Trung Quốc âm mưu “tấn công quyến rũ” trên Biển Đông
Nhiều khả năng, COC sẽ đóng vai trò như một phiên bản nâng cấp của chiến lược “ tấn công quyến rũ” của Trung Quốc đối với các nước ASEAN.
Trong cuộc họp cấp cao giữa thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc và các quốc gia ASEAN ngày 16.8.2016, các bên đã thống nhất sẽ hoàn thành bộ khung cho Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) vào giữa 2017.
Trả lời phỏng vấn của Trung Hoa nhật báo, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân nhấn mạnh: “Tình trạng Biển Đông đang ngày càng trở nên phức tạp, đặc biệt với sự can thiệp của các lực lượng bên ngoài. Các quốc gia ASEAN và Trung Quốc thấy rằng chúng tôi phải là người nắm chìa khóa tại khu vực Biển Đông”.
Ông Harry Krejsa, nghiên cứu viên thuộc Trung tâm An Ninh Mỹ mới (CNAS) trong một tọa đàm tại TP.HCM, từng nhận định: “Tôi nghĩ nếu COC được thông qua thì là bởi vì đó là một trong những phương cách chế tài tốt. Đó sẽ giống như chúng ta cùng quyết định rằng đã đến lúc Trung Quốc phải có trách nhiệm nhiều hơn. Mặc khác, COC cũng sẽ giúp hạ nhiệt những chỉ trích đang nhắm thẳng vào Trung Quốc. Mặc dù hiện tại, Bắc Kinh vẫn đang tiếp tục trì hoãn lộ trình”.
Thực chất, mặc dù vẫn tiếp tục trì hoãn, nhưng việc thúc đẩy COC lại có thể mang lại nhiều lợi ích cho Trung Quốc. Kết thúc đàm phán COC có thể xem là một bước tiến thúc đẩy quan hệ Trung Quốc – ASEAN. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, thời điểm (hậu phán quyết Tòa trọng tài) và cách thức Trung Quốc thúc đẩy vòng đàm phán đặt ra nhiều câu hỏi.
Đầu tiên, COC có phải tiếp tục là một chiến lược của Trung Quốc đối với các quốc gia Đông Nam Á nói chung và cụ thể hóa một phần chiến lược của nước này đối với Biển Đông nói riêng? Qua đó, Trung Quốc muốn xây dựng những bước tiến mới trong đàm phán COC như “bước đi đột phá” với các nước ASEAN. Tuy nhiên, thực tế, “đồng thuận mới nhất” về lộ trình có ý nghĩa không lớn đến thế.
Thậm chí, cho đến thời điểm hiện tại, nội dung thỏa thuận chi tiết vẫn chưa được công bố, mà chỉ có những thông tin về việc sử dụng đường dây nóng trong trường hợp khẩn cấp, cũng như áp dụng Bộ quy tắc về các vụ đụng độ bất ngờ trên biển. Không chỉ phớt lờ phán quyết bất lợi, Trung Quốc còn tận dụng chiến lược COC nhằm lôi kéo các quốc gia ASEAN vào quỹ đạo mà nước này nắm vai trò chi phối quan trọng.
Bình luận trên The Diplomat, học giả Prashanth Parameswaran nhận định: “Hướng tiếp cận của Trung Quốc sau phán quyết là tập trung phớt lờ phán quyết, đồng thời thuyết phục cộng đồng quốc tế rằng nước này có thể giải quyết tranh chấp mà không cần sự can thiệp của các bên như Mỹ. Phương thức áp dụng có thể là đàm phán song phương với Philippines hoặc đa phương với ASEAN”.
Chiến lược tấn công quyến rũ?
Nhiều khả năng, COC sẽ đóng vai trò như một phiên bản nâng cấp của chiến lược tấn công quyến rũ của Trung Quốc đối với các nước ASEAN. Chiến lược này sẽ không chỉ nhắm đến các nước tranh chấp bao gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia, mà còn hướng đến các nước không tranh chấp nhưng có ý nghĩa chiến lược như Lào, Campuchia.
Video đang HOT
Bởi lẽ, trong phiên bản trước đây, thay vì “quyến rũ tự nguyện”, Trung Quốc đã “quyến rũ cưỡng bức” gây nên những phản ứng căng thẳng từ các thành viên của ASEAN. Tiêu biểu nhất là trường hợp Trung Quốc đã đưa giàn khoan HD-981 vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam vào tháng 5/2014, chỉ bảy tháng sau khi nước này hé lộ chiến lược mới xây dựng quan hệ Trung Quốc – ASEAN.
Việc Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam đã làm leo thang căng thẳng. Ảnh: Hoàng Sang
Vì thế, COC không chỉ là một cách để Trung Quốc làm giảm nhẹ tầm quan trọng của phán quyết của Tòa trọng tài theo Phụ lục VII, mà bản thân nó cũng là thể chế đa phương để quyến rũ lại các nước ASEAN, ngăn cản các quốc gia này hướng tới việc cùng tạo thành một hoặc nhiều liên minh khu vực, gây ra bất lợi đối với Trung Quốc.
Theo TS. Trương Minh Huy Vũ, Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế, Đại học KHXH&NV – TP. HCM, việc Trung Quốc thúc đẩy COC với những toan tính đằng sau có thể gây ra những phản ứng phụ. Thứ nhất, nếu thất bại, các nước ASEAN sẽ hết lòng tin với “nỗ lực đám phán cuối cùng” từ phía Trung Quốc. Thứ hai, các quốc gia Đông Nam Á sẽ hiểu rằng tòa trọng tài hay các công cụ pháp lý quốc tế có thể sử dụng như là một “ưu thế thương lượng” hiệu quả để buộc Trung Quốc ngồi vào vòng đàm phán. Điều này sẽ thúc đẩy các nỗ lực dùng biện pháp tài phán quốc tế trên Biển Đông.
Việc đàm phán COC có thể xem như một phép thử với ASEAN. Điều quan trọng không phải là liệu COC có được thông qua năm tới hay không mà là nội dung được thông qua là gì. Bộ quy tắc này cần thiết khi bản thân các quốc gia tham gia đàm phán không thể đạt được thỏa thuận về mặt pháp lý.
Tuy nhiên, một bộ quy tắc vẫn chỉ là một bộ quy tắc, bản thân COC không có những ràng buộc pháp lý. Đây không chỉ là suy nghĩ của các nhà quan sát, mà của cả các chính phủ ASEAN. Như trong cuộc họp báo ngày 18/8/2016, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose được tờ Inquirer trích dẫn: “Cần lưu ý rằng đây [đồng thuận ngày 16/8] chỉ là khung chung, chỉ là dàn ý của COC, chúng ta cần phải đắp thịt vào xương”.
Theo Danviet
Nguy cơ xảy ra chiến tranh điện tử Mỹ - Trung trên Biển Đông
Việc Trung Quốc xây các trạm radar phi pháp khi Mỹ điều động nhiều thiết bị công nghệ cao đến Biển Đông có thể làm nổ ra chiến tranh điện tử trên biển.
Trung Quốc tập trận bắn đạn thật trên biển Hoa Đông trong kịch bản bị gây nhiễu điện tử mạnh ngày 1/8. Ảnh: AP
Hồi đầu tháng, hải quân Trung Quốc tổ chức tập trận bắn đạn thật quy mô lớn trên biển Hoa Đông với sự tham gia của hàng trăm tàu chiến và tàu ngầm trong tình huống giả định bị gây nhiễu và chế áp điện tử mạnh, theo RT.
Chuyên gia Brendan Thomas-Noone thuộc trung tâm Nghiên cứu Mỹ ở Đại học Sydney cho rằng cả cuộc tập trận trên là một động thái chuẩn bị và phô diễn lực lượng của Trung Quốc nhằm đối phó với nguy cơ nổ ra chiến tranh điện tử với Mỹ trên Biển Đông và biển Hoa Đông.
Theo các chuyên gia phân tích quân sự, Biển Đông có thể là "đấu trường" nơi Mỹ và Trung Quốc phô diễn khả năng tác chiến điện tử của mình, khi cả hai cường quốc đều hiểu rằng việc sử dụng biện pháp quân sự khác đều dẫn đến kết cục hủy diệt lẫn nhau.
Một dấu hiệu chuẩn bị cho chiến tranh điện tử của Trung Quốc ở Biển Đông là Bắc Kinh đã xúc tiến xây dựng các trạm radar ở hầu hết các đảo nhân tạo mà nước này bồi đắp trái phép trên quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Theo Tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải (AMTI) trực thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế Mỹ (CSIS), các trạm radar này có thể chuyển đổi mục đích sử dụng từ dân sự sang quân sự một cách nhanh chóng, và một số trạm có thể phục vụ cả hai mục đích.
Chẳng hạn như các trạm radar trên đá Chữ Thập và đá Subi có thể dùng để hỗ trợ các chuyến bay dân sự từ các đường băng tại đây. Nhưng khi kết hợp với nhau, chúng sẽ mở rộng đáng kể khu vực nhận dạng phòng không theo thời gian thực và tăng cường năng lực tình báo, trinh sát, giám sát (ISR) của quân đội Trung Quốc (PLA) trên một khu vực rộng lớn ở Biển Đông.
Khi kết hợp với mạng lưới vệ tinh quân sự và tình báo đang phát triển của Trung Quốc, các trạm radar này có thể giúp Bắc Kinh theo dõi tàu và các phương tiện quân sự khác trong khu vực theo thời gian thực tốt hơn.
Thomas-Noone cho rằng có nhiều dấu hiệu gần đây cho thấy Bắc Kinh cũng đang triển khai các trang thiết bị kết nối vệ tinh trên các đảo nhân tạo, giúp tăng cường năng lực khóa mục tiêu ngoài đường chân trời cho các tên lửa đạn đạo diệt hạm, mở rộng phạm vi đe dọa cho khu vực chống tiếp cận/chống xâm nhập khu vực (A2/AD).
Quân đội Trung Quốc cũng bắt đầu lắp thiết bị kết nối với hệ thống định vị Bắc Đẩu cho hạm đội tàu cá và cả lực lượng dân quân biển, giúp Bắc Kinh có thể đảm bảo huy động lực lượng này đến nơi cần tăng cường hiện diện.
Tiêm kích tấn công điện tử EA-18G Growler của hải quân Mỹ. Ảnh: US Navy.
Về phía Mỹ, Lầu Năm Góc cũng đang tích cực triển khai và đầu tư cho việc nghiên cứu nhiều công nghệ tác chiến điện tử tiên tiến, bắt đầu ở cấp chiến thuật trên Biển Đông.
Điển hình nhất là việc hải quân Mỹ điều động 4 tiêm kích tấn công điện tử EA-18G Growler đến Philippine tháng 6 vừa qua. Các tiêm kích Growler này hoàn toàn có thể tham gia các hoạt động trinh sát và tình báo tín hiệu (SIGNT) ở Biển Đông.
Tiêm kích EA-18G Growler Mỹ cũng có khả năng gây nhiễu các trạm radar phi pháp của Trung Quốc trên các đảo nhân tạo. Điều đó có thể dẫn tới kịch bản các phương tiện tác chiến điện tử Mỹ tập trung nhắm vào các trạm radar Trung Quốc trên Biển Đông, còn PLA sẽ tìm cách phát triển năng lực tấn công và phòng thủ điện tử nhằm bảo vệ các cơ sở này.
Trong trường hợp chiến tranh điện tử nổ ra, cả hai bên có thể huy động nhiều hơn các loại phương tiện, khí tài tác chiến điện tử đến Biển Đông để giành quyền kiểm soát hoặc vô hiệu hóa vùng cảnh báo sớm của đối phương.
"Loại hình tác chiến điện tử sẽ phát triển trong tương lai, đặc biệt khi các trạm radar của PLA trên các đảo nhân tạo sẽ vận hành đẩy đủ hơn, các phương tiện không quân Trung Quốc sẽ hoạt động nhiều hơn trong khu vực. Kịch bản này có thể làm gia tăng căng thẳng và tiềm ẩn rủi ro leo thang ở Biển Đông", Thomas-Noone nhấn mạnh.
Duy Sơn
Theo VNE
Thổ Nhĩ Kỳ trả đũa bằng cách pháo kích IS lẫn... người Kurd "Chúng tôi hoàn toàn không biết thủ phạm vụ tấn công. Các thông tin về thủ phạm và tên tổ chức đều không chính xác". Phát biểu này của Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim lại trái ngược với thông báo của Tổng thống Erdogan. Trước đó, Tổng thống Erdogan đã khẳng định hung thủ đánh bom tự sát trong đám cưới...