Trung Quốc áp dụng hệ thống lực kéo đồng bộ nam châm vĩnh cửu cho tàu cao tốc
Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, với sự phát triển nhanh chóng của đường sắt cao tốc, tàu cao tốc đã trở thành phương tiện giao thông quan trọng của đại bộ phận người dân Trung Quốc.
Hiện nước này đang nỗ lực thúc đẩy xanh hóa việc đi lại bằng phương tiện thuận lợi này.
Trung Quốc hiện có mạng lưới đường sắt cao tốc dài nhất thế giới. Ảnh minh họa: TTXVN phát
Ông Phùng Giang Hoa nhà khoa học trưởng công ty TNHH cổ phần chế tạo toa xe lửa Trung Quốc (CRRC), kỹ sư trưởng Công ty TNHH Viện nghiên cứu Chu Châu (Zhuzhou Institute Co. Ltd.) cho biết trong tương lai gần, Trung Quốc sẽ áp dụng hệ thống lực kéo đồng bộ nam châm vĩnh cửu được phát triển độc lập trong nước cho các đoàn tàu cao tốc, có tốc độ cao hơn, qua đó giúp tiết kiệm năng lượng hơn và xanh hơn. Theo ông Phùng Giang Hoa, hệ thống lực kéo đồng bộ nam châm vĩnh cửu là sản phẩm chủ đạo của hệ thống lực kéo thế hệ tiếp theo dành cho vận tải đường sắt. So với hệ thống lực kéo động cơ không đồng bộ truyền thống, hệ thống lực kéo đồng bộ nam châm vĩnh cửu nhỏ hơn và nhẹ hơn, đồng thời có hiệu suất tiết kiệm năng lượng tốt hơn, tỷ lệ tiết kiệm lên tới 30%.
Được biết, từ năm 2003, Công ty TNHH Viện nghiên cứu Chu Châu đã đi đầu trong việc thực hiện nghiên cứu hệ thống lực kéo đồng bộ nam châm vĩnh cửu trong lĩnh vực vận tải đường sắt. Năm 2015, đoàn tàu cao tốc đầu tiên của Trung Quốc được trang bị hệ thống lực kéo nam châm vĩnh cửu đã chính thức lăn bánh.
Video đang HOT
Kỹ sư trưởng Phùng Giang Hoa cho biết hiện Trung Quốc đang đẩy mạnh nghiên cứu phát triển tàu cao tốc có tốc độ cao hơn và hệ thống lực kéo đồng bộ nam châm vĩnh cửu đang trải qua các thử nghiệm tải, sau khi vận hành thử nghiệm và tích lũy dữ liệu, tạo thêm động lực cho thiết bị giao thông thông minh, xanh, giúp đạt được vị thế đứng đầu thế giới về công nghệ lực kéo tàu cao tốc.
Trung Quốc tăng cường kết nối với Đông Nam Á qua đường sắt cao tốc
Trung Quốc đang ấp ủ kịch bản về hành trình đường sắt vạn dặm từ Tây Nam nước này đến Singapore chỉ trong chưa đầy 30 tiếng đồng hồ.
Thời gian qua, Trung Quốc đã dành nhiều nguồn lực để gia tăng kết nối với Đông Nam Á bằng tàu cao tốc.
Hành khách lên chuyến tàu xuyên biên giới Lào - Trung Quốc tại nhà ga Vientiane. Ảnh: Bá Thành - PV TTXVN tại Lào
Năm 2021, tuyến đường sắt cao tốc Lào-Trung Quốc được khai trương, kết nối trung tâm thương mại Tây Nam Trung Quốc là thành phố Côn Minh với thủ đô Lào Vientiane. Hành khách sẽ chỉ mất 10 tiếng đồng hồ để hoàn thành quãng đường dài 1.000 km. Giới chức hai bên ca ngợi tuyến đường sắt cao tốc này giúp tăng số lượng du khách Trung Quốc đến Lào đồng thời đem lại nhiều cơ hội hơn do tiểu thương và doanh nghiệp Lào.
Ngoài ra, một tuyến đường sắt cao tốc khác cũng đang trong quá trình thi công ở Thái Lan. Công trình này sẽ kết nối đường sắt cao tốc Lào-Trung Quốc với Bangkok. Chính phủ Thái Lan ước tính công trình sẽ đi vào hoạt động toàn phần từ năm 2028. Trong khi đó, chính phủ Trung Quốc chưa đưa ra mốc thời gian cụ thể.
Theo truyền thông phương Tây, Chính phủ Thái Lan chịu trách nhiệm đối với 5 tỷ USD (179 tỷ baht) cho giai đoạn thi công đầu tiên. Phía Trung Quốc đảm nhận lắp đặt các hệ thống, thiết kế và thu mua tàu. Theo kế hoạch, khi tuyến đường sắt cao tốc này hoàn tất, nó sẽ được nối dài thêm đến Bắc Malaysia và kết nối với Kuala Lumpur rồi tăng thêm 350 km đến điểm cuối ở phía Nam Singapore.
Bên cạnh đó, với hỗ trợ của Trung Quốc, Indonesia đã đưa vào hoạt động tuyến đường sắt cao tốc tàu viên đạn (bullet train) từ tháng 10/2023.
Nhà phân tích Gary Bowerman tại công ty nghiên cứu du lịch Check-in Asia nhận định với kênh CNN (Mỹ): "Trung Quốc tự hào về hệ thống đường sắt tốc độ cao lớn nhất thế giới. Các công ty nước này cũng hướng đến bán và xuất khẩu công nghệ hạ tầng đến các quốc gia khác. Đông Nam Á là lựa chọn đương nhiên của họ với khoảng cách gần về địa lý với Trung Quốc".
Ông Bowerman bổ sung: "Kết nối bằng đường sắt từ các thành phố ở đại lục Trung Quốc đến thẳng Lào và nhiều quốc gia Đông Nam Á khác sẽ tạo điều kiện thuận lợi và dễ dàng cho các du khách Trung Quốc vốn không hướng đến du lịch đường dài mất nhiều thời gian".
Các chuyên gia nhấn mạnh Đông Nam Á từ lâu đã là điểm đến thu hút khách du lịch Trung Quốc. Giáo sư dự bị Pon Souvannaseng tại Đại học Bentley (Mỹ) đán.h giá: "Trung Quốc tất nhiên coi Đông Nam Á là thị trường trọng điểm cho xuất khẩu đồng thời đây là khu vực quan trọng đối với an ninh".
Đáng chú ý là du lịch bằng đường sắt ngày càng thịnh hành, đặc biệt đối với du khách trẻ Trung Quốc. Nhiều người trong số họ ưa chuộng du lịch bền vững và kiếm tìm cảm giác phiêu lưu mới.
Du khách Pan Wenbo (30 tuổ.i) người Bắc Kinh đã du lịch đến nhiều quốc gia Đông Nam Á qua tàu hỏa. Anh cho rằng hình thức du lịch này tiết kiệm chi phí và du khách còn có thể ngắm được vô vàn cảnh đẹp dọc đường đi. Trong 5 năm qua, Pan đã đặt chân đến Thái Lan, Singapore, Việt Nam và .
Một số du khách khác như cô sinh viên Mei Wei lại kham khảo các bí kíp du lịch và lấy cảm hứng từ những nhân vật có ảnh hưởng trên mạng xã hội Trung Quốc như Douyin và Youku. Sau nhiều video Mei Wei xem trong những tháng gần đây, cô đã lên kế hoạch cho chuyến du lịch hè đến Lào, Campuchia và có thể là cả Thái Lan. Cô đặc biệt hứng thú với việc du lịch bằng đường sắt.
Tàu cao tốc bí ẩn nhất Trung Quốc: Không chở hàng, chở khách, chỉ chạy buổi đêm Trong mạng lưới đường sắt cao tốc rộng lớn ở Trung Quốc, có một đoàn tàu cao tốc bí ẩn, không bao giờ chở hàng hay chở khách nhưng vẫn âm thầm chạy đều mỗi đêm. Đường sắt cao tốc ở Trung Quốc là mạng lưới đường sắt dành riêng cho hành khách được thiết kế cho tốc độ 250 - 350 km/h....