Trừng phạt Nga, châu Âu loay hoay trong chính cái thòng lọng do mình đặt ra

Theo dõi VGT trên

Bộ trưởng Năng lượng Liên minh châu Âu hôm nay (2/5) sẽ nhóm họp tìm các giải pháp cho vấn đề năng lượng của khối này.

Dù đã áp đặt nhiều biện pháp trừng phạt với Nga song Liên minh châu Âu vẫn đang loay hoay trong chính cái thòng lọng do khối này đặt ra.

Hai vấn đề lớn được đặt ra trong cuộc họp của Bộ trưởng Năng lượng Liên minh châu Âu lần này chính là tìm cách giảm phụ thuộc vào nguồn cung năng lượng của Nga và giải quyết yêu cầu thanh toán bằng đồng rúp mà Nga đưa ra nếu không nguồn cung năng lượng cho châu Âu sẽ bị cắt đứt. Đây được xem là 2 bài toán hóc búa mà Liên minh châu Âu đến nay vẫn đang loay hoay giải quyết.

Trừng phạt Nga, châu Âu loay hoay trong chính cái thòng lọng do mình đặt ra - Hình 1
Ảnh minh họa: Reuters

Về thanh toán khí đốt bằng đồng rúp của Nga, đây vẫn là vấn đề gây tranh cãi giữa các nước thành viên khối này. Một mặt nhiều lãnh đạo châu Âu công khai tuyên bố sẽ không mua khí đốt của Nga bằng đồng rúp như Nga yêu cầu. Mặt khác, theo tiết lộ của giới chức Hungary ngày 1/5 hiện có 10 quốc gia khối này vẫn đang âm thầm mua khí đốt của Nga bằng đồng rúp.

Sau khi Nga ra lệnh cắt nguồn cung khí đốt cho Ba Lan và Bulgaria đầu tuần này, các công ty năng lượng châu Âu đang gấp rút tìm cách tuân thủ yêu cầu từ phía Nga do lo ngại sẽ rơi vào một cuộc khủng hoảng năng lượng lớn nếu Nga tiếp tục cắt nguồn cung. Mặc dù Uỷ ban châu Âu đã ra hướng dẫn, theo đó các công ty năng lượng châu Âu có thể “lách” về mặt kỹ thuật bằng cách tuyên bố đã hoàn tất việc trả t.iền khí đốt cho Nga ngay lập tức sau khi chuyển số t.iền này bằng đồng euro hoặc USD cho đối tác Nga, trước khi phía Nga quy đổi số t.iền này sang đồng rúp Nga.

Video đang HOT

Tuy nhiên, hướng dẫn này được cho là quá mập mờ, khiến các nước khó áp dụng. Hiện một số nước như Đan Mạch, Hy Lạp, Ba Lan, Slovakia đã lên tiếng yêu cầu Uỷ ban châu Âu hướng dẫn chi tiết thêm về việc trả t.iền mua khí đốt của Nga bằng đồng rúp theo yêu cầu từ phía chính quyền Nga.

Ngoài vấn đề thanh toán khi đốt, các bộ trưởng năng lượng Liên minh châu Âu cũng sẽ thảo luận việc giảm nguồn cung khí đốt từ Nga. Cho đến nay, Liên minh châu Âu cũng vẫn chưa tìm được giải pháp tối ưu để giảm nguồn cung năng lượng từ Nga.

Dù đã dừng nhập khẩu than song Liên minh châu Âu vẫn chưa dừng nhập khẩu khí đốt bởi 40% lương khí đốt nhập khẩu vào EU là từ Nga. Việc áp đặt lệnh cấm nhập khẩu khí đốt của Nga đang là một vấn đề gây tranh cãi giữa các thành viên EU. Trong khi một số thành viên yêu cầu chấm dứt việc sử dụng dầu mỏ của Nga trước cuối năm 2022 thì một số quốc gia khác lại lo ngại về tác động của quyết định này đối với giá khí đốt.

Theo đ.ánh giá của giới phân tích, việc cắt giảm đột ngột tổng nguồn cung khí đốt cho Liên minh châu Âu sẽ đẩy nhiều nền kinh tế lớn của khối này trong đó có Đức rơi vào suy thoái.

Chuyên gia phân tích thuộc viện Nghiên cứu quốc tế Mỹ Tiểu Hội nhận xét: “Liên minh châu Âu đang gặp khó khăn trong việc đưa ra quyết định trừng phạt nhằm vào lĩnh vực khí đốt của Nga. Vẫn còn những khác biệt rất lớn giữa các thành viên khối này”.

Theo kế hoạch, Ủy ban châu Âu cuối tháng này sẽ công bố kế hoạch chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu khí đốt của Nga vào năm 2027, bao gồm mở rộng năng lượng tái tạo và đổi mới công nghệ xây dựng để tiêu thị ít năng lượng đi. Tuy nhiên cho đến nay, Nga vẫn đang cung cấp 40% khí đốt và 30% dầu mỏ cho Liên minh châu Âu. Thực tế này khiến nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, mục tiêu mà khối này đặt ra là đến năm 2027 chấm dứt hoàn toàn nguồn năng lượng nhập khẩu từ Nga là rất tham vọng và không dễ đạt được./.

Việt Nam có thể học tập kinh nghiệm phòng chống lũ lụt của Brussels

Nghị sĩ Tristian Roberti, Chủ tịch Ủy ban năng lượng và môi trường Nghị viện Pháp ngữ Vùng thủ đô Brussels, trao đổi về những biện pháp mà Brussels tiến hành để ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống lũ lụt và bảo vệ môi trường.

Việt Nam có thể học tập kinh nghiệm phòng chống lũ lụt của Brussels - Hình 1
Nghị sĩ Tristian Roberti, Chủ tịch Ủy ban năng lượng và môi trường Nghị viện Pháp ngữ Vùng thủ đô Brussels. Ảnh : Đức Hùng/PV TTXVN tại Bỉ

Nghị sĩ Tristian Roberti, Chủ tịch Ủy ban năng lượng và môi trường Nghị viện Pháp ngữ Vùng thủ đô Brussels vừa tham dự Hội nghị lần thứ 26 các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP26) tại Glasgow, (Anh). Ông đã có cuộc trao đổi với phóng viên TTXVN tại Bỉ về những biện pháp mà thủ đô Brussels tiến hành để ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống lũ lụt và bảo vệ môi trường. Theo ông, đây cũng là những kinh nghiệm mà Việt Nam có thể học hỏi, áp dụng.

Theo ông Tristian Roberti, thủ đô Brussels có tiềm năng về năng lượng tái tạo nhưng bị hạn chế về diện tích, không lắp đặt được các trạm điện gió vì có sân bay quốc tế Brussels, máy bay lên xuống thường xuyên. Do đó, thủ đô không chú trọng vào điện gió mà phát triển năng lượng Mặt trời.

Thành phố khuyến khích người dân lắp đặt các tấm pin trên mái nhà của họ. Chính quyền thành phố thiết lập bản đồ năng lượng trực tuyến. Theo đó, người dân chỉ cần truy cập vào bản đồ, điền địa chỉ nhà là biết được tiềm năng năng lượng đối với mái nhà của họ như diện tích mái nhà có phù hợp để lắp pin Mặt trời không và hộ gia đình sẽ được hưởng lợi như thế nào. Các doanh nghiệp, trường học được đặc biệt khuyến khích lắp đặt pin Mặt trời.

Mới đây, tại chợ thực phẩm Abattoir ở Brussels, thành phố đã khánh thành công viên năng lượng Mặt trời lớn nhất châu Âu. Công trình này có thể sản xuất tới hàng nghìn kilowatt giờ mỗi năm, phục vụ cho sử dụng tại chỗ và đóng góp vào lưới điện chung cung cấp cho các doanh nghiệp.

Nghị sĩ Tristian Roberti cho biết chính quyền Brussels cũng hộ trợ kỹ thuật cho các hộ gia đình lắp đặt pin măt trời. Việc hỗ trợ tài chính được thực hiện thông qua việc cấp "Chứng nhận xanh", cho phép giảm giá năng lượng cho các gia đình, cơ quan, trường học tham gia vào dự án.

Hồi tháng 7 vừa qua, vùng Wallonie (vùng nói tiếng Pháp ở miền Nam của Bỉ) phải hứng chịu một trận lụt lịch sử khiến gần 50 người t.hiệt m.ạng. Để phòng tránh cho Brussels khỏi tình trạng này, chính quyền thủ đô áp dụng thu gom nước mưa theo cách thức tự nhiên, để nước mưa thấm sâu vào lòng đất. Nghị sĩ Tristian Roberti giải thích, ở một số thành phố lớn, đường được bê tông hóa, rải nhựa, mưa to khiến nước không thấm xuống đất, gây lụt. Do vậy, khi thiết kế đường, thành phố luôn để những "vùng xanh" để nước thoát dễ dàng.

Bên cạnh đó, hệ thống cống thoát nước cũng được tăng cường. Hàng năm, chính quyền thành phố đều cải tạo, nâng cấp và xây mới hệ thống cống. Thành phố cũng xây bể chứa lưu trữ nước mưa ở một khu vực nước không thẩm thấu được. Nước từ bể chứa sau đó sẽ thấm xuống mạch nước ngầm hoặc từ từ thoát ra các ống cống. Điều này giúp Brussels hạn chế được những hậu quả do lũ lụt gây ra.

Ngoài ra, thành phố cũng tạo dựng các tình huống giả định về ngập lụt ở Brussels để xem xét những tác động, khu vực nào bị ảnh hưởng. Qua đó, chính quyền tìm cách để điều chỉnh. Mặt khác, hệ thống các con kênh ở thủ đô cũng giữ một vai trò quan trọng trong thoát nước. Các con kênh này đều được thiết kế theo dạng các bể chứa mở để nước ở các cống đổ vào. Tuy nhiên, theo nghị sĩ Tristian Roberti, điều này cũng gây ra ô nhiễm. Do đó, thành phố phải thường xuyên làm sạch kênh, thu gom rác trên bề mặt kênh.

Liên quan đến phát triển bền vững, theo nghị sĩ Tristian Roberti, hiện nay, Brussels cũng như các thành phố lớn khác đang phải đối mặt với ba thách thức. Thứ nhất đó là các tòa nhà được xây dựng đã lâu, chưa chú trọng nhiều đến yếu tố môi trường cũng như năng lượng. Hiện tại, thành phố đang có chiến lược cải tạo các tòa nhà này để chúng đáp ứng tốt hơn về năng lượng. Mái các tòa nhà được phủ xanh đảm bảo đa dạng sinh học, là nơi trú ẩn của dơi, các loài chim...

Vấn đề giao thông cũng là một thách thức lớn đối với Brussels. Thành phố chủ trương giảm xe cá nhân, tăng cường giao thông công cộng, sử dụng xe đạp hoặc đi bộ. Hiện Brussels đã quyết định sẽ chấm dứt sử dụng ô tô chạy bằng dầu vào năm 2030 và ô tô chạy bằng xăng vào năm 2035. Điều này rất quan trọng trong việc cải thiện chất lượng không khí ở thủ đô.

Vấn đề thứ ba là khoảng xanh. Hiện nay, một số tuyến phố ở Brussels vẫn thiếu cây xanh, nhiều bê tông. Nhiều khu dân cư không có công viên cây xanh. Vì thế, thành phố đang tập trung "phủ xanh" các con phố, phá bỏ bớt bê tông để trồng cây. Biện pháp này vừa cải thiện môi trường, cảnh sắc của thành phố, vừa nâng cao chất lượng không khí cũng như môi trường sống của người dân.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Thị trấn 'đẹp như tranh vẽ' bán đất với giá chỉ bằng một cốc cà phê
04:27:22 01/07/2024
Bầu cử Quốc hội Pháp và những tác động tiềm tàng
23:03:37 30/06/2024
Máy bay rơi xuống đường cao tốc ở Pháp
14:38:18 01/07/2024
Bài học từ hình mẫu đối phó với tình trạng suy giảm dân số ở Trung Quốc
20:20:26 02/07/2024
Hungary tuyên bố "đưa châu Âu vĩ đại trở lại" trong nhiệm kỳ Chủ tịch EU
23:00:44 30/06/2024
Pakistan: 18 người bị thương trong vụ nổ tại lễ cưới
04:55:03 01/07/2024
Nhật Bản ra mắt mũ bảo hiểm được làm từ vỏ sò và nhựa tái chế
22:02:09 01/07/2024
Chuyến thăm Kiev đầu tiên của Thủ tướng Hungary kể từ xung đột Nga - Ukraine
16:32:38 02/07/2024

Tin đang nóng

Vợ chồng Hà Hồ nhúng tay đám cưới Midu, vợ Phan Thành bất ngờ bị hại?
15:38:48 02/07/2024
Chồng đại gia của Minh Hằng là ai và tại sao được vợ giấu kín?
16:57:21 02/07/2024
Vụ nữ tài xế say xỉn: mất 5 giây khiến 2 người ra đi, lộ tình tiết gây bức xúc
16:38:23 02/07/2024
Phương Lê bênh vực Vũ Luân, phản pháo phía con gái Vũ Linh và chị Ni?
16:21:42 02/07/2024
Chồng thiếu gia "mê" Midu đến nỗi không rời vợ nửa giây, trước mặt mọi người mà đôi tay vô thức làm hành động này
16:54:45 02/07/2024
Giọt nước mắt của Ronaldo và luật bất thành văn của tuyển Bồ Đào Nha
19:02:29 02/07/2024
Choi Tae Joon: Mỹ nam khiến Park Shin Hye mê mệt lấy làm chồng, bạn thân Seungri
16:05:02 02/07/2024
Hằng Du Mục hội ngộ Quang Linh, liền "bắt tay" chọc tức chồng Trung Quốc?
14:48:10 02/07/2024

Tin mới nhất

Lý do một thành viên NATO đột nhiên muốn gia nhập BRICS

21:00:55 02/07/2024
Vấn đề này cũng đã được thảo luận trong cuộc họp của các bộ trưởng ngoại giao BRICS tại Nizhny Novgorod, có sự tham dự của nhà ngoại giao hành đầu Thổ Nhĩ Kỳ. Mong muốn gia nhập BRICS của Thổ Nhĩ Kỳ không hoàn toàn mới.

Ra mắt pin xe điện chỉ cần 5 phút để sạc gần đầy

20:26:14 02/07/2024
Đối với các mẫu xe điện hiện có trên thị trường, thời gian sạc lâu là nhược điểm lớn. Điều này kéo dài thời gian di chuyển của các chuyến đi và gây bất tiện cho những chủ xe chưa thể sạc đủ pin ô tô tại nhà.

Australia trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới cấm đá nhân tạo

20:14:00 02/07/2024
Ông Zack Smith - Thư ký Quốc gia của Liên minh Công nhân Xây dựng, Lâm nghiệp và Hàng hải (CFMEU) - ca ngợi quyết định này của chính phủ, cho rằng lệnh cấm sẽ cứu mạng sống của các công nhân xây dựng tại Australia.

Giới chức Australia lo ngại giới trẻ bị cực đoan hóa do môi trường trực tuyến

20:01:37 02/07/2024
Tại Australia, hiện có nhiều chương trình hỗ trợ của các tổ chức nhằm giúp các gia đình ứng phó với những thanh thiếu niên và người trưởng thành quan tâm đến chủ nghĩa cực đoan bạo lực.

Dịch cúm gia cầm gây thiếu hụt trứng gà tại Australia

19:48:41 02/07/2024
Gần 10% số gà mái đẻ trứng ở Australia đã chịu ảnh hưởng của dịch này. Chính quyền khẳng định đã ngăn chặn virus thành công, song một số nhà bán lẻ đã đặt ra giới hạn về số lượng trứng khách hàng có thể mua.

Các hãng xe điện Trung Quốc để mắt đến thị trường Đông Nam Á

19:45:18 02/07/2024
Tại triển lãm ô tô ở Jakarta vào tháng 5, các hãng ô tô điện Trung Quốc cho biết sẽ ra mắt thêm nhiều mẫu xe hấp dẫn người tiêu dùng Indonesia.

Báo Mỹ giải mã 'cơn sốt' cà phê muối Việt Nam trên toàn thế giới

19:41:08 02/07/2024
Có lẽ nổi tiếng nhất trong số đó là cà phê trứng. Món đồ uống này có nguồn gốc từ Hà Nội, có lòng đỏ trứng thêm vào phần trên, đ.ánh bọt với sữa đặc vào cà phê.

Nhật Bản giới thiệu mô hình 'trái tim sống' đầu tiên trên thế giới

19:38:08 02/07/2024
Theo kế hoạch, mô hình trái tim sống iPS sẽ được trưng bày tại khu vực PASONA NATUREVERSE của Tập đoàn Pasona, trong khuôn khổ Triển lãm EXPO 2025 ở thành phố Osaka.

Lào thông qua 13 văn bản Luật tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa IX

19:35:29 02/07/2024
Ban Chuyên trách xây dựng dự thảo luật đã tiến hành hoàn thiện nội dung theo ý kiến của các đại biểu và biểu quyết thông qua các luật với đa số số phiếu tán thành.

Thủ tướng Australia từ chối lời mời dự Hội nghị thượng đỉnh NATO

19:33:23 02/07/2024
Hội nghị thượng đỉnh NATO lần thứ 75 dự kiến thông qua kế hoạch để NATO lãnh đạo việc hỗ trợ và huấn luyện an ninh cùng cam kết viện trợ tài chính dài hạn cho Ukraine.

Tìm thấy 2 cháu bé bị lạc hơn 3 ngày ở Sa Pa

16:56:16 02/07/2024
Tuy nhiên rất may, hai cháu bé không ra suối bắt cá mà rủ nhau đến Trường Tiểu học Lao Chải chơi, sau đó trèo lên trần tầng 3 và bị mắc kẹt, không xuống được.

Iran tuyên bố hỗ trợ Hezbollah 'bằng mọi cách' nếu chiến tranh với Israel

16:53:32 02/07/2024
Hiện mọi sự chú ý đang dồn cả vào kết quả cuộc bầu cử tổng thống tại Iran sau cái c.hết của cố Tổng thống Ebrahim Raisi vào tháng 5 trong một vụ tai nạn máy bay trực thăng.

Có thể bạn quan tâm

Cù Lao Chàm - Khu dự trữ sinh quyển thế giới

Du lịch

21:00:24 02/07/2024
Nằm cách bãi biển Cửa Đại, Hội An 18 km về phía biển đông, Cù Lao Chàm là quần đảo gồm 8 đảo nhỏ nối sát nhau: hòn Lao, hòn Khô Mẹ, hòn Khô Con, hòn Tai, hòn Dài, hòn Mồ, hòn Lá, hòn Ông.

Sau võ sư Duy Nhất, đến lượt Tuấn Hưng đăng ảnh gì mà bị netizen nhắc nhở về chuyện "gây xích mích" giữa 2 show Anh Trai?

Tv show

20:58:47 02/07/2024
Tấm ảnh cứ ngỡ bình thường nhưng lại rất bất thường của Tuấn Hưng đăng tải nhanh chóng lọt vào tầm ngắm của cư dân mạng.

Phát hiện người đàn ông t.ử v.ong tại bãi tắm Thùy Vân - Vũng Tàu

Tin nổi bật

20:56:10 02/07/2024
Ngày 2/7, Cơ quan CSĐT Công an TP Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) tiếp nhận, thụ lý điều tra vụ việc một người đàn ông t.ử v.ong tại bãi tắm Thùy Vân, phường 8, TP Vũng Tàu.

Visual tàn tạ của Lee Seung Gi sau ồn ào "con rể l.ừa đ.ảo"

Sao châu á

20:50:00 02/07/2024
Đây là lần đầu nam diễn viên xuất hiện công khai sau khi anh điêu đứng danh tiếng, bị công chúng tẩy chay vì bố vợ vướng bê bối l.ừa đ.ảo.

Môi giới xuất khẩu lao động trái phép dưới vỏ bọc nhà tu hành

Pháp luật

20:48:11 02/07/2024
Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh Hà Tĩnh vừa phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ liên quan phát hiện, ngăn chặn đường dây tổ chức, môi giới đưa người ra nước ngoài lao động trái pháp luật dưới vỏ bọc là các nhà tu hành.

Bộ phim quá hay xứng đáng nổi tiếng hơn, kịch bản bẻ lái liên tục khiến khán giả choáng váng

Phim châu á

20:47:04 02/07/2024
Sau Queenmaker, Netflix tiếp tục đầu tư mạnh tay vào dòng phim chính trị, tâm lý nặng đô cùng tác phẩm The Whirlwind (Cơn Lốc), cũng do Kim Hee Ae đóng chính.

Phát hiện bằng chứng về nghi lễ phù phép cổ xưa nhất thế giới

Lạ vui

20:45:24 02/07/2024
Do sự tương đồng giữa các đồ vật được tìm thấy trong hang và nghi lễ của người Gunaikurnai, các trưởng lão của nhóm thổ dân Gunaikurnai đã nhờ các nhà khảo cổ giúp khai quật hang động, được họ gọi là Hang Cloggs và nghiên cứu các hiện v...

Review Vùng Đất Câm Lặng: Ngày Một - đừng làm ồn nếu không muốn "đăng xuất"

Phim âu mỹ

20:30:08 02/07/2024
Không giống như hai phần phim trước, Day One cho ta thấy những sự kiện đầu tiên khi các sinh vật ngoài không gian xâm chiếm Trái Đất.

Thái Trinh hé lộ mối quan hệ với mẹ chồng sau khi kết hôn

Sao việt

20:20:04 02/07/2024
Sau khi về chung một nhà với bạn trai, cuộc sống của Thái Trinh nhận được sự quan tâm của cư dân mạng. Nữ ca sĩ 9x cũng thi thoảng cập nhật cuộc sống mới trên mạng xã hội.

"Trùm phản diện" Huy Cường kể khổ vì... mưa, bọ cánh cứng!

Hậu trường phim

20:10:10 02/07/2024
Nam diễn viên Huy Cường trải lòng về những khó khăn khi hóa thân vào vai Đỗ Hội trong phim truyền hình Miền quên lãng .

Game thủ LMHT mất tới 7 tháng để thoát khỏi Sắt Đoàn

Mọt game

19:57:02 02/07/2024
Một bài đăng trên Reddit vào ngày 02/07 đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng game thủ Liên Minh Huyền Thoại. Theo đó, một người chơi với nickname Ducking Weeb đã chia sẻ câu chuyện về quá trình leo rank đầy gian khổ của an...