Trung Quốc báo cáo ca nhiễm nCoV mới thấp nhất một tháng
Trung Quốc đại lục báo cáo thêm 16 ca nhiễm nCoV, mức thấp nhất kể từ ngày 17/3 và giảm so với 27 ca một ngày trước đó.
Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC) hôm nay cho biết số ca nhiễm mới bao gồm 9 ca ngoại nhập, thấp nhất kể từ ngày 13/3 và thấp hơn so với 17 ca hôm qua. 7 ca mới còn lại được ghi nhận trong nước, giảm so với 10 ca hôm qua.
Trung Quốc cũng báo cáo thêm 44 ca nhiễm không triệu chứng, gồm ba ca ngoại nhập, nâng ca nhiễm không triệu chứng lên 999 và những người này đang được theo dõi y tế. Không có ca tử vong mới được ghi nhận.
Trung Quốc đại lục hiện ghi nhận 82.735 ca nhiễm và 4.632 ca tử vong. Thêm 33 bệnh nhân xuất viện, nâng số người hồi phục lên 77.062.
Hành khách đeo khẩu trang đi qua cửa kiểm tra an ninh tại một nhà ga ở Tuy Phân Hà, thành phố giáp với Nga ở tỉnh Hắc Long Giang, hôm 17/4. Ảnh: Reuters.
Số người chết vì nCoV tăng 50%, tương đương 1.290 ca, tại Vũ Hán, tâm dịch Covid-19 ở Trung Quốc, sau khi giới chức thành phố hôm 17/4 tính thêm những ca tử vong được báo cáo muộn, nhầm hoặc chưa được báo cáo và những trường hợp chưa được đăng ký chứng tử. Động thái này làm dấy lên nghi ngờ về tính minh bạch trong các báo cáo về tình hình Covid-19 của Trung Quốc.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố chưa từng che đậy thông tin về Covid-19 và việc Vũ Hán sửa số người chết là “điều bình thường” trên thế giới. Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng số người chết thật sự trong đại dịch tại Trung Quốc cao hơn nhiều báo cáo, thậm chí cao hơn nhiều so với Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới với hơn 39.000 người đã chết.
Video đang HOT
Phát biểu tại cuộc họp báo ở Nhà Trắng hôm 18/4, Trump tuyên bố Trung Quốc sẽ phải “gánh hậu quả” nếu bị phát hiện chịu trách nhiệm trong đại dịch đã khiến hơn 2,3 triệu người nhiễm và gần 160.000 người tử vong trên toàn cầu.
Huyền Lê
Người Trung Quốc tại Nga đứng trước lựa chọn khó khăn vì dịch COVID-19
Trước làn sóng dịch bệnh 'nhập ngoại' gia tăng đột biến tại Trung Quốc, chính phủ nước này đã thắt chặt biện pháp kiểm dịch tại biên giới với Nga.
Điều này khiến nhiều người Trung Quốc đang sinh sống tại 'xứ sở bạch dương' phải đưa ra những lựa chọn khó khăn về việc ở lại hay về nước.
Búp bê Matryoshka khổng lồ trên một con phố ở thành phố Tuy Phân Hà, tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc. Ảnh: Reuters
Khi virus SARS-CoV-2 lan rộng tại Nga, một nhóm khoảng 500 người Trung Quốc sống tại thành phố Khabarovsk nước Nga đã quyết định tự cách ly bên trong một khu nhà ở.
"Tất nhiên là chúng tôi rất muốn được về nước. Nhưng khi biên giới đóng cửa, tất cả các chuyến bay bị hủy, nhiều tin đồn về việc có người nhiễm bệnh trên hành trình trở về và vì công việc của mình, nên chúng tôi quyết định ở lại Nga để đảm bảo an toàn cho bản thân", ông Liu Haijun, 50 tuổi, quê ở thành phố Tuy Phân Hà, tỉnh Hắc Long Giang, phía Đông Bắc Trung Quốc, chia sẻ.
Không giống như ông Liu, nỗi lo sợ mắc bệnh COVID-19 đã khiến hàng nghìn người Trung Quốc đang sinh sống và làm việc tại Nga lựa chọn rời "xứ sở bạch dương" để trở về nhà. Điều này đã mang theo một làn sóng lây nhiễm mới vào Trung Quốc, buộc chính quyền nước này phải đóng cửa biên giới và đưa ra các biện pháp kiểm dịch nghiêm ngặt.
Ông Liu cho biết hầu hết người Trung Quốc tại Nga đều nhận thức sâu sắc được sự càn quét kinh hoàng của kẻ thù vô hình mang tên virus SARS-CoV-2 ở thành phố Vũ Hán của Trung Quốc.
"Nhưng một số người Nga không hiểu được điều đó. Họ vẫn đi khắp nơi không đeo khẩu trang, ôm hôn và chào hỏi nhau. Nếu một người bị nhiễm virus, nhiều người khác chắc chắn cũng sẽ bị lây bệnh", ông Liu, người điều hành một công ty kinh doanh hàng may mặc tại Nga suốt 23 năm, chia sẻ.
Nhân viên đeo khẩu trang tại cảng Tuy Phân Hà, ở tỉnh Hắc Long Giang, biên giới với Nga. Ảnh: Reuters
Theo hãng tin Reuters, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Chính phủ Nga đã phong tỏa phần lớn đất nước, yêu cầu người dân làm việc tại nhà từ hôm 1/4 và thực hiện quy định giãn cách xã hội tại các khu vực công cộng. Trong ngày 16/4, Nga đã ghi nhận thêm 3.448 trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2, nâng tổng số các ca mắc bệnh COVID-19 tại nước này lên gần 28.000 người.
Trong khi đó, Trung Quốc cũng thắt chặt các biện pháp phòng dịch COVID-19 ở biên giới với Nga khi chứng kiến sự gia tăng số lượng ca nhiễm bệnh đến từ nước ngoài. Thành phố Tuy Phân Hà nằm ở khu vực biên giới Trung Quốc - Nga đã đóng cửa kênh kiểm tra hành khách nhằm ngăn chặn tình trạng gia tăng các ca mắc COVID-19 nhập ngoại. Chính quyền Thượng Hải cho biết trong tuần này, có 60 người từ chuyến bay của hãng hàng không Aeroflot từ Moscow (Nga) đến Trung Quốc bị nhiễm virus SARS-CoV-2.
Tại khu dân cư của người Trung Quốc tại Khabarovsk, ông Liu cho biết mọi người đã quyết định đóng cửa nơi sinh sống của mình và tự cách ly. "Chúng tôi đã tự đóng cửa các khu dân cư của mình và không muốn bất kỳ ai mang mầm bệnh vào trong", ông nói.
Việc tự kiểm dịch tại đây cũng được thiết lập tương tự như ở thành phố Vũ Hán. Người dân sẽ mua nhu yếu phẩm tại một siêu thị nhỏ trong khu này. Họ nhận đơn đặt hàng và giao hàng tại cổng. Cư dân tại đây đều tuân theo mọi khuyến cáo để đảm bảo sức khỏe như đeo khẩu trang và thực hành giãn cách xã hội.
Nhân viên kiểm dịch tại một sân bay ở Cáp Nhĩ Tân, thủ phủ tỉnh Hắc Long Giang, giáp biên giới Nga. Ảnh: Reuters
Tuy nhiên, cô Wang Jingwen, hướng dẫn viên du lịch tại St. Petersburg được 2 năm, đã quyết định rời khỏi Nga vì công việc kinh doanh khó khăn và không tin tưởng hệ thống chăm sóc sức khỏe tại Nga có thể đối phó với việc bùng phát virus SARS-CoV-2.
Vào cuối tháng 3, cô đã bay từ St. Petersburg đến thành phố Novosibirsk, sau đó đến Vladivostok, nơi cô cùng với nhiều người Trung Quốc khác đi xe khách 3 tiếng để trở về Tuy Phân Hà. "Tôi thường xuyên đi công tác nhưng đây là lần đầu tiên tôi cảm thấy hạnh phúc khi được trở về quê hương", cô chia sẻ.
Tại trạm kiểm soát Tuy Phân Hà, cô phải khai báo lịch sử đi lại và chi tiết về sức khỏe của mình. Sau đó, cô được lấy mẫu xét nghiệm virus, trải qua 14 ngày cách ly và báo cáo nhiệt độ hàng ngày. Sau khi vượt qua các biện pháp kiểm dịch nghiêm ngặt, cô đã được trở về nhà tại thành phố Thành Đô, phía Tây Nam Trung Quốc.
Còn những người Trung Quốc xa xứ khác như ông Liu, họ đứng trước lựa chọn khó khăn, rất muốn trở về quê hương nhưng công việc kinh doanh còn dang dở và lo sợ có thể mang mầm bệnh về đất nước. "Cha mẹ tôi già yếu. Nếu ai đó sẵn sàng mua lại công ty của tôi với giá một nửa, tôi sẽ bán trong tích tắc để trở về với gia đình", ông nói.
Hải Vân
"Điểm nóng" mới của dịch Covid-19 ở Trung Quốc Tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc hiện đang trở thành "chiến trường" mới của nước này trong dịch Covid-19 khi số ca nhiễm mới virus trong ngày liên tục gia tăng, chủ yếu đến từ dòng người nhập cảnh. Trung Quốc đã ghi nhận 108 ca nhiễm mới trong ngày 12.4, mức tăng cao nhất kể từ ngày 5.3. Số ca nhiễm mới...