Trung Quốc bắt 15 người liên quan tới bê bối vắc-xin giả
Giới chức Trung Quốc đã bắt giữ 15 cá nhân, bao gồm lãnh đạo công ty dược phẩm, với cáo buộc có liên quan tới bê bối cung cấp ra thị trường hàng trăm nghìn liều vắc-xin giả cho trẻ sơ sinh.
Các quan chức kiểm tra một lọ vắc-xin. (Ảnh minh họa: AFP)
Theo hãng tin AFP, cơ quan chức năng thành phố Trường Xuân tối ngày 14/7 đã bắt 15 người, bao gồm chủ tịch Công ty nghiên cứu kỹ thuật sinh học Trường Sinh ở Cát Lâm, Trung Quốc. Những cá nhân này bị cáo buộc có liên quan tới đường dây cung cấp cho Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh tỉnh Sơn Đông khoảng 252.600 liều vắc-xin DTP “3 trong 1″ kém chất lượng (vắc-xin dùng cho trẻ sơ sinh để tránh khỏi 3 bệnh gồm bạch hầu, ho gà, uốn ván).
Thông báo của chính quyền Thường Xuân không nêu rõ tên của chủ tịch công ty Trường Sinh. Tuy nhiên, theo AFP, người này là một phụ nữ có tên là Gao Junfang.
Thông tin về vụ bê bối vắc-xin đã gây phẫn nộ trong dư luận Trung Quốc về vấn đề chất lượng dược phẩm, nhất là sau hàng loạt các vụ việc liên quan tới thuốc giả, thuốc kém chất lượng bị phanh phui những năm gần đây. Theo AFP, người tiêu dùng Trung Quốc dường như đã hết kiên nhẫn và nảy sinh lo ngại với dược phẩm sản xuất trong nước sau nhiều bê bối. Một số bậc phụ huynh đã lên mạng internet tìm hiểu cách mua vắc-xin nhập khẩu từ nước ngoài cho con cái.
Video đang HOT
Trước đó 1 tuần, cơ quan quản lý dược phẩm địa phương cũng phát hiện công ty Trường Sinh làm giả số liệu về việc sản xuất vắc-xin phòng bệnh dại. Do vậy, cơ quan quản lý đã thu hồi giấy phép sản xuất loại vắc-xin này của Trường Sinh.
Chính quyền địa phương đã tiến hành điều tra vụ việc kỹ càng hơn và cam kết sẽ trừng trị nghiêm khắc hoạt động kinh doanh sai trái này. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chỉ thị cấp tốc điều tra toàn diện vụ bê bối dù ông đang trong thời gian công du ở châu Phi.
“Sai phạm của Công ty Kỹ thuật Sinh học Trường Sinh rất nghiêm trọng và đáng sợ”, CCTV dẫn bình luận của ông Tập Cận Bình, đưa tin.
Đức Hoàng
Theo Dantri
Trung Quốc kết luận vụ phi công hút thuốc làm máy bay giảm độ cao 7.600 m
Giới chức Trung Quốc kết luận rằng phi công trên chuyến bay CA106 của hãng Air China đã hút thuốc lá điện tử trong buồng lái, và sau đó thực hiện một số thao tác sai lầm khi đang cố xử lý khói thuốc, dẫn đến áp suất trong khoang bị mất và máy bay giảm độ cao 7.600 m.
Mặt nạ dưỡng khí đồng loạt rơi xuống khi máy bay giảm độ cao đột ngột. (Ảnh: SCMP)
Tân Hoa Xã trích kết luận sơ bộ của cơ quan hàng không dân dụng Trung Quốc (CAAC) ngày 13/7 cho biết, phi công phụ lái trên chuyến bay CA106 của hãng Air China tối 10/7 bay từ Hong Kong tới Đại Liên đã hút thuốc lá điện tử trong buồng lái và mắc sai lầm khi tìm cách xử lý khói khiến máy bay bị giảm độ cao đột ngột 7.600 m trong 10 phút.
Trả lời báo giới, ông Qiao Yibin, quan chức an toàn hàng không của CAAC, nói rằng kết quả điều tra cho thấy phi công trên đã lén hút thuốc lá điện tử mà không thông báo với cơ trưởng, sau đó người này tính tắt quạt thông gió nhằm tránh đẩy khói thuốc bay ra khỏi buồng lái. Tuy nhiên, phi công trên đã tắt nhầm hệ thống điều hòa ở bên cạnh, dẫn tới việc áp suất trong khoang bị mất và máy bay kích hoạt chế độ cảnh báo độ cao.
"Hiện thời, chúng tôi đang tiếp tục điều tra vụ việc chi tiết hơn nữa và nếu các thông tin hoàn toàn chính xác, chúng tôi sẽ nghiêm túc xử lý theo đúng luật lệ và quy tắc về an toàn bay", ông Qiao nói.
Trang web của hãng Air China cho biết hút thuốc lá hoàn toàn bị cấm trên mọi chuyến bay của hãng, kể cả thuốc lá điện tử.
Theo dữ liệu bay, máy bay số hiệu CA106 ngày 10/7 đã đột ngột giảm độ cao hơn 7.600 m trong 10 phút, khiến cho hệ thống mặt nạ dưỡng khí đồng loạt rơi xuống. Sau đó, máy bay lấy lại độ cao an toàn và tiếp tục hành trình và không quay đầu, hay chuyển hướng bay để hạ cánh khẩn cấp trước khi tới sân bay ở Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh sau hơn 3 giờ bay.
Một hành khách cho hay vào thời điểm đó, các phi công đã nói qua loa thông báo rằng máy bay sẽ phải giảm độ cao đột ngột do áp suất trong khoang bị mất.Theo CAAC, không có thương vong xảy ra và máy bay cũng không bị hư hại.
Air China cho biết nếu các nghi vấn là đúng sự thật, họ sẽ xử lý không khoan nhượng các phi công vi phạm quy định về an toàn bay.
Việc phi công cho chuyến bay tiếp tục sau khi mặt nạ dưỡng khí rơi xuống cũng là một vấn đề khiến giới chuyên gia băn khoăn. Ông David Newbery, chủ tịch hiệp hội phi công Hong Kong, cho biết nếu mặt nạ dưỡng khí đã rơi xuống, khí oxi dự trữ trong máy bay sẽ hết và nếu như tiếp tục xảy ra sự cố sau đó thì hệ thống này sẽ không thể sử dụng được. Vì vậy, nếu máy bay tiếp tục bay bình thường mà không hạ cánh khẩn cấp trong tình huống này, rủi ro có thể xảy ra cho phi hành đoàn và hành khách.
Đức Hoàng
Theo Dantri
Nổ lớn rung chuyển nhà máy hóa chất ở Trung Quốc, hơn 30 thương vong Một vụ nổ lớn xảy ra tại nhà máy hóa chất ở Trung Quốc khiến 19 người chết và 12 người bị thương. Thêm một vụ nổ ở lớn ở công xưởng sản xuất hóa chất lớn nhất thế giới. Ảnh: CNA. Giới chức Trung Quốc hôm 13.7 thông báo về vụ tai nạn đẫm máu mới đây nhất tại "công xưởng" sản...