Trừng phạt Nga, Obama đồng thời “dằn mặt” cả Putin lẫn Trump
Đương kim Tổng thống Barack Obama vừa công bố một loạt biện pháp trừng phạt Nga, gồm trục xuất 35 nhà ngoại giao, buộc họ rời Mỹ trong 72 giờ vì cáo buộc Điện Kremlin can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ. Động thái này đã khiến Moscow nổi giận và làm khó Tổng thống mới đắc cử Donald Trump, người rất muốn cải thiện quan hệ với chính quyền Putin.
Việc đương kim Tổng thống Obama gấp rút kiếm cớ để trừng phạt Nga ngay trước khi rời Nhà Trắng được cho là động thái “một mũi tên bắn trúng 2 con chim” vừa “dằn mặt” Nga vừa làm khó ông Trump, người rất muốn cải thiện quan hệ với M.
Trong tuyên bố trừng phạt Nga ngày 29.12, đương kim Tổng thống Obama nhấn mạnh, một loạt các biện pháp trừng phạt mới bao gồm trục xuất 35 nhà ngoại giao Nga là sự đáp trả cho “hành động gây rối hung hăng của chính phủ Nga đối với quan chức Mỹ và các hoạt động tấn công mạng nhắm vào cuộc bầu cử Mỹ” mặc dù phía Moscow nhiều lần bác bỏ những cáo buộc này.
Ông Obama cũng khẳng định rằng hành động của chính phủ Mỹ là “cần thiết và thích hợp để phản ứng trước âm mưu vi phạm các quy tắc ứng xử quốc tế gây hại cho lợi ích Mỹ” và nhấn mạnh rằng, tất cả những người Mỹ “cần phải báo động trước hành động của Nga”.
Theo đó, không những trục xuất các nhà ngoại giao Nga, chính quyền Obama còn đưa vào danh sách cấm vận 2 cơ quan tình báo Nga, 4 quan chức tại 2 cơ quan này cùng 3 công ty Nga bị cáo buộc hỗ trợ hành động tấn công mạng nhằm vào Mỹ.
Hãng tin BBC đưa tin, chính quyền Obama cũng đóng cửa 2 cơ sở của Nga tại New York và Maryland (Mỹ) bị tố cáo là được sử dụng để thu thập thông tin tình báo Mỹ.
Các biện pháp trừng phạt mới nhắm vào Nga của chính quyền Obama đã nhận được sự hỗ trợ của cả hai đảng lớn.
“Chúng tôi phải gửi một thông điệp rõ ràng. Chúng tôi sẽ không bị xỏ mũi. Chúng ta cần phải bảo vệ hệ thống bầu cử của chúng tôi, nền dân chủ của chúng tôi và đất nước của chúng tôi”, Dân biểu Đảng Cộng hòa Adam Kinzinger phát biểu trên CNN.
Đáp lại phía Nga, Phát ngôn viên Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov tuyên bố Nga sẽ “trả đũa tương xứng” đối với Mỹ và cáo buộc động thái của Mỹ là không có cơ sở và phi pháp, gọi đây là “bằng chứng của chính sách đối ngoại hung hăng và bất ổn”.
Ông Peskov cũng cảnh báo Mỹ muốn “hủy hoại hoàn toàn quan hệ Mỹ – Nga vốn đang ở mức thấp”.
Trong khi đó, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova bình luận, các biện pháp trừng phạt mới của chính quyền Obama sẽ “gây khó khăn cho chính quyền Trump, buộc họ áp dụng một chính sách chống Nga và làm phức tạp quan hệ Nga – Mỹ trên trường quốc tế”.
Bà Zakharova mạnh mẽ chỉ trích rằng, việc trừng phạt không phải là quyết định của một chính quyền, đó là của một nhóm của người thua cuộc trong chính sách đối ngoại, tức giận và ngu dốt”.
Về phần mình Tổng thống mới đắc cử Donald Trump, người rất muốn cải thiện quan hệ với Nga và đang chờ tới ngày 20.1.2017 để thế chỗ cho ông Obama trong Nhà Trắng cũng đã nhanh chóng lên tiếng tuyên bố về vấn đề này.
Video đang HOT
Ông Trump nhấn mạnh: “Đã đến lúc đất nước chúng ta tiếp tục những chuyện to tát và tốt đẹp hơn. Dẫu sao, vì lợi ích của đất nước và người dân vĩ đại của chúng ta, tôi sẽ gặp các lãnh đạo tình báo vào tuần tới để được cập nhật tình hình”
Có thể dễ dàng nhận thấy, tuyên bố trên không khác biệt với những gì ông nói ngay trước khi Tổng thống Obama công bố các biện pháp trừng phạt Nga: đã đến lúc người Mỹ lo chuyện của mình.
“Tôi nghĩ chúng ta phải sống hoà thuận với nhau. Tôi nghĩ máy tính làm phức tạp cuộc sống rất nhiều, thời đại máy tính khiến không ai biết chính xác những gì đang diễn ra”,Tổng thống đắc cử Trump nhấn mạnh.
Trước đó, trong suốt thời gian tranh cử tổng thống Mỹ và cả sau khi đắc cử, ông Trump đều cho rằng việc chính quyền Obama cáo buộc Nga can thiệp bầu cử chỉ là dựng chuyện.
Một nhà phân tích khác cho rằng, việc ông Obama công bố các biện pháp trừng phạt Nga là “một mũi tên bắn trúng 2 con chim”. Ngay trước thời điểm sắp rời khỏi Nhà Trắng, ông Obama đã kịp “dằn mặt” Nga lần cuối, bảo vệ chính sách kiềm chế Nga một cách cứng rắn của ông. Đồng thời, động thái này cũng thể hiện rõ ý đồ làm khó Trump của ông chủ Nhà Trắng.
Theo giới phân tích, nếu ông Trump muốn hủy bỏ lệnh trừng phạt sau khi nhậm chức, ông có thể phải đối mặt với sự chỉ trích của cả 2 đảng lớn và khiến sự chia rẽ chính trị ở Mỹ ngày càng gay gắt.
Ông Ian Bremmer, giáo sư Đại học New York và người sáng lập của Tập đoàn Eurasia bình luận, đòn tấn công cuối cùng của Tổng thống Obama nhắm vào Nga trước khi rời Nhà Trắng sẽ gây khó khăn cho ông Trump để “trấn an (Tổng thống Nga) Putin rằng, mọi thứ sẽ tốt hơn vào ngày 20.1″.
Tổng thống đắc cử Trump nói: “Tôi nghĩ chúng ta phải sống hoà thuận với nhau. Tôi nghĩ máy tính làm phức tạp cuộc sống rất nhiều, thời đại máy tính khiến không ai biết chính xác những gì đang diễn ra”.
Trump ra sức can thiệp chính sự khi Obama còn chưa rời Nhà Trắng
Chưa đợi đến ngày nhậm chức, Tổng thống tân cử Donald Trump đã kịp vài lần xáo trộn chính sách của chính quyền đương nhiệm.
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thống tân cử Donald Trump đang dành cho nhau những lời lịch sự, nhưng đằng sau đó là những động thái nhằm ngăn chặn chính sách của người còn lại.
Chưa đợi đến ngày nhậm chức, Trump đã kịp vài lần xáo trộn chính sách của chính quyền đương nhiệm. Chỉ trong 24 giờ, ông muốn lật ngược tính toán của Tổng thống Obama tại Liên Hợp Quốc, tuyên bố nước Mỹ phải tăng cường năng lực hạt nhân và thay đổi nhà sản xuất chiến đấu cơ của Lầu Năm Góc.
Trump cũng liên tục tuyên bố cứng rắn với Trung Quốc. Trong lúc chính quyền Obama tuyên bố Trung Quốc phải trả lại chiếc tàu lặn không người lái (UUV) Bắc Kinh thu giữ trên Biển Đông, Trump lên Twitter tuyên bố: "Trung Quốc cứ giữ lấy chiếc UUV".
Các tuyên bố của Trump có thể mơ hồ và tác động của chúng về lâu dài là gây tranh cãi. Tuy nhiên, việc liên hệ với Israel và Ai Cập là những can thiệp không thể chối cãi vào công việc của chính quyền đương nhiệm.
Trump tỏ ra quý mến Obama về mặt cá nhân nhưng điều đó không xóa được khác biệt quan điểm quá lớn giữa hai người. Ảnh: Getty.
Việc khác nhau trên một loạt vấn đề giữa hai người được New York Times miêu tả như "hai chính quyền tranh chấp tay đôi với nhau." Động thái này cũng đi ngược nguyên tắc: nước Mỹ chỉ nên có một tổng thống vào mỗi thời điểm.
Về phần mình, chính quyền Obama cũng đang có những động thái quyết liệt để bảo vệ di sản. Trong tuần này, Obama đã ban hành lệnh cấm vĩnh viễn đối với việc khai thác dầu và khí đốt ở một khu vực rộng lớn thuộc Bắc cực và Đại Tây Dương.
Lệnh cấm của ông Obama dựa vào Luật Thềm lục địa năm 1953 của Mỹ. Nếu muốn lật lại lệnh này, ông Trump phải kiện ra tòa và quy trình pháp lý để đảo ngược lệnh cấm sẽ kéo dài nhiều năm.
Đây được xem là bước chuẩn bị của Tổng thống Obama để bảo vệ di sản môi trường của mình trong bối cảnh người kế nhiệm luôn tuyên bố biến đổi khí hậu chỉ là trò lừa và dọa rút Mỹ khỏi Hiệp định Paris về Biến đổi Khí hậu.
Tổng thống Obama đang làm hết sức để cứu vãn những di sản trong 8 năm nhiệm kỳ của mình. Ảnh: Getty.Trump đang cố vô hiệu hoá chính quyền Obama
Trump đang cố vô hiệu hoá chính quyền Obama
"Nói một cách nào đấy, Trump đang cố vô hiệu hóa chính quyền Obama", New York Times dẫn lời Douglas G. Brinkley, giáo sư sử học và là người nghiên cứu về các tổng thống tại Đại học Rice (Mỹ).
"Họ tránh công kích lẫn nhau. Nhưng sau hậu trường, họ tìm cách phá lẫn nhau. Tôi không thấy cách nào để người Mỹ hưởng lợi từ việc đó", Brinkley nói tiếp.
Sự sốt sắng được can thiệp vào chính sự của ông Trump là trái ngược với Obama thời ông vừa đắc cử nhưng không phải chưa có tiền lệ trong lịch sử Mỹ.
CNN cho biết năm 2008, ít lâu sau khi Obama đắc cử, tổng thống George W. Bush mời người kế nhiệm đến tham dự cuộc họp của nhóm G20 tại Washington. Các cộng sự của Obama đánh giá rằng sự xuất hiện của tổng thống tân cử có thể gửi một thông điệp trái ngược đến các đồng minh của Mỹ. Đội ngũ của Obama khi đó đang phác thảo một chính sách kinh tế khác hẳn với Bush.
Ngược với Obama, Richard M. Nixon đã gửi 2 thân tín Henry A. Kissinger và Robert Ellsworth đến gặp gỡ các quan chức Xô Viết để chuyển quan điểm của ông về Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân, lúc ấy đang được tổng thống Lyndon B. Johnson thúc đẩy.
New York Times nhận định nhìn chung, các tổng thống tân cử có xu hướng tránh can thiệp vào chính sách của người tiền nhiệm khi họ chưa nhậm chức.
Mới đây, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc vừa bỏ phiếu thông qua nghị quyết lên án việc Israel xây dựng các khu định cư trên lãnh thổ Palestine. Mỹ, đồng minh lâu năm của Israel, đã bỏ phiếu trắng và không dùng quyền phủ quyết để ngăn chặn nghị quyết này.
Chính quyền Obama cảnh báo rằng việc Tel Aviv tiếp tục xây khu định cư đã cản trở cơ hội đạt giải pháp hai nhà nước để chấm dứt cuộc xung đột giữa Israel và Palestine. Tổng thống tân cử Donald Trump không nghĩ vậy.
Từ Twitter đến điện đàm với Tổng thống Ai Cập
Trước đó một ngày, Trump, thông qua Twitter - kênh phát ngôn yêu thích của ông, đã yêu cầu chính quyền Obama phủ quyết nghị quyết trên. Quan trọng hơn, đội ngũ của Trump đã chủ động liên hệ với giới chức Israel và Ai Cập. Ai Cập là nước soạn thảo nghị quyết lên án Israel.
Đội ngũ của Trump đã can thiệp vào quá trình bỏ phiếu của chính quyền Obama tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Ảnh: Getty.
Các quan chức Israel tiết lộ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã liên hệ với đội ngũ của Trump để yêu cầu giúp đỡ khi biết rằng chính quyền Obama có thể sẽ "nhắm mắt" cho nghị quyết được thông qua. Sau đó, Tổng thống tân cử Trump đã gọi cho Tổng thống Ai Cập Abdel Fatah al-Sisi, dẫn đến việc chính Cairo cho hoãn phiên họp bỏ phiếu thông qua nghị quyết ngày 22/12.
Đến ngày 23/12, New Zealand, Malaysia, Venezuela và Senegal - 4 nước đồng soạn thảo nghị quyết - vẫn kiên quyết triệu tập phiên họp bỏ phiếu thông qua.
Sẽ khác sau 20/1
Sau khi nghị quyết được thông qua, ông Trump viết trên Twitter: "Mọi chuyện với Liên Hợp Quốc sẽ khác, sau ngày 20/1".
Các nhà quan sát nhận định nghị quyết của Liên Hợp Quốc, vốn không kèm theo các biện pháp trừng phạt, sẽ không ảnh hưởng gì đến Israel, đặc biệt khi Tel Aviv biết rằng Trump sẽ lên nắm quyền và xem Israel là đồng minh quan trọng nhất, không thể mất tại Trung Đông.
Chính quyền Obama cũng không ngồi im. "Quan điểm của chúng tôi là mỗi thời điểm chỉ có một tổng thống", New York Times dẫn lời Cố vấn An ninh Quốc gia Nhà Trắng Ben Rhodes.
"Tổng thống Obama vẫn là tổng thống Mỹ cho đến ngày 20/1 (năm sau). Mọi hành động của chúng tôi là một phần trong chính sách của Mỹ", ông Rhodes tuyên bố và thêm rằng họ "chắc chắn" Tổng thống tân cử Trump sẽ hành động khác sau khi ông nhậm chức.
Thế nhưng, ít ra giáo sư Brinkley nói đúng về việc Obama và Trump đang tránh công kích nhau. Chính xác hơn, kể từ sau ngày Trump đắc cử tổng thống Mỹ, cả ông và Obama đều dành cho nhau những lời tốt đẹp.
Tổng thống tân cử Mỹ liên tục nói rằng ông "thật sự thích Obama". Trong khi đó, Nhà Trắng thông báo 2 vị tổng thống thường xuyên nói chuyện qua điện thoại với nhau.
Theo Phương Thảo (Zing)
Mỹ mở rộng trừng phạt Nga trước thềm Trump nhậm chức Bộ Tài chính Mỹ hôm thứ Ba đã ra quyết định mở rộng lệnh trừng phạt các cá nhân và tập thể ở Nga do diễn biến tình hình ở Ukraine. Bộ Tài chính Mỹ. Danh sách này bổ sung thêm 7 cá nhân, 8 công ty và 2 tàu chở dầu Nguyên soái Zhukov, Stalingrad. Ngoài ra, Bộ Tài chính Mỹ thông...