Trung Quốc bắt giữ hơn 10 người Nhật nghi gián điệp từ năm 2012
Chính quyền Trung Quốc đã bắt giữ hơn 10 công dân Nhật Bản với cáo buộc do thám kể từ năm 2012 đến nay, hãng Kyodo News dẫn các nguồn tin chính phủ Nhật cho biết ngày 30.11.
Quan hệ Trung Quốc – Nhật Bản hiện còn nhiều căng thẳng do các vấn đề lịch sử và tranh chấp lãnh thổ – Ảnh minh họa: AFP
Gần đây nhất, chính quyền Trung Quốc đã bắt 4 người Nhật vào tháng 5 và tháng 6, trong khi tất cả những người Nhật khác bị giam giữ vì tình nghi do thám đã được trả tự do sau khi bị tạm giữ trong thời gian từ vài ngày đến 1 tháng, các nguồn tin nói thêm.
Con số trên cho thấy Trung Quốc đang tăng cường theo dõi các tổ chức và cá nhân nước ngoài dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình, người nắm quyền lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng 11.2012.
Các số liệu về việc giam giữ những người là công dân các nước khác cũng đã gia tăng, theo các nguồn tin của Kyodo News.
Các nguồn tin trên cũng cho biết những người Nhật bị bắt giữ đều làm việc trong khu vực tư nhân, được Cơ quan Tình báo An ninh Công cộng Nhật tuyển dụng để thu thập thông tin về chính trị nội địa, các chính sách đối ngoại và quân sự của Trung Quốc, cũng như những diễn biến tại Triều Tiên. Tuy nhiên, cơ quan Nhật đã từ chối xác nhận với Kyodo News rằng họ biết điều gì đó về những công dân Nhật bị giam giữ.
Sau khi tiến hành các vụ bắt giữ, nhà chức trách Trung Quốc đã tạm thời tịch thu tư trang, như điện thoại di động, máy ảnh, máy tính xách tay để kiểm tra xem họ liên lạc với ai ở Trung Quốc, theo các nguồn tin.
Video đang HOT
Trong số 4 người Nhật còn bị giam giữ, 1 người bị bắt ở tỉnh Liêu Ninh gần biên giới Trung Quốc-Triều Tiên, và 1 người khác bị bắt gần một cơ sở quân sự ở tỉnh Chiết Giang.
Trung Quốc đã bắt đầu thực thi luật chống phản gián vào tháng 11 năm ngoái nhằm theo dõi chặt chẽ hơn các gián điệp nước ngoài.
Các vụ bắt giữ người Nhật xảy ra khi Tokyo và Bắc Kinh đang tìm cách cải thiện quan hệ đã trở nên tồi tệ trong những năm gần đây do tranh chấp chủ quyền lãnh thổ và các vấn đề lịch sử.
Trùng Quang
Theo Thanhnien
Cuộc đối đầu gián điệp Mỹ - Israel
Giữa Mỹ và Israel tồn tại một cuộc chiến do thám lẫn nhau trong bối cảnh quan hệ giữa 2 đồng minh thân thiết này bị cho là đang "xộc xệch".
Lực lượng vũ trang Israel được cảnh báo về âm mưu xâm nhập của CIA - Ảnh: IDF
Theo giới quan sát, Mỹ và Israel đang trong thời kỳ quan hệ rất trắc trở xuất phát từ bất đồng về hòa bình Trung Đông, thỏa thuận hạt nhân với Iran và cả quan hệ cá nhân được cho là không êm đẹp giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
Đơn cử hồi tháng 3, ông Netanyahu đã bất chấp phản đối của Nhà Trắng để phát biểu trước quốc hội Mỹ về "tình trạng hạt nhân hóa Trung Đông và những hậu quả khủng khiếp đối với toàn nhân loại". Đáp lại, Tổng thống Obama phản ứng khá thờ ơ và còn nhận định rằng bài phát biểu "chẳng có gì mới mẻ". Và giữa lúc bầu không khí nghi ngờ đang âm ỉ bao trùm quan hệ Mỹ - Israel, ít nhất là về vấn đề Iran, các nguồn tin từ cả hai nước đều tung những cảnh báo về hoạt động do thám của đối phương.
CIA xâm nhập quân đội Israel
Hồi tuần trước, Cục An ninh thông tin thuộc Ban giám đốc Tình báo quân đội Israel vừa gửi thông báo nội bộ đến tất cả các đơn vị thuộc Lực lượng Quốc phòng (IDF) về nguy cơ có thể lọt vào tầm ngắm tuyển mộ của CIA. Theo Đài Channel 2 của Israel, thông báo nhấn mạnh toàn thể sĩ quan và binh lính của IDF phải luôn cảnh giác trước các âm mưu chèo kéo, tuyển mộ đến từ Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA). Nói một cách đơn giản, phía tình báo quân đội Israel nghi ngờ CIA đang có ý đồ cài gián điệp vào lực lượng vũ trang của đồng minh.
Thông báo có tựa đề "CIA đang tuyển quân từ các đơn vị đặc biệt của chúng ta" kêu gọi các binh sĩ, đặc biệt là những người hoạt động trong mảng tình báo, hãy luôn trong trạng thái cảnh giác cao độ và báo cáo ngay những sự việc bất thường như có người lạ muốn làm quen hoặc khi phát hiện những hành vi đáng ngờ của đồng đội lẫn cấp trên.
Channel 2 còn dẫn thông báo chỉ rõ rằng những thanh niên Israel đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự khi đến Mỹ đều "được phỏng vấn cặn kẽ" bởi các viên chức của "một cơ quan không xác định", được cho là CIA, nhằm thuyết phục họ trở thành điệp viên. Ngoài ra, Cục An ninh thông tin cũng nhắc nhở các quân nhân cẩn thận khi sử dụng mạng xã hội hoặc bàn luận công việc thông qua các đường dây điện thoại chưa bảo mật.
Giới chức Israel từ chối bình luận trực tiếp về thông tin trên nhưng trong một cuộc phỏng vấn với Channel 2, một quan chức cấp cao IDF giải thích: "Mọi cơ quan an ninh đều lo ngại thông tin mật của tổ chức có thể lọt vào tay của tình báo nước ngoài".
Đồng minh đầy nghi kỵ
Ở phía ngược lại, tờ Newsweek dẫn lời giới chức cấp cao của Mỹ cáo buộc Israel do thám Mỹ nhiều hơn bất kỳ đồng minh nào khác với mức độ "đáng báo động, thậm chí đáng sợ". Hoạt động này đặc biệt tăng cao trong thời điểm các cuộc đàm phán giữa Iran và nhóm P5 1 (gồm 5 thành viên thường trực HĐBA LHQ Đức) về giải quyết căng thẳng liên quan đến chương trình hạt nhân của nước CH Hồi giáo bước vào giai đoạn cuối từ cuối năm 2014 cho đến khi đạt thỏa thuận hồi tháng 7. Tuy Tel Aviv cực lực bác bỏ mọi cáo buộc nghe lén về quá trình đàm phán nhưng nhiều quan chức Washington khẳng định các điệp viên của đồng minh "nắm rõ mọi chi tiết trong phòng họp". "Gián điệp Israel đến đây trong những phái bộ thương mại, các công ty Israel, hoặc do chính phủ trực tiếp điều hành thông qua đại sứ quán", Newsweek dẫn lời một viên chức quốc hội Mỹ cáo buộc.
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu bị cho là có quan hệ có khi ngọt, nhạt - Ảnh: AFP
Thật ra, không phải tới bây giờ người Mỹ mới giật mình trước hoạt động do thám của Israel. Theo RT, vào khoảng năm 2004, CIA đã sa thải 2 nữ nhân viên do tiếp xúc với người Israel mà không báo cáo. Đến năm 2006, cựu chuyên gia phân tích của Bộ Quốc phòng Mỹ Lawrence A.Franklin đã bị tuyên phạt 12 năm tù giam vì tội chia sẻ thông tin mật với một nhà ngoại giao Israel. Chưa hết, tờ The Washington Post dẫn hồ sơ mật do cựu nhân viên CIA Edward Snowden tung ra tiết lộ chính quyền Tổng thống Obama xếp Israel chung với Iran và Cuba trong nhóm mục tiêu chính của các chiến dịch phản gián.
Dĩ nhiên Israel phản ứng mạnh với mọi cáo buộc do thám đồng minh lớn nhất của mình, gọi chúng là "những lời phỉ báng vô căn cứ". Tuy nhiên, theo Newsweek, người Mỹ vẫn đang hết sức nghi kỵ trong bối cảnh Thủ tướng Benjamin Netanyahu cương quyết tìm mọi cách khiến thỏa thuận hạt nhân Iran phải thất bại còn Tổng thống Obama coi đây là một trong những di sản lớn nhất về đối ngoại của mình.
Thụy Miên
Theo Thanhnien
Trung Quốc bắt giữ 2 người Nhật vì nghi là gián điệp Hôm nay (30/9), Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết Trung Quốc đã bí mật bắt giữ 2 người Nhật từ hồi tháng 5/2015. Các nhà ngoại giao đang cố gắng hết sức để giúp đỡ họ. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Chủ tịch Tập Cận Bình trong cuộc gặp tháng 11/2014. Trang báo Asahi của Nhật Bản cho biết một...