Trừng phạt Nga không có tác dụng, Hungary kêu gọi EU đề ra chiến lược mới
Ngày 23/7, Thủ tướng Hungary Viktor Orban khẳng định Liên minh châu Âu (EU) cần vạch ra một chiến lược mới để giải quyết cuộc xung đột hiện nay ở Ukraine, bởi các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga không phát huy tác dụng.
Một cơ sở lọc dầu của Nga. Ảnh minh họa: The Moscow Times/TTXVN
Trong một bài phát biểu ở thành phố Baile Tusnad ( Romania), Thủ tướng Orban nêu rõ: “Một chiến lược mới là cần thiết, trong đó nên tập trung vào các cuộc đàm phán hòa bình và soạn thảo một đề xuất hòa bình, thay vì cố giành chiến thắng trong cuộc xung đột”. Ông nhấn mạnh, nhiệm vụ của EU không phải là đứng về bên nào, mà là đóng vai trò trung gian hòa giải giữa Nga và Ukraine, đồng thời tái khẳng định Hungary sẽ đứng ngoài cuộc xung đột tại Ukraine.
Theo nhà lãnh đạo Hungary, chiến lược của phương Tây về cuộc xung đột tại Ukraine dựa trên 4 trụ cột: đầu tiên là Ukraine giành chiến thắng, các biện pháp trừng phạt sẽ làm suy yếu Nga, các biện pháp trừng phạt sẽ gây phương hại cho Nga hơn so với châu Âu và thế giới sẽ ủng hộ châu Âu. Ông Orban nhấn mạnh, chiến lược này đã thất bại khi các chính phủ ở châu Âu đang sụp đổ, giá năng lượng tăng vào do vậy EU cần một chiến lược mới để giải quyết cuộc xung đột ở Ukraine.
Thủ tướng Hungary: Các biện pháp trừng phạt Nga của châu Âu thất bại
Thủ tướng Hungary Viktor Orban cho rằng châu Âu đã thất bại với các biện pháp trừng phạt Nga, kêu gọi khối đưa ra chiến lược mới với cuộc xung đột hiện hay.
Video đang HOT
"Châu Âu cần đoàn kết đưa ra một chiến lược mới liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine, vì các biện pháp trừng phạt hiện tại không thể lay chuyển Moskva. Chiến lược mới nên hướng tới đàm phán hòa bình thay vì chiến thắng cuộc xung đột", ông Orban cho hay.
Sau khi Nga mở chiến dịch quân sự ở Ukraine, Mỹ, Anh và EU áp đặt loạt biện pháp trừng phạt lên Moskva, bao gồm một số mặt hàng xuất khẩu năng lượng của nước này.
Mới đây nhất hôm 20/7, các nước thành viên EU nhất trí gói trừng phạt thứ 7 nhằm vào Nga, trong đó cấm nhập khẩu vàng của nước này và phong tỏa tài sản của ngân hàng lớn nhất Nga Sberbank. Lệnh trừng phạt dự kiến có hiệu lực từ ngày 21/7.
Thủ tướng Hungary Viktor Orban. (Ảnh: AP)
Cộng hòa Séc, nước hiện đang giữ chức Chủ tịch luân phiên EU và chủ trì hội nghị các nhà ngoại giao EU ngày 20/7, cho biết ngoài các biện pháp trên, EU còn bổ sung thêm nhiều cá nhân và thực thể của Nga có liên quan đến chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine vào danh sách đen.
Trước đó, trong gói trừng phạt thứ 6 của EU đối với Nga được thông qua hồi tháng 6, liên minh này cấm nhập khẩu hầu hết dầu mỏ của Nga.
Ông Orban là một trong những chính trị gia ở EU phản đối mạnh mẽ nhất lệnh cấm vận này.
Tháng trước, vị Thủ tướng Hungary cảnh báo các lệnh trừng phạt sẽ "hủy hoại toàn bộ nền kinh tế châu Âu".
"Nếu họ ban lệnh cấm vận khí đốt, họ sẽ hủy hoại nền kinh tế châu Âu", ông Orban nói khi trả lời phỏng vấn đài phát thanh Kossuth khi được hỏi về cuộc xung đột Nga - Ukraine.
Phát biểu trong cuộc họp trực tuyến với các quan chức cấp cao hồi đầu tháng 7, Tổng thống Nga Putin cảnh báo lệnh trừng phạt của phương Tây có thể gây ra hậu quả "thảm khốc" cho thị trường năng lượng toàn cầu.
"Các biện pháp trừng phạt nhằm hạn chế Nga gây ra nhiều thiệt hại hơn cho những quốc gia áp đặt chúng. Việc sử dụng thêm các biện pháp trừng phạt có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng hơn, và nói không quá lời có thể thảm khốc trên thị trường năng lượng toàn cầu", ông Putin nói.
Nhà lãnh đạo cho rằng các công ty năng lượng của Nga nên chuẩn bị cho lệnh cấm vận dầu mỏ của EU, dự kiến có hiệu lực vào khoảng cuối năm nay.
Ông chủ điện Kremlin lưu ý chiến dịch kinh tế "chớp nhoáng" của phương Tây đã thất bại, nhưng thừa nhận nền kinh tế Nga cũng phải hứng chịu thiệt hại.
"Chúng ta nên cảm thấy tự tin vào bản thân nhưng cũng nên nhìn thấy rủi ro - rủi ro vẫn còn đó", ông Putin cho hay.
Thủ tướng Hungary: Châu Âu bước vào thời kỳ 'chiến tranh kinh tế và năng lượng' Theo nhà lãnh đạo Hungary, cùng với cuộc xung đột ở Ukraine, 'cuộc chiến' cũng đang diễn ra trong nền kinh tế thế giới, đặc biệt là nền kinh tế châu Âu, thể hiện qua việc giá năng lượng tăng. Thủ tướng Hungary Viktor Orbán. Ảnh: Hungarytoday.hu Nhật báo Hungary mới đây dẫn lời Thủ tướng Hungary Viktor Orbán cho rằng lịch sử...