Trung Quốc bao biện cuộc tập trận chiếm đảo ở Biển Đông

Theo dõi VGT trên

Trung Quốc điều tàu đệm khí lớn nhất thế giới tham gia cuộc tập trận chiếm các đảo tại khu vực đảo Hải Nam của nước này và quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam trên Biển Đông. Bộ Quốc phòng Trung Quốc còn ngang ngược tuyên bố Hoàng Sa thuộc chủ quyền Trung Quốc và bảo cộng đồng quốc tế tránh suy diễn về cuộc tập trận này.

Trung Quốc bao biện cuộc tập trận chiếm đảo ở Biển Đông - Hình 1

Tàu đệm khí đổ bộ lớp Zubr – Ảnh chụp màn hình từ Youtube

“Tiến hành những cuộc tập trận là thông lệ đối với hải quân nhiều nước. Cuộc tập trận thường niên lần này của Hải quân Trung Quốc (từ ngày 22 – 31.7) là nhằm kiểm tra năng lực sẵn sàng tham chiến, tăng cường sức mạnh và khả năng tìm kiếm cứu hộ và đảm bảo hoàn tất những sứ mạng đa dạng của quân đội”, Reuters dẫn lời ông Liang Yang, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc, cho biết ngày 25.7.

Ông Yang ngang ngược bảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Trung Quốc và cuộc diễn tập được tiến hành theo đúng luật quốc tế. Ông Yang cho biết thêm Hải quân Trung Quốc sẽ tiến hành những cuộc tập trận tương tự trong tương lai và đề nghị các quốc gia trong khu vực và cả Mỹ nên tránh suy diễn về cuộc tập trận này.

Đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV cho hay một số tàu đổ bộ của nước này đã không thể chọc thủng tuyến phòng vệ của địch và tấn công đổ bộ trong cuộc tập trận gần đây ở Biển Đông. Tuy nhiên, trong cuộc tập trận kéo dài từ ngày 22 – 31.7 ở Biển Đông, Hải quân Trung Quốc đã điều động vũ khí mới nhất của nước này, đó là tàu đệm khí đổ bộ lớp Zubr (do Liên Xô thiết kế).

Trang tin quốc phòng IHS Janes đánh giá cuộc tập trận này, đăng tải một số hình ảnh cho thấy xe tăng chủ lực Type 99 (Kiểu 99) của Trung Quốc xuất hiện, di chuyển khỏi tàu đệm khí đổ bộ lớp Zubr.

Với độ choán nước 550 tấn, dài 57 m và rộng 26 m, tàu đệm khí đổ bộ lớp Zubr, được đánh giá là lớn nhất thế giới, có thể chở tối đa 3 xe tăng hạng nặng, hoặc 10 xe thiết giáp chở quân với 230 binh sĩ, hoặc 375 binh sĩ được đang bị đầy đủ vũ khí để tiến hành tấn công đổ bộ.

Tàu đệm khí đổ bộ lớp Zubr được trang bị vũ khí hạng nhẹ, như tên lửa phòng không, pháo 30 mm, bệ phóng rocket và tên lửa diệt hạm.

Vào năm 2009, quân đội Trung Quốc mua 4 chiếc tàu đệm khí đổ bộ lớp Zubr từ Ukraine, gồm 2 chiếc đầu tiên đóng ở Crimea và hai chiếc còn lại được đóng tại Trung Quốc (theo thỏa thuận bàn giao công nghệ với Ukraine), trị giá tổng cộng 350 triệu USD.

Trong bài viết tựa đề “Trung Quốc diễn tập xâm lược các hòn đảo ở Biển Đông” trên chuyên san The Diplomat (Nhật Bản), nhà phân tích Franz-Stefan Gady thuộc tổ chức phi chính phủ EastWest Institute, nhận định: với tầm hoạt động 480 km, tàu đệm khí đổ bộ lớp Zubr là vũ khí lý tưởng để triển khai thực hiện sứ mạng đổ bộ lên các hòn đảo ở Biển Đông.

Theo ông Gady, các tàu đệm khí đổ bộ lớp Zubr bố trí ở đảo Hải Nam, nơi đặt Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc.

Như Thanh Niên Online đã đưa tin, ông Lê Hải Bình, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 23.7 đã lên tiếng đã phản đối cuộc tập trận của Trung Quốc tại các khu vực trên Biển Đông bao gồm đảo Hải Nam của Trung Quốc và những đảo, đá phía đông bắc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

“Đây là hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, đi ngược lại nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước, ngăn cản đà phát triển quan hệ ngoại giao của hai nước, làm phức tạp tình hình, đe dọa an ninh, an toàn hàng hải trong khu vực”, ông Bình cho biết.

“Việt Nam phản đối và yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, hành xử có trách nhiệm, dừng ngay và không tái diễn các hành động làm phức tạp tình hình”, ông Bình nói.

Phúc Duy

Theo Thanhnien

5 nguyên nhân khiến Trung Quốc thua Nhật Bản trong chiến tranh quá khứ

Bài viết đã chỉ ra 5 nguyên nhân khiến Trung Quốc đã tổn thất nặng nề trong cuộc chiến chống Nhật Bản xâm lược trước đây và muốn rút bài học...

5 nguyên nhân khiến Trung Quốc thua Nhật Bản trong chiến tranh quá khứ - Hình 1

Máy bay chiến đấu J-10 Không quân Trung Quốc

Video đang HOT

Tân Hoa xã tháng 7/2015 đưa tin, nói đến chiến tranh chống phát xít thế giới, nói đến Chiến tranh thế giới lần thứ hai, so sánh với các nước khác, chiến trường khác, sẽ phát hiện, thắng lợi của cuộc kháng chiến do Trung Quốc tiến hành đã phải trả giá rất nặng nề.

Theo bài báo, để có được thắng lợi này, sự hy sinh của nhân dân Trung Quốc đã vượt tổng số tất cả các nước đồng minh chống phát xít khác. Chiến tranh tất yếu tàn khốc. Trong khi đó thời gian tiếp diễn chiến tranh càng dài, đau đớn mang đến cho nhân dân càng lớn, thiệt hại càng nhiều.

Trong toàn bộ cuộc chiến, quân và dân Trung Quốc đã thiệt hại 30 triệu người trở lên; bao gồm sự mất mát lãnh thổ của hầu như toàn bộ khu vực kinh tế phát đạt và khu vực dân số đông đúc của Trung Quốc; từ sự kiện 18/9 đến chiến thắng cuối cùng phải trải qua 14 năm, dài nhất trong toàn bộ các nước đồng minh chống phát xít.

Ngoài ra, về tổn thất vật chất, trong cuộc chiến này, tổn thất vật chất của Trung Quốc thực sự không thể tính được. Trong đó có tổn thất tài nguyên, tổn thất tài sản của người dân, có tổn thất trên các phương diện như công nghiệp, nông nghiệp, tài chính.

Còn có tổn thất văn hóa, chẳng hạn đầu lâu người vượn Bắc kinh đến nay mất ở đâu còn chưa rõ. Người Trung Quốc đều khó có thể hiểu được, để có được chiến thắng này, rốt cuộc đã phải trả giá nặng nề thế nào, đã bị tổn thất bao nhiêu.

5 nguyên nhân khiến Trung Quốc thua Nhật Bản trong chiến tranh quá khứ - Hình 2

Máy bay chiến đấu tàng hình J-20 Trung Quốc

Theo bài báo, cần lấy lịch sử làm tấm gương, làm người thầy. Tổng kết lịch sử, nhận thức sâu sắc lịch sử, mới có thể tránh thảm kịch tương tự tái diễn. Tại sao Trung Quốc lại bị tổn thất nặng nề như vậy trong cuộc chiến tranh này? Có 5 nguyên nhân sau đây:

Nguyên nhân thứ nhất là thiếu đồng thuận quốc gia, xung đột nội chiến không dứt. Trước khi nổ ra cuộc chiến này, Trung Quốc còn chưa có đặc trưng cơ bản của quốc gia hiện đại. Đặc biệt là về đồng thuận quốc gia tồn tại thiếu hụt to lớn.

Khi nổ ra chiến tranh, về danh nghĩa, Trung Quốc là một quốc gia thống nhất, nhưng tình hình thực tế là Trung Quốc còn đang ở trạng thái chia cắt, cát cứ của các thế lực, bao gồm các tập đoàn địa phương.

Trung Quốc khi đó hoàn toàn không phải là một quốc gia có sự thống nhất hoàn toàn về mệnh lệnh nhà nước và quân đội. Cho nên tài lực và sức mạnh quân sự có hạn của Trung Quốc không thể được điều động sử dụng thống nhất.

Trong tình hình này, Trung Quốc ở trạng thái nội chiến trong thời gian dài. Một đặc trưng rõ ràng nhất chính là trạng thái nội chiến giữa Quốc Dân đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc.

5 nguyên nhân khiến Trung Quốc thua Nhật Bản trong chiến tranh quá khứ - Hình 3

Máy bay ném bom H-6K Không quân Trung Quốc

Mặc dù Đảng Cộng sản Trung Quốc nhiều lần đề xuất nhấn mạnh "chấm dứt nội chiến, thống nhất đối phó bên ngoài", nhưng lời kêu gọi này thực sự được chính quyền Quốc Dân đảng hưởng ứng là sau Biến cố Tây An. Nhưng, thời gian đã qua 6 năm.

Sau Biến cố 7/7, Trung Quốc đã bước vào giai đoạn kháng chiến toàn diện, mặc dù nội chiến không còn, nhưng xung đột vẫn tồn tại. Chẳng hạn Biến cố Hoản Nam thực chất là một cuộc xung đột nội bộ ở Trung Quốc do Quốc Dân đảng gây ra.

Sự kiện tương tự còn rất nhiều, cho nên, trong lịch sử kháng chiến của Trung Quốc sẽ thấy một cụm từ gọi là "phe ngoan cố". Xung đột nội chiến không dứt, đã làm tiêu hao rất nhiều nguồn lực, làm suy yếu rất lớn năng lực chống trả bên ngoài.

Ngoai ra, những cuộc xung đôt này không chỉ phản ánh ở giữa Quốc Dân đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc, mà còn ngay ở nội bộ Quốc Dân đảng. Vì vậy, mới thấy được, trên chiến trường chính diện của cuộc chiến, lực lượng tham chiến thường sẽ nghi kỵ lẫn nhau, không chi viện cho nhau, thậm chí không thông tin cho nhau. Đây cũng là hậu quả do thiếu đồng thuận quốc gia, xung đột nội chiến không dứt.

5 nguyên nhân khiến Trung Quốc thua Nhật Bản trong chiến tranh quá khứ - Hình 4

Trung Quốc đang phát triển thủy phi cơ AG600

Nguyên nhân thứ hai là nước yếu dân nghèo, khoa học giáo dục lạc hậu. Trung Quốc khi đó đang đứng ở một trạng thái lạc hậu nửa thuộc địa. Trong khi đó, đối thủ chủ yếu của Trung Quốc là Nhật Bản, một cường quốc, một nước phát triển trên thế giới.

Ảnh hưởng của điều này ở cấp độ quân sự chính là vũ khí hạng nặng, tương đối tiên tiến mà Quân đội Trung Quốc trang bị khi đó hầu như đều không phải do Trung Quốc tự nghiên cứu phát triển, mà phần lớn dựa vào viện trợ từ bên ngoài.

Một khi nổ ra chiến tranh toàn diện, tình hình này rõ ràng khó mà duy trì lâu dài. Điều này đã cho thấy, "lạc hậu thì bị ăn đòn". Chiến tranh chống Nhật chính là giải thích tốt nhất cho câu nói này.

Theo bài báo, khi so sánh vũ khí, rất nhiều người yêu thích quân sự sẽ phát hiện Trung Quốc mua sắm rất nhiều trang bị có tính năng không yếu, thậm chí vượt trang bị của Nhật Bản, nhưng trên thực tế có thể phát huy vai trò lại tương đối có hạn.

Điều này không thể không nói đến tố chất (chất lượng) của Quân đội Trung Quốc. Tố chất của quân đội căn bản ở chỗ tố chất của nhân dân, mà tố chất của nhân dân đến từ giáo dục.

Giáo dục của Trung Quốc khi đó rất lạc hậu. Tỷ lệ mù chữ và nửa mù chữ chiếm hơn một nửa. Vì vậy, so với đối thủ, tố chất của binh sĩ Trung Quốc có khoảng cách khá lớn. Đây cũng là một nguyên nhân quan trọng khiến cho Trung Quốc tổn thất về người nhiều như vậy.

5 nguyên nhân khiến Trung Quốc thua Nhật Bản trong chiến tranh quá khứ - Hình 5

Máy bay trực thăng Z-9 trang bị cho tàu đổ bộ cỡ lớn Type 071, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc

Vì vậy, hiện nay nhìn lại, muốn tồn tại trong cộng đồng quốc tế thì quốc gia phải mạnh, nhân dân phải giàu, khoa học công nghệ phải phát triển, giáo dục phải theo kịp tiến bộ thời đại. Thậm chí giáo dục cần đi trước một bước.

Nguyên nhân thứ ba là xây dựng quốc phòng không đủ, quan niệm quân sự lạc hậu. Trạng thái nội chiến lâu dài khiến cho quân đội các bên trong nước mệt mỏi ứng phó với cuộc chiến tranh và xung đôt ở bên trong.

Trong khi đó, xây dựng quốc phòng để ưng pho với ngoại xâm lại không đủ. Trước cuộc chiến tranh này, có trí thức đã sớm cho rằng "Chiến tranh Trung-Nhật đã không thể tránh khỏi".

Nhìn ở cấp độ chiến lược quốc gia, Nhật Bản khi đó là đối thủ chủ yếu nhất, nguy hiểm nhất của Trung Quốc. Nhưng, Trung Quốc xây dựng quốc phòng để đối phó thì rất ít.

Đồng thời, quan niệm quân sự của Trung Quốc cũng tương đối lạc hậu. Điều này thể hiện tương đối rõ ràng trong cuộc chiến tranh chính diện sau khi nổ ra toàn diện.

Quân đội Trung Quốc về cơ bản đã sử dụng phương thức của Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, áp dụng tác chiến phòng ngự bị động, cứng nhắc. Sử dụng phương thức như vậy để đối phó địch mạnh rõ ràng là bị thiệt hại lớn.

5 nguyên nhân khiến Trung Quốc thua Nhật Bản trong chiến tranh quá khứ - Hình 6

Tàu đổ bộ đệm khí lớp Zubr tham gia một cuộc tập trận đổ bộ trên Biển Đông do Quân đội Trung Quốc tiến hành gần đây

Theo bài báo, trên phương diện này, trong điều kiện vật chất, công nghệ đều rất khó khăn, cuộc chiến chống Nhật do Đang Công san Trung Quôc lãnh đạo đã tiến hành "đổi mới về quan niệm quân sự".

Tư tưởng chiến tranh nhân dân, các chiến thuật như vận động chiến, chiến tranh du kích... trong "Bàn về đánh lâu dài" của Mao Trạch Đông đã giúp cho Đang Công san Trung Quôc tiến hành các cuộc tiến công quan trọng đối với địch trên chiến trường sau lưng địch rộng lớn, giành được chiến thắng tương đối quan trọng.

Theo đó, bài báo cho rằng, sự lạc hậu và tiên tiến của quan niệm quân sự sẽ có ảnh hưởng to lớn đến tiến trình và kết cục của chiến tranh.

Nguyên nhân thứ tư là thỏa hiệp, mềm yếu, lệ thuộc vào viện trợ từ bên ngoài. Có thể phân chia 14 năm của cuộc chiến làm chiến tranh cục bộ 6 năm đầu, chiến tranh toàn diện 8 năm sau.

Trong chiến tranh cục bộ 6 năm đầu, chính quyền Quốc Dân đảng thỏa hiệp mềm yếu. Trong một loạt "biến cố", hầu như mỗi lần đều là Trung Quốc thỏa hiệp nhượng bộ, thậm chí chính quyền Trung ương hạ đạt mệnh lệnh không chống cự cho địa phương.

Có một số thời điểm thậm chí chính quyền Trung ương tự hạn chế, làm suy yếu, tấn công lực lượng chống Nhật.

5 nguyên nhân khiến Trung Quốc thua Nhật Bản trong chiến tranh quá khứ - Hình 7

Tàu đổ bộ cỡ lớn Tỉnh Cương Sơn Type 071 và tàu đệm khí Type 726 của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc trong một cuộc tập trận

Đằng sau những hành động này là tư tưởng hư ảo "hy vọng đối thủ có thể dừng lại". Vì vậy, 6 năm đầu chiến tranh, chinh quyền Quốc Dân đảng ngày càng lùi bước, còn người Nhật lại từng bước tiến lên. Trạng thái này đã hỗ trợ cho khí thế và tham vọng thôn tính Trung Quốc của người Nhật.

Còn 8 năm sau sẽ thấy một trạng thái khác, đó là lệ thuộc vào viện trợ nước ngoài. Cùng với sự ổn định của tình hình cuộc chiến và sự thay đổi của tình hình quốc tế, trạng thái này đã nhanh chóng lộ rõ.

Chính quyền Quốc Dân đảng hy vọng dựa vào nước ngoài viện trợ, dựa vào tình hình quốc tế để đánh thắng chiến tranh, đem thắng lợi nhờ vả ở người ngoài. Trạng thái này đã phát triển lên cực độ trong giai đoạn sau của cuộc chiến.

Tức là khi cuộc chiến tranh chống phát xít thế giới đi vào giai đoạn cuối, đêm trước khi các nước phát xít nhanh chóng bị diệt vong, trên chiến trường chính diện của kháng chiến, Quân đội Trung Quốc vẫn từng bước nhượng bộ.

Đây cũng chính là lý do tại sao cuộc kháng chiến của Trung Quốc không có giai đoạn "phản công toàn diện". Trong khi đó, tư tưởng lệ thuộc vào viện trợ bên ngoài tiếp tục có ảnh hưởng quan trọng đối với việc chia chác lợi ích quốc tế, xây dựng hình tượng quốc gia Trung Quốc sau chiến tranh.

5 nguyên nhân khiến Trung Quốc thua Nhật Bản trong chiến tranh quá khứ - Hình 8

Tàu hộ vệ hạng nhẹ Lô Châu Type 056 của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc

Tổng kết giai đoạn lịch sử này có thể rút ra một kết luận quan trọng, đó là: Đối với hoạt động xâm lược của nước ngoài, thỏa hiệp mềm yếu, lệ thuộc vào sức mạnh của bên ngoài sẽ không đạt được kết quả tốt đẹp nào.

Bài báo cho rằng, quốc gia cần phải mạnh lên, cần phát triển, phải tự cường. Dựa vào sức mình mới có thể thực hiện được mục tiêu vĩ đại.

5 nguyên nhân trên cho thấy giặc ngoại xâm dã man, còn nội gián rất nhiều. Bài báo gọi Nhật Bản là "kẻ xâm lược dã man nhất trong lịch sử". Rất nhiều sự kiện hiếm thấy trong lịch sử chiến tranh loài người như Thảm sát Nam Kinh, lực lượng 731, "Chính sách Tam Quang".

Theo bài báo, Trung Quốc khi đó đối mặt với một đối thủ nhỏ nhưng mạnh, cực kỳ dã man. Muốn chiến thắng đối thủ này, không thể không phải hy sinh nặng nề.

Đông thơi, nội bộ Trung Quốc cũng có nguyên nhân của mình. Trên toàn bộ chiến trường Trung Quốc, số lượng Hán gian, ngụy quân đã chiếm hơn số lượng của quân chiếm đóng Nhật Bản.

Bài báo cho rằng, đây là những tổng kết lịch sử thực sự. Lịch sử đem lại bài học cho tương lai, đọc lịch sử quan trọng nhất là tổng kết lịch sử, chỉ dẫn cho tương lai. Chỉ có thực sự hiểu biết cái giá phải trả cho những tổn thất nặng nề thì mới có thể thực sự dẫn dắt cho tương lai không bị sai lầm, con đường tương lai sẽ có thể giảm hy sinh và được thức tỉnh hơn.

5 nguyên nhân khiến Trung Quốc thua Nhật Bản trong chiến tranh quá khứ - Hình 9

Tàu ngầm thông thường Type 039B lớp Nguyên, Hải quân Trung Quốc (ảnh tư liệu)

Việt Dũng (nguồn Tân Hoa xã)

Theo giaoduc

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Vụ điện mặt trời: Bộ Công an đề nghị Đắk Lắk cung cấp thông tin 38 cán bộVụ điện mặt trời: Bộ Công an đề nghị Đắk Lắk cung cấp thông tin 38 cán bộ
15:42:32 24/04/2025
Tổng thống Trump hé lộ khả năng 'giảm đáng kể' thuế với Trung QuốcTổng thống Trump hé lộ khả năng 'giảm đáng kể' thuế với Trung Quốc
11:12:09 23/04/2025
Hàn Quốc: Thêm một cựu Tổng thống bị truy tốHàn Quốc: Thêm một cựu Tổng thống bị truy tố
21:10:40 24/04/2025
Tỷ phú Elon Musk sẽ giảm thời gian làm việc cho Chính phủ MỹTỷ phú Elon Musk sẽ giảm thời gian làm việc cho Chính phủ Mỹ
12:13:44 23/04/2025
Fed phát tín hiệu giữ nguyên lãi suất bất chấp áp lực từ Tổng thống TrumpFed phát tín hiệu giữ nguyên lãi suất bất chấp áp lực từ Tổng thống Trump
19:35:10 23/04/2025
Ông Trump tuyên bố sẽ giảm mạnh thuế với Trung QuốcÔng Trump tuyên bố sẽ giảm mạnh thuế với Trung Quốc
13:53:56 24/04/2025
Bộ Ngoại giao Nga lên tiếng sau tuyên bố về Crimea của Tổng thống ZelenskyBộ Ngoại giao Nga lên tiếng sau tuyên bố về Crimea của Tổng thống Zelensky
19:04:59 24/04/2025
Điều gì xảy ra khi Mỹ rút khỏi tiến trình hòa bình giữa Nga và Ukraine?Điều gì xảy ra khi Mỹ rút khỏi tiến trình hòa bình giữa Nga và Ukraine?
14:09:46 23/04/2025

Tin đang nóng

Việt Nam lên tiếng về thông tin Tổng thống Mỹ yêu cầu quan chức không dự lễ kỷ niệm 30-4Việt Nam lên tiếng về thông tin Tổng thống Mỹ yêu cầu quan chức không dự lễ kỷ niệm 30-4
21:11:36 24/04/2025
Bắt đôi vợ chồng liên quan chuyên án ma túy và giúp hung thủ Bùi Đình Khánh bỏ trốnBắt đôi vợ chồng liên quan chuyên án ma túy và giúp hung thủ Bùi Đình Khánh bỏ trốn
18:34:47 24/04/2025
Mang 40 chỉ vàng đi bán, đôi vợ chồng ở Thái Nguyên làm một việc khiến chủ tiệm "cúi đầu cảm tạ"Mang 40 chỉ vàng đi bán, đôi vợ chồng ở Thái Nguyên làm một việc khiến chủ tiệm "cúi đầu cảm tạ"
18:50:31 24/04/2025
Nam NSƯT 75 tuổi sở hữu biệt thự trải dài từ Việt Nam sang Mỹ, đàn em nói phải tu nhiều kiếp mới gặp đượcNam NSƯT 75 tuổi sở hữu biệt thự trải dài từ Việt Nam sang Mỹ, đàn em nói phải tu nhiều kiếp mới gặp được
19:42:15 24/04/2025
"Tất tay" mua hơn 300 chỉ vàng, người phụ nữ ở Hà Nội mất ngủ khi giá lao dốc, biết số tiền lỗ mà hoảng"Tất tay" mua hơn 300 chỉ vàng, người phụ nữ ở Hà Nội mất ngủ khi giá lao dốc, biết số tiền lỗ mà hoảng
18:47:11 24/04/2025
Cô gái sinh năm 2007 đặt cuốc taxi 5 triệu đồng nhưng hủy chuyến, tài xế lập tức báo công an: "Không làm thế chắc tôi ân hận cả đời"Cô gái sinh năm 2007 đặt cuốc taxi 5 triệu đồng nhưng hủy chuyến, tài xế lập tức báo công an: "Không làm thế chắc tôi ân hận cả đời"
19:16:59 24/04/2025
Nam diễn viên Việt kết hôn đồng giới được mời livestream giá 120 triệu, từ chối thẳngNam diễn viên Việt kết hôn đồng giới được mời livestream giá 120 triệu, từ chối thẳng
21:42:42 24/04/2025
Cuộc sống kín tiếng của "đạo diễn trăm tỷ" vừa trải qua cơn thập tử nhất sinh, dấu hiệu chỉ từ 1 cơn đau tức ngựcCuộc sống kín tiếng của "đạo diễn trăm tỷ" vừa trải qua cơn thập tử nhất sinh, dấu hiệu chỉ từ 1 cơn đau tức ngực
20:07:19 24/04/2025

Tin mới nhất

Số lượng sắc lệnh 'khủng' của Tổng thống Trump

Số lượng sắc lệnh 'khủng' của Tổng thống Trump

21:17:51 24/04/2025
Chưa đến ngưỡng 100 ngày đầu tiên của nhiệm kỳ 2, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ban hành sắc lệnh hành pháp với số lượng kỷ lục và tạo nên những thay đổi lớn trong chính sách Mỹ.
Giải pháp của Mỹ cho xung đột Ukraine có hiệu quả ?

Giải pháp của Mỹ cho xung đột Ukraine có hiệu quả ?

21:07:58 24/04/2025
Mỹ dường như có thêm một số động thái mới để nhằm thúc đẩy Nga chịu tiến hành đàm phán về cuộc xung đột Ukraine.
Thư ký Hội đồng An ninh Liên bang Nga cảnh cáo đòn hạt nhân với châu Âu

Thư ký Hội đồng An ninh Liên bang Nga cảnh cáo đòn hạt nhân với châu Âu

21:07:42 24/04/2025
Ông Shoigu cho biết Moskva đang theo dõi chặt chẽ hoạt động chuẩn bị quân sự của các nước châu Âu, khi họ tìm cách tăng cường chi tiêu và sản xuất quốc phòng trong bối cảnh Mỹ giảm sự hiện diện quân sự của mình trên lục địa này.
Indonesia nhấn mạnh vai trò của ASEAN trong giữ vững hòa bình và cân bằng khu vực

Indonesia nhấn mạnh vai trò của ASEAN trong giữ vững hòa bình và cân bằng khu vực

21:04:02 24/04/2025
Theo ông Yudhoyono, việc củng cố hợp tác khu vực ASEAN nên tập trung nhiều hơn vào việc phát triển một hệ sinh thái thương mại và đầu tư, cũng như hỗ trợ tự cung tự cấp về lương thực, năng lượng và tính bền vững môi trường.
Giáo hoàng Francis về với thánh đường Vatican lần cuối

Giáo hoàng Francis về với thánh đường Vatican lần cuối

21:01:06 24/04/2025
Chiều qua 23.4, tức sáng cùng ngày theo giờ Ý, linh cữu Giáo hoàng Francis đã được đưa từ nhà khách Casa Santa Marta về Vương cung thánh đường Thánh Peter.
Ý nghĩa cuộc hội đàm giữa Tổng thống Nga và Quốc vương Oman

Ý nghĩa cuộc hội đàm giữa Tổng thống Nga và Quốc vương Oman

20:59:12 24/04/2025
Cuộc gặp lịch sử tại Điện Kremlin không chỉ đánh dấu bước ngoặt quan hệ song phương, mà còn mở ra khả năng Nga trở thành trung gian chiến lược trong thỏa thuận hạt nhân Iran.
Thất bại trong đàm phán tái cấu trúc 2,6 tỷ USD, Ukraine đối mặt nguy cơ vỡ nợ lịch sử

Thất bại trong đàm phán tái cấu trúc 2,6 tỷ USD, Ukraine đối mặt nguy cơ vỡ nợ lịch sử

20:54:34 24/04/2025
Khoản tiền 2,6 tỷ USD liên quan đến cái gọi là lệnh bảo đảm GDP (hay chứng quyền GDP), một công cụ tài chính trao cho chủ nợ quyền được thanh toán thêm dựa trên hiệu quả kinh tế của quốc gia.
Indonesia có thêm cơ hội xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc

Indonesia có thêm cơ hội xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc

20:52:51 24/04/2025
Theo Cơ quan Thống kê Trung ương (BPS), năm 2024, Indonesia đã xuất khẩu 600 tấn sầu riêng với giá trị khoảng 1,8 triệu USD, trong đó chủ yếu đến thị trường Thái Lan và Hong Kong (Trung Quốc).
Trung Quốc thúc đẩy hợp tác không gian quốc tế với Mỹ

Trung Quốc thúc đẩy hợp tác không gian quốc tế với Mỹ

20:41:28 24/04/2025
Tiếp nối thành công, sứ mệnh Thường Nga 6 vào năm ngoái đã đánh dấu cột mốc lịch sử mới khi Trung Quốc trở thành quốc gia đầu tiên mang về đá từ phía xa Mặt trăng, vùng không thể quan sát từ Trái đất.
Tìm ra nguyên nhân khiến loài chuột túi khổng lồ thời tiền sử diệt vong

Tìm ra nguyên nhân khiến loài chuột túi khổng lồ thời tiền sử diệt vong

20:35:03 24/04/2025
Tuy nhiên, khu rừng này bắt đầu khô héo khoảng 300.000 năm trước trong bối cảnh khí hậu khu vực này trở nên ngày càng khô và không ổn định. Đây được cho là nguyên nhân khiến những con chuột túi khổng lồ này diệt vong.
Tổng thống Zelensky tuyên bố cắt ngắn chuyến thăm Nam Phi bởi lý do bất ngờ

Tổng thống Zelensky tuyên bố cắt ngắn chuyến thăm Nam Phi bởi lý do bất ngờ

20:24:40 24/04/2025
Tuy nhiên đến nay, phía Ukraine cho rằng nước này và Nam Phi có thêm nhiều điểm chung khi mà bối cảnh địa chính trị đã thay đổi cơ bản kể từ cuộc gặp trước đó. Hai bên đều nhận ra ngày càng có nhiều điểm bất đồng quan điểm với Washingto...
Myanmar bắt giữ nhà chiêm tinh trên TikTok vì dự đoán động đất gây hoang mang

Myanmar bắt giữ nhà chiêm tinh trên TikTok vì dự đoán động đất gây hoang mang

20:09:46 24/04/2025
Các chuyên gia từ Cục Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) cho biết, việc dự đoán trước một trận động đất lớn là điều không thể thực hiện được về mặt khoa học.

Có thể bạn quan tâm

Hoa hậu Việt cả đời chỉ đóng 1 phim mà sau 15 năm vẫn hot rần rần, nhan sắc gây sốc khiến dân tình hết hồn

Hoa hậu Việt cả đời chỉ đóng 1 phim mà sau 15 năm vẫn hot rần rần, nhan sắc gây sốc khiến dân tình hết hồn

Hậu trường phim

23:37:42 24/04/2025
Hàng loạt những trích đoạn của Mai Phương Thúy trong bộ phim Âm Tính được chia sẻ lại và thu hút nhiều người xem.
"Nàng tiên hoa" đẹp chấn động địa cầu: Nhan sắc vô địch Trung Quốc, visual không có thực ở nhân gian

"Nàng tiên hoa" đẹp chấn động địa cầu: Nhan sắc vô địch Trung Quốc, visual không có thực ở nhân gian

Sao châu á

23:34:25 24/04/2025
Diện chiếc váy này lên, trông Địch Lệ Nhiệt Ba giống như một nàng tiên hoa tươi trẻ, đầy nữ tính và căng tràn sức sống.
NSND Thu Hà đẹp mặn mà tuổi 56, diễn viên Phương Oanh gây sốt

NSND Thu Hà đẹp mặn mà tuổi 56, diễn viên Phương Oanh gây sốt

Sao việt

23:19:40 24/04/2025
NSND Thu Hà quyến rũ bên hoa ở tuổi 56. Phương Oanh khoe ảnh cặp song sinh siêu đáng yêu. Bức ảnh hiện có hơn 37 nghìn lượt thích.
Sơn Tùng M-TP đánh bại HIEUTHUHAI, 'nàng thơ' của Đen Vâu

Sơn Tùng M-TP đánh bại HIEUTHUHAI, 'nàng thơ' của Đen Vâu

Nhạc việt

22:59:58 24/04/2025
Sơn Tùng M-TP đứng đầu ở các giải thưởng của The Official Vietnam Chart - Nghệ sĩ trong nước của năm , top 1 và 2 Bài hát trong nước của năm .
Mẹ đơn thân từ chối hẹn hò với trai tân, nghẹn ngào nói lý do

Mẹ đơn thân từ chối hẹn hò với trai tân, nghẹn ngào nói lý do

Tv show

22:29:23 24/04/2025
Được mai mối với nam quản lý còn độc thân, đàng gái do dự rồi quyết định không bấm nút hẹn hò khiến hai MC tiếc nuối.
'Bom tấn' đối đầu phim Lý Hải, Victor Vũ ở phòng vé Việt

'Bom tấn' đối đầu phim Lý Hải, Victor Vũ ở phòng vé Việt

Phim âu mỹ

22:24:36 24/04/2025
Thunderbolts (tựa Việt: Biệt đội sấm sét) của Marvel đã được trình chiếu trước báo giới và nhận được nhiều phản hồi tích cực từ những khán giả đầu tiên.
Dùng thuốc trong Hội chứng Dressler

Dùng thuốc trong Hội chứng Dressler

Sức khỏe

21:40:42 24/04/2025
Hội chứng Dressler có thể gây những biến chứng nguy hiểm như tràn dịch ngoài màng tim, chèn ép tim, suy tim, rối loạn nhịp tim
Nguyên Giám đốc CDC Lâm Đồng lĩnh án 5 năm tù

Nguyên Giám đốc CDC Lâm Đồng lĩnh án 5 năm tù

Pháp luật

21:20:25 24/04/2025
Với hành vi gây thiệt hại tài sản cho nhà nước hơn 7,2 tỷ đồng, ông Nguyễn Quốc Minh, nguyên Giám đốc CDC Lâm Đồng đã bị TAND tỉnh Lâm Đồng đã tuyên phạt 5 năm tù giam.
NÓNG: Kênh Spotify của BLACKPINK bất ngờ tràn ngập video 18+, chuyện gì đây?

NÓNG: Kênh Spotify của BLACKPINK bất ngờ tràn ngập video 18+, chuyện gì đây?

Nhạc quốc tế

21:18:12 24/04/2025
Ngày 24/4, cộng đồng mạng không khỏi hoang mang trước những nội dung được đăng tải trên kênh Spotify của BLACKPINK.
Xóa gấp bức ảnh cụ ông bán xôi ở vỉa hè sau 5 ngày vì quá nhiều tiền được gửi về tài khoản: Thân thế thật sự gây choáng

Xóa gấp bức ảnh cụ ông bán xôi ở vỉa hè sau 5 ngày vì quá nhiều tiền được gửi về tài khoản: Thân thế thật sự gây choáng

Netizen

20:12:59 24/04/2025
Câu chuyện được một tài khoản có tên con cá nhỏ đăng tải trên nền tảng mạng xã hội Xiaohongshu. Chủ tài khoản này ghi caption: Ông nội của học sinh tôi mỗi ngày đều bán hàng ở đây từ 4h chiều đến tối. Ai có nhu cầu thì hãy đến ủng hộ ôn...