Trung Quốc bất ngờ điều tra ông chủ tập đoàn đóng tàu sân bay
Người đứng đầu tập đoàn đóng tàu lớn nhất Trung Quốc bị tình nghi vi phạm kỷ luật và pháp luật nghiêm trọng.
Tổng giám đốc CSIC Sun Bo. Ảnh: Twitter.
Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương ( CCDI) đảng Cộng sản Trung Quốc ngày 16/6 cho biết Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Đóng tàu Trung Quốc (CSIC) Sun Bo đã bị điều tra vì bị nghi ngờ “vi phạm nghiêm trọng kỷ luật đảng và pháp luật”, theo Reuters.
Đây là cụm từ mà CCDI thường dùng để chỉ các quan chức bị tình nghi tham nhũng và bị điều tra theo điều lệ đảng. CCDI cho biết Sun Bo đang bị cơ quan này và Ủy ban Giám sát Quốc gia Trung Quốc điều tra.
CSIC là tập đoàn đóng tàu lớn nhất Trung Quốc, hiện phụ trách các dự án đóng tàu sân bay quy mô của Bắc Kinh. Tập đoàn này đã thực hiện dự án đóng tàu sân bay nội địa đầu tiên 001A của Trung Quốc. Tàu được hạ thuỷ hồi tháng 4/2017 và dự kiến được biên chế năm 2020, sau quá trình thử nghiệm trên biển và trang bị vũ khí.
Chiến dịch chống tham nhũng “đả hổ, diệt ruồi” do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát động đã điều tra hàng triệu quan chức nước này bị tình nghi nhận hối lộ, tham ô và có các hành vi sai trái khác. Trung Quốc gần đây thành lập Ủy ban Giám sát Quốc gia để đẩy mạnh cuộc chiến chống tham nhũng.
Video đang HOT
Theo Nguyễn Hoàng (VNE)
Chân dung người thay Vương Kỳ Sơn giúp ông Tập trị tham quan
Ông Triệu Lạc Tế (60 tuổi) - ngôi sao đang lên trên bầu trời chính trị Trung Quốc - hôm nay (25.10) chính thức được bầu là lãnh đạo Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương (CCDI), cơ quan chống tham nhũng hàng đầu của Trung Quốc.
Ông Triệu Lạc Tế, người sẽ giúp ông Tập Cận Bình trừng trị tham quan sau khi ông Vương Kỳ Sơn "rút lui vào hậu trường".
Ông Vương Kỳ Sơn (69 tuổi), lãnh đạo CCDI hiện nay vốn được xem là "cánh tay phải" của Chủ tịch Tập Cận Bình đã được dự đoán là sẽ rút lui vào hậu trường sau Đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 19.
Theo đó, ông Vương đã không có tên trong danh sách các thành viên CCDI mới được công bố hôm 24.10. Ông cũng không góp mặt trong danh sách các thành viên Ủy ban Trung ương Đảng để chọn ra các thành viên Bộ Chính trị và Ủy ban thường vụ Bộ Chính trị (PSC) - nơi tập trung những lãnh đạo quyền lực nhất của Trung Quốc.
Người thay thế ông Vương là ông Triệu Lạc Tế, vốn là Trưởng ban Tổ chức trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 18.
Trung Quốc ra mắt Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị khóa 19
Ông Triệu sinh năm 1957 xuất thân trong một gia đình trí thức bình thường ở thành phố Tây Ninh, thủ phủ của tỉnh Thanh Hải ở Tây Bắc Trung Quốc. Bố mẹ ông là người gốc Tây An, tỉnh Thiểm Tây, cùng quê với ông Tập Cận Bình và không có ảnh hưởng chính trị.
Tương tự như ông Tập, thời trẻ, ông Triệu cũng là một trong số hàng triệu thanh niên Trung Quốc bị đưa về vùng nông thôn lao động để "rèn luyện".
Năm 1975, ông gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc. Từ năm 1977 đến tháng 1 năm 1980, ông theo học tại Đại học Bắc Kinh và tốt nghiệp khoa Triết học.
Sau đó, ông đã dành ba năm giảng dạy tại Trường Thương mại Thanh Hải. Năm 1985, ông chuyển tới một công ty sản xuất kim loại có trụ sở tại Thanh Hải, giữ chức Giám đốc Công ty. Tháng 4 năm 1986, ông được bổ nhiệm làm Phó Giám đốc Sở Thương mại tỉnh Thanh Hải.
Năm 1993, ông giữ chức Phó thị trưởng; Bí thư thành phố Tây Ninh, Thanh Hải. Năm 2000, ở tuổi 42, ông Triệu Lạc Tế được bổ nhiệm chức Tỉnh trưởng Thanh Hải, trở thành nhà lãnh đạo cấp tỉnh trẻ nhất Trung Quốc thời điểm đó.
Nhiệm kỳ của ông ở tỉnh Thanh Hải được đánh dấu bởi sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, tăng gấp ba lần GDP của tỉnh kể từ khi ông nhậm chức Tỉnh trưởng cho đến năm 2007. Thành tựu của ông ở Thanh Hải đã được lãnh đạo Trung Quốc đánh giá cao.
Sau đó tháng 3.2007, ông Triệu Lạc Tế được bổ nhiệm giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Thiểm Tây cho đến năm 2012. sau khi Chủ tịch Tập Cận Bình nắm quyền vào tháng 11.2012 thì ông Triệu Lạc Tế, đồng hương của ông Tập được bầu vào Bộ Chính trị đồng thời kiêm nhiệm chức Bí thư Ban Bí thư và Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng.
Trong suốt nhiệm kỳ 5 năm của Chủ tịch Tập (2012-2017), cùng với việc chống tham nhũng quyết liệt của ông Tập và "cánh tay phải" Vương Kỳ Sơn, nhân sự trong quan trường của Trung Quốc liên tục biến động.
Điều này có quan hệ chặt chẽ với ông Triệu Lạc Tế bởi ông là người đứng đầu Ban Tổ chức Trung ương và chấp hành theo sắp xếp nhân sự của ông Tập Cận Bình.
Trong Báo cáo chính trị được trình bày tại Đại hội 19 hôm 18.10, Chủ tịch Tập Cận Bình đã nhấn mạnh sẽ tiếp tục đẩy mạnh chống tham nhũng để giành thắng lợi áp đảo trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng. Ông đề xuất thúc đẩy lập ra Luật quốc gia chống tham nhũng; đề ra Luật giám sát quốc gia. Đối với các phần tử bỏ trốn: bất kể trốn đến đâu, đều phải bắt về quy án, trừng trị theo pháp luật.
Ông khẳng định: "tham nhũng là mối đe dọa lớn nhất của đảng hiện nay". Tình hình cuộc đấu tranh chống tham nhũng hiện nay vẫn rất nghiêm trọng phức tạp; cần phải giữ vững quyết tâm củng cố xu thế áp đảo, giành lấy thắng lợi mang tính áp đảo. Phải kiên trì điều tra xử lý cả đưa và nhận hối lộ; kiên quyết ngăn chặn hình thành các nhóm lợi ích trong đảng; ngoài ra xúc tiến lập ra luật pháp quốc gia chống tham nhũng, xây dựng nên diễn đàn tố giác tố cáo phủ khắp hệ thống kiểm tra kỷ luật.
Theo Danviet
Con số khó tưởng tượng về số quan tham TQ bị trừng phạt Khoảng 1,34 triệu quan chức cấp thấp ở Trung Quốc bị trừng phạt vì tham nhũng từ năm 2013 tới nay. Cờ Trung Quốc trên quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh. Uỷ ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc (CCDI) ngày 8.10 thông báo khoảng 1,34 triệu quan chức cấp thấp ở nước này bị trừng phạt, từ khi...