bệnh, toàn bộ quy trình đăng tuyển, chọn lọc hồ sơ, phỏng vấn… đã diễn ra trên mạng.
Zhaopin.com sử dụng thuật toán trí tuệ nhân tạo dựa trên dữ liệu thu thập từ hơn 1 tỷ tương tác mỗi năm trên nền tảng để khớp vị trí công việc với ứng viên. Thuật toán tự động dán 300 tới 400 nhãn cho mỗi hồ sơ xin việc. Chúng không chỉ giúp doanh nghiệp xem ứng viên nào phù hợp nhất mà còn gợi ý nhiều việc làm phù hợp hơn với các ứng viên trên hội chợ việc làm trực tuyến.
BOSS Zhipin, một nền tảng tuyển dụng trực tuyến lớn khác, lại nâng cấp chức năng phỏng vấn video cơ bản để hỗ trợ phỏng vấn theo nhóm, tương tự như ngoài đời khi nhà tuyển dụng phỏng vấn một lúc nhiều ứng viên.
Tencent và Baidu là hai trong số các hãng thông báo sẽ chỉ tuyển dụng “không tiếp xúc” trong thời gian dịch bệnh. Theo Baidu, chuyển quy trình tuyển dụng lên “đám mây” sẽ giảm nhu cầu đi lại, từ đó giảm rủi ro lây nhiễm cho các tân cử nhân. Họ cũng chuyển hội chợ việc làm lên mạng để phá vỡ ranh giới vật lý, kích hoạt giao tiếp trực tiếp với các giám đốc bộ phận và phòng nhân sự qua livestream.
Theo báo chí Trung Quốc, hội chợ việc làm livestream của Tencent thu hút hơn 70.000 người xem. Tencent cho hay chỉ tập trung tuyển các vị trí trong các lĩnh vực bị ảnh hưởng do dịch bệnh như y tế, giáo dịch, quản trị, hội nghị trực tuyến.
Các hình thức tuyển dụng qua mạng mang lại cơ hội tìm việc làm khi đang phải cách ly ở nhà cho các sinh viên như Summer Liu Wen từ Hồ Bắc. Thông thường, sinh viên năm cuối sẽ thực tập vào tháng 2 hoặc tháng 3 trước khi tốt nghiệp và gia nhập lực lượng lao động. Tuy nhiên, năm nay, Liu không thể làm như vậy vì dịch bệnh. Thay vào đó, cô theo dõi các bài đăng tuyển dụng từ dự án 24365 và đăng ký hội chợ việc làm trực tuyến do trường đại học tổ chức.
Du Lam
Ông Trương Gia Bình: Covid-19 sẽ không cướp được việc làm của bất kỳ ai trong 36.000 người FPT, đó là lời thề của tôi!
Ồng Bình cho rằng tình thế khó khăn của Trung Quốc và Ấn Độ sẽ là cơ hội để một công ty phần mềm như FPT vươn lên, đặc biệt khi Việt Nam đang làm tốt công tác phòng chống dịch.
"Trong cuộc chiến chống Covid-19, yếu tố quan trọng nhất là người chỉ huy, phải dự báo trước tình hình, một người lo bằng kho người làm, phải làm nhanh, quyết liệt bởi chậm là chết. Thời này là thời cá nhanh ăn cá chậm. Hy vọng khi đối thủ các nước đang hoảng loạn thì đội ngũ của ta đã sẵn sàng, có tướng, có quân, xông lên chiến đấu", ông Bình nhìn nhận.
Trong lúc hàng ngàn doanh nghiệp rơi vào trạng thái "ngủ đông", thậm chí là phá sản; hàng chục ngàn người lao động lâm vào tình cảnh thất nghiệp thì tại FPT - tập đoàn với 36.000 nhân viên, Chủ tịch Trương Gia Bình lại mạnh mẽ khẳng định "sẽ không có ai bị mất việc".
"Covid-19 không cướp được việc của bất kỳ ai trong 36.000 người ở FPT. Đó là lời tâm huyết, lời thề của tôi", ông Bình tái khẳng định như vậy tại hội nghị trực tuyến của Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam (VIDA) tổ chức sáng 2/4, sau khi tuyên bố tương tự trong một bức tâm thư gửi người FPT gần đây.
Ông lý giải cơ sở của khẳng định này xuất phát từ việc Việt Nam đang làm rất tốt công tác phòng, chống dịch Covid-19, trong khi hai trung tâm xuất khẩu phần mềm lớn nhất thế giới là Ấn Độ và Trung Quốc đều đang gặp khó.
"Ấn Độ quản trị dịch không tốt, còn Trung Quốc lại được biết đến như "thương hiệu Covid". Lúc này mình xông lên. Tôi chỉ cần một miếng bánh nhỏ của họ là tôi nuôi anh em tốt. Ở các thị trường truyền thống không có khả năng chống dịch như chống giặc thì đều có cơ hội".
Chủ tịch FPT cho biết, trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay, các đối tác của ông đang đưa ra kế hoạch cụ thể cho từng kịch bản khác nhau.
Kế hoạch A là duy trì mối quan hệ làm ăn với các đối tác cũ, nhưng kế hoạch này chắc chắn bị hủy bỏ do tình hình dịch bệnh.
Vì vậy, họ sẽ chuyển sang kế hoạch B là chọn hợp tác với những doanh nghiệp có khả năng đáp ứng ổn định, giao hàng đúng hạn, đúng chất lượng...
Nhờ Việt Nam thực hiện tốt công tác kiểm soát dịch bệnh nên công ty phần mềm như FPT cũng được đảm bảo, không bị vướng các vấn đề về xã hội. Kết quả là khi FPT trình bày với các đối tác về khả năng đáp ứng những yêu cầu theo kế hoạch B, kể cả khi nhu cầu có tăng đột biến, FPT được đối tác chào đón nhiệt liệt.
Ngoài ra, việc trao đổi, gặp gỡ với đối tác toàn cầu trong mùa dịch cũng không gặp vấn đề gì khi FPT đã cho toàn bộ nhân viên chuyển sang hình thức làm việc tại nhà với sự hỗ trợ của công nghệ.
Đó là cơ hội trong mảng lĩnh vực lõi của FPT. Còn trong mảng nông nghiệp, nơi ông Bình hiện giữ chức Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam, ông khẳng định đây cũng là cơ hội quan trọng cần nắm bắt, đặc biệt khi người tiêu dùng đang có xu hướng chuyển từ đồ ngoại sang đồ nội, từ đồ nhập khẩu sang đồ sản xuất trong nước.
"Trước đây, nhiều người tiêu dùng Việt khá ưa chuộng đồ nhập ngoại, nhưng nay do ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến công tác kho vận cũng như việc sản xuất của các doanh nghiệp trên thế giới nên nhu cầu của người tiêu dùng đều chuyển sang đồ trong nước. Tôi đoán chúng ta sẽ còn khoảng 9-12 tháng để tận dụng cơ hội này".
"Trong cuộc chiến chống Covid-19, yếu tố quan trọng nhất là người chỉ huy, phải dự báo trước tình hình, một người lo bằng kho người làm, phải làm nhanh, quyết liệt bởi chậm là chết. Thời này là thời cá nhanh ăn cá chậm. Hy vọng khi đối thủ các nước đang hoảng loạn thì đội ngũ của ta đã sẵn sàng, có tướng, có quân, xông lên chiến đấu", ông Bình nhìn nhận.
Hồng Lam
Chuyện nghề Hacker Người ta thường nghĩ hacker là những kẻ luôn sống trong bóng tối và trục lợi nhờ các lỗ hổng tin học. Tuy nhiên, khái niệm này đã dần thay đổi khi các thế hệ hacker mũ trắng ra đời. Thay vì bị truy đuổi, giờ đây các hackers được trao những cơ hội việc làm hấp dẫn. Mới chỉ 19 tuổi, chàng...