Trung Quốc áp thuế chống bán phá giá đối với hóa chất nhập khẩu của Mỹ
Ngày 19/4, Trung Quốc đã áp thuế đối với một loại axit nhập khẩu của Mỹ được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, thuốc trừ sâu và lĩnh vực y tế.
Cảng hàng hóa ở Thâm Quyến, Trung Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN
Bộ Thương mại Trung Quốc tuyên bố, từ ngày 20/4, hợp chất axit propionic nhập khẩu từ Mỹ sẽ phải chịu mức thuế 43,5%, sau khi cuộc điều tra vào tháng 7 năm ngoái cho thấy ngành sản xuất axit propionic của Trung Quốc “bị thiệt hại nghiêm trọng”.
Hôm 18/4, Bộ Thương mại Trung Quốc đã lên tiếng phản đối việc Mỹ tăng thuế đối với các sản phẩm thép và nhôm của nước này, đồng thời tuyên bố sẽ thực hiện mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi. Trước đó một ngày, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã kêu gọi tăng thuế mạnh đối với các sản phẩm kim loại của Trung Quốc.
Video đang HOT
Động thái mới của Bộ Thương mại Trung Quốc được đưa ra sau khi chính phủ của Tổng thống Biden cho biết sẽ tăng thuế và cũng đang gây sức ép để Mexico cấm Trung Quốc bán các sản phẩm kim loại sang Mỹ một cách gián tiếp thông qua nước này. Mỹ cũng đang điều tra các thông lệ thương mại của Trung Quốc trong các lĩnh vực đóng tàu, hàng hải và logistics.
Gần nhất, Mỹ đã siết chặt các quy định xuất khẩu chất bán dẫn, khiến Trung Quốc gặp khó trong tiếp cận các sản phẩm chip trí tuệ nhân tạo và công cụ chế tạo chip.
Tăng trưởng GDP quý I/2024 của Trung Quốc vượt dự báo
Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố số liệu cho thấy Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này trong quý I/2024 tăng 5,3% so với cùng kỳ năm 2023, cao hơn dự báo tăng 4,6% của các nhà phân tích trước đó và cũng cao hơn mức tăng trưởng 5,2% trong ba tháng trước.
Cảng hàng hóa ở Thượng Hải, Trung Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN
Số liệu trên được coi là tin vui cho Trung Quốc khi nước này nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế sau những khó khăn trong lĩnh vực bất động sản và sự gia tăng nợ chính quyền địa phương.
Chính phủ Trung Quốc đã công bố các biện pháp chính sách tài chính và tiền tệ nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP khoảng 5% trong năm 2024.
Ông Jeff Ng, người phụ trách chiến lược vĩ mô châu Á tại ngân hàng SMBC ở Singapore, cho rằng với động lực kinh tế ổn định, số liệu GDP không gây ngạc nhiên. Tính theo quý, GDP quý I/2024 tăng 1,6%, cao hơn mức dự báo tăng trưởng 1,4%.
Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã gặp nhiều khó khăn để phục hồi mạnh mẽ và bền vững sau đại dịch COVID-19, do ảnh hưởng của tình trạng suy giảm kéo dài trong lĩnh vực bất động sản, đà tăng khoản nợ của chính quyền địa phương và sự yếu kém trong chi tiêu của khu vực tư nhân.
Tuần trước, Fitch đã hạ triển vọng xếp hạng tín dụng quốc gia của Trung Quốc xuống tiêu cực và liệt kê rủi ro đối với tài chính công khi chính phủ chi tiêu hơn nhiều vào cơ sở hạ tầng và sản xuất công nghệ cao, trong khi chuyển hướng khỏi lĩnh vực bất động sản.
Chính phủ đang dựa vào các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng để giúp vực dậy nền kinh tế khi người tiêu dùng thận trọng trong chi tiêu và các doanh nghiệp thiếu niềm tin để mở rộng kinh doanh.
Lạm phát tiêu dùng của Trung Quốc trong tháng Ba đã thấp hơn dự kiến, trong khi giảm phát giá sản xuất vẫn tiếp diễn. Số liệu này cho thấy nhu cầu trong nước yếu và thị trường ngày càng kêu gọi về các gói kích thích để thúc đẩy nhu cầu.
Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã có một khởi đầu vững chắc trong năm nay, nhưng số liệu tháng Ba về xuất khẩu, lạm phát tiêu dùng và cho vay ngân hàng đánh đi tín hiệu đà tăng trưởng kinh tế có thể chững lại một lần nữa.
Trong bối cảnh này, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC, ngân hàng trung ương) đã cam kết tăng cường hỗ trợ chính sách cho nền kinh tế trong năm nay.
Trung Quốc: Đẩy mạnh mua vào ngũ cốc khi giá giảm sâu Trung Quốc đã mua hơn 20 đơn hàng ngũ cốc thức ăn chăn nuôi trên thị trường quốc tế trong hai tuần qua trong bối cảnh nhà nhập khẩu lớn nhất thế giới tận dụng cơ hội giá giảm xuống mức thấp nhất trong hơn ba năm. Ảnh minh hoạ: Getty Images Theo các nguồn tin quen thuộc, Trung Quốc đã đặt mua...