Trung Quốc bác tin buộc quan chức Mỹ xét nghiệm nCoV qua hậu môn
Trung Quốc khẳng định chưa từng yêu cầu quan chức ngoại giao Mỹ xét nghiệm nCoV qua hậu môn, sau khi truyền thông Washington đưa tin về vấn đề này.
“Trung Quốc chưa bao giờ yêu cầu nhân viên ngoại giao Mỹ tại đây phải lấy mẫu xét nghiệm từ hậu môn”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cho biết trong cuộc họp báo thường kỳ hôm 25/2.
Tuyên bố của ông Triệu được đưa ra sau khi báo Mỹ dẫn lời các quan chức ngoại giao nước này nói rằng họ đã phải tiến hành xét nghiệm nCoV qua hậu môn tại Trung Quốc, bất chấp họ thuộc diện được miễn trừ.
Trung Quốc tháng trước cho biết phương pháp lấy mẫu xét nghiệm nCoV từ hậu môn có thể hiệu quả hơn phương pháp lấy dịch hầu họng thông thường, do virus có thể tồn tại lâu hơn trong hệ tiêu hóa.
Video đang HOT
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh hồi tháng 4/2020. Ảnh: AFP.
Giới chức Trung Quốc đã sử dụng phương pháp xét nghiệm qua dịch hậu môn với những người được cho là có nguy cơ cao nhiễm virus, gồm cả cư dân ở các khu vực lân cận nơi phát hiện ca nhiễm hay một số du khách quốc tế.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin khi phương pháp xét nghiệm nCoV qua hậu môn được áp dụng ở Bắc Kinh trong đợt bùng phát nhỏ hồi tháng một, nó đã gây ra tranh cãi trên Weibo, khi nhiều người cho rằng phương pháp “ghê sợ”, trong khi nhiều người bày tỏ sự hào hứng với biện pháp xét nghiệm mới.
Tuy nhiên, giới chức Bắc Kinh cũng thừa nhận rất khó áp dụng xét nghiệm nCoV qua hậu môn rộng rãi như các phương pháp khác, vốn được áp dụng để xét nghiệm cho hàng triệu người, vì cách làm này “bất tiện” cho cả nhân viên y tế lẫn người được xét nghiệm.
Từng là nơi phát hiện các ca nhiễm nCoV đầu tiên và là vùng dịch nghiêm trọng nhất trên thế giới, Trung Quốc được cho là đã kiểm soát tốt Covid-19. Nước này tới nay ghi nhận hơn 89.000 ca nhiễm và hơn 4.6000 ca tử vong do nCoV.
Oanh tạc cơ Mỹ áp sát Trung Quốc áp đặt
Hai oanh tạc cơ B-1B Lancer của không quân Mỹ tiến vào vùng nhận dạng phòng không của Trung Quốc trên biển Hoa Đông hôm nay.
Theo dữ liệu của Aircraft Spots, chuyên trang theo dõi máy bay trên thế giới, hai oanh tạc cơ B-1B Mỹ xuất phát từ căn cứ không quân Andersen trên đảo Guam sáng nay, sau đó tiến vào vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) Trung Quốc áp đặt trên biển Hoa Đông. Các oanh tạc cơ Mỹ tiếp nhiên liệu trên không trong quá trình thực hiện nhiệm vụ này.
Theo quy tắc quốc tế, máy bay nước ngoài đi qua ADIZ của nước nào cần thông báo lịch trình bay từ trước cho cơ quan liên quan nước đó, nhưng Mỹ và Nhật Bản đều không công nhận ADIZ Trung Quốc đơn phương áp đặt trên biển Hoa Đông.
Một oanh tạc cơ B1-B của Mỹ cất cánh từ bang Nam Dakota hồi tháng 4. Ảnh: USAF.
Không quân Mỹ trước đây thường triển khai máy bay do thám và chiến đấu cơ áp sát Trung Quốc. Việc sử dụng B1-B Lancer, loại oanh tạc cơ có trọng tải lớn nhất của Mỹ, được giới quan sát coi là một thông điệp cảnh báo mạnh mẽ mà Washington gửi tới Bắc Kinh.
Hoạt động của hai oanh tạc cơ Mỹ diễn ra giữa lúc hải quân Trung Quốc được cho là đang tiến hành các cuộc diễn tập đồng thời ở phía bắc Biển Đông, biển Hoa Đông và Bột Hải.
Cục Hải sự Trung Quốc trước đó phát thông báo cấm tàu thuyền hoạt động ở khu vực từ mũi phía nam biển Hoàng Hải tới vùng biển gần đảo Hải Nam, trong đó có một khu vực bán kính 5 km ngoài khơi biển Bột Hải, do đây là nơi diễn ra "hoạt động huấn luyện quân sự".
Vùng nhận dạng phòng không của Trung Quốc và Nhật Bản trên biển Hoa Đông. Đồ họa: BQP Nhật Bản .
Các chuyên gia quân sự Trung Quốc cho rằng các loại pháo phản lực có thể được sử dụng trong đợt diễn tập này. Bộ Quốc phòng Trung Quốc chưa phản hồi yêu cầu bình luận.
Collin Koh, chuyên gia tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam ở Singapore, nhận định các cuộc tập trận là sự phản ứng của Bắc Kinh đối với môi trường an ninh mà họ cho rằng đang ngày càng phức tạp. Tình hình bất ổn tại Mỹ, khi Tổng thống Donald Trump vẫn thách thức tính hợp pháp của Tổng thống đắc cử Joe Biden, dường như khiến Trung Quốc lo ngại về nguy cơ nổ ra xung đột bất ngờ.
Đức nói châu Âu vẫn cần Mỹ và NATO Bộ trưởng Quốc phòng Đức cho rằng châu Âu không thể tự đảm bảo an ninh nếu không có Mỹ và NATO hỗ trợ trong những thập kỷ tới. "Ý tưởng về sự tự quản chiến lược của châu Âu sẽ đi quá xa nếu nó nuôi dưỡng ảo tưởng rằng chúng tôi có thể đảm bảo an ninh, ổn định và thịnh...