Trừng phạt Bí thư Đảng ủy Tân Cương, Mỹ vượt “lằn ranh đỏ”?
Mỹ trừng phạt quan chức cấp cao Trung Quốc vấn đề Duy Ngô Nhĩ, gồm cả Bí thư Đảng ủy Tân Cương, người có vị trí không hề thua kém Ngoại trưởng Vương Nghị
Chính phủ Mỹ đã thông báo trừng phạt các quan chức Trung Quốc về “vấn đề nhân quyền” với cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tân Cương, gia tăng sức ép với Bắc Kinh về một trong những vấn đề khiến quan hệ hai nước vốn đã bất đồng nay lại càng thêm căng thẳng.
Bí thư Đảng ủy Tân Cương Trần Toàn Quốc. Ảnh: AP
Các lệnh trừng phạt này đã nêu cụ thể tên của Bí thư Đảng ủy Trần Toàn Quốc và 3 quan chức cấp cao khác của khu tự trị Tân Cương, cùng với những người chưa xác định khác “được cho là phải chịu trách nhiệm hoặc đã đồng lõa trong việc giam giữ, đối xử bất công với những người Duy Ngô Nhĩ, dân tộc thiểu số Kazakhstan và thành viên của các nhóm thiểu số khác tại Tân Cương”, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố hôm 9/7.
Video đang HOT
Ông Pompeo cho biết lệnh trừng phạt này được ủy quyền theo sắc lệnh hành pháp “Chặn tài sản của những người liên quan đến lạm dụng nhân quyền nghiêm trọng hoặc tham nhũng” mà Tổng thống Trump ký duyệt năm 2017, phù hợp với Đạo luật Magnitsky về Trách nhiệm Nhân quyền Toàn cầu được cựu Tổng thống Barack Obama ký thông qua năm 2012.
Ông Trần Toàn Quốc hiện là quan chức cấp cao nhất của Trung Quốc bị chính phủ Mỹ trừng phạt, một dấu hiệu cho thấy Ngoại trưởng Pompeo đang hành động mạnh mẽ để đối phó với Bắc Kinh. Ông Trần Toàn Quốc là 1 trong 25 thành viên của Bộ Chính trị, cơ quan quyền lực cao nhất của Trung Quốc. Vị trí của vị quan chức này thậm chí không hề thua kém Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị.
“Chính phủ Mỹ đã vượt qua một “lằn ranh đỏ” nữa khi trừng phạt các quan chức cấp cao của Trung Quốc”, Julian Ku, giáo sư luật tại Đại học Hofstra ở New York nhận định.
Ngày 17/6, Tổng thống Trump đã ký Đạo luật Chính sách Nhân quyền Duy Ngô Nhĩ, yêu cầu để Mỹ kiểm tra sâu rộng hơn các hành vi nghi ngờ là “vi phạm nhân quyền” ở Tân Cương, đồng thời đưa các quan chức Trung Quốc được cho là chịu trách nhiệm cho việc này vào danh sách đối tượng trừng phạt kinh tế và cấm nhập cảnh vào Mỹ.
Trump ký luật trừng phạt quan chức Trung Quốc
Tổng thống Mỹ ký ban hành Đạo luật Chính sách Nhân quyền người Duy Ngô Nhĩ, cho phép trừng phạt quan chức Trung Quốc.
Đạo luật Chính sách Nhân quyền người Duy Ngô Nhĩ, được Tổng thống Trump ký ban hành thành luật hôm 17/6, trong đó kêu gọi trừng phạt những người chịu trách nhiệm giam hàng loạt người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm Hồi giáo khác ở Tân Cương, gồm Bí thư Đảng ủy Tân Cương Trần Toàn Quốc.
Luật cũng kêu gọi các công ty Mỹ hoạt động tại Tân Cương đảm bảo không sử dụng nhân sự là "các lao động cưỡng bức". Quốc hội Mỹ tháng trước đã thông qua dự luật này chỉ với một phiếu chống, dọn đường cho các biện pháp trừng phạt quan chức Trung Quốc.
Tổng thống Mỹ không tổ chức lễ ký luật trong bối cảnh nhiều tờ báo Mỹ đăng tải trích đoạn hồi ký của cựu cố vấn an ninh quốc gia John Bolton, trong đó nói ông Trump tìm kiếm sự giúp đỡ của Chủ tịch Trung Quốc để tái đắc cử tại một cuộc họp kín năm 2019. Trump cũng ủng hộ ông Tập xây dựng các trại tập trung ở Tân Cương, theo Bolton. Nhà Trắng chưa bình luận thông tin.
Tổng thống Mỹ Trump tại Nhà Trắng, thủ đô Washington, hôm 15/6. Ảnh: Reuters.
Đạo luật yêu cầu Nhà Trắng đệ trình báo cáo lên quốc hội trong vòng 180 ngày, xác định những người được coi là chịu trách nhiệm ngược đãi người Duy Ngô Nhĩ. Những cá nhân này sẽ bị trừng phạt bằng những hình thức như đóng băng tài sản ở Mỹ và bị từ chối nhập cảnh.
Từ đầu năm 2017, chính phủ Trung Quốc bị cáo buộc đưa khoảng một triệu người Duy Ngô Nhĩ và người dân tộc thiểu số Hồi giáo vào các trại tập trung. Bắc Kinh khẳng định các cơ sở là "trung tâm đào tạo nghề" và họ đang phản ứng hợp pháp với mối đe dọa từ chủ nghĩa cực đoan tôn giáo. Tuyên bố trên không thuyết phục các nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ.
Trung Quốc từng cảnh báo sẽ hành động trả đũa nếu ông Trần bị nhắm mục tiêu trừng phạt, gọi các động thái của Mỹ về Tân Cương là "can thiệp thô bạo" vào vấn đề nội bộ của nước này.
Việc Trump ký luật gây sức ép với Trung Quốc về người Duy Ngô Nhĩ diễn ra trong bối cảnh quan hệ Mỹ - Trung ngày càng xấu đi do Covid-19. Mỹ cáo buộc Trung Quốc thiếu minh bạch, che giấu dịch bệnh và chậm cảnh báo, trong khi Bắc Kinh bác bỏ toàn bộ cáo buộc này.
Trump lý giải việc từng hoãn trừng phạt Trung Quốc Trump nói ông từng hoãn áp trừng phạt Trung Quốc về vấn đề người Duy Ngô Nhĩ bởi khi đó hai nước đang đàm phán thỏa thuận thương mại lớn. Trong cuộc phỏng vấn chiều 19/6 tại Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Donald Trump được hỏi tại sao chính quyền của ông trì hoãn áp lệnh trừng phạt Trung Quốc vì giam hàng...