Trung-Nhật “tạm gác” vấn đề tranh chấp đảo tại Hội nghị APEC
Hai nhà lãnh đạo gặp nhau bên lề Hội nghị cấp cao APEC nhưng hai sẽ không đàm phán về vấn đề biển đảo.
Theo hãng tin AP, ngày 7/10, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã bắt tay nhau tại Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) tại Bali, Indonesia. Theo hãng tin này, mặc dù hai nhà lãnh đạo gặp nhau nhưng hai bên sẽ không đàm phán song phương về vấn đề biển đảo gây tranh cãi giữa hai nước.
Vấn đề quần đảo Senkaku/Điếu Ngư gây cẳng thẳng quan hệ Trung-Nhật (Ảnh: Reuters)
Nhiều tháng nay, nền kinh tế lớn thứ 2 và thứ ba thế giới luôn gặp “trục trặc” trong mối quan hệ ngoại giao do những mâu thuẫn về tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo mà Nhật Bản gọi là Senakaku còn Trung Quốc gọi là Điếu Ngư trên biển Hoa Đông.
Video đang HOT
Phát biểu với báo giới, thành viên Ban thư ký văn phòng Thủ tướng Nhật Bản Tomohiko Taniguchi nói rằng, nếu nước này đồng ý thảo luận với Trung Quốc về vấn đề này, sẽ đồng nghĩa với việc Nhật Bản khẳng định sự tồn tại vấn đề tranh chấp chủ quyền giữa hai nước.
Hồi tháng 9 vừa qua, bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra ở Nga ông Tập Cận Bình và ông Shinzo Abe cũng chỉ bắt tay và trao đổi chớp nhoáng.
Tuy nhiên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi sau đó tuyên bố, chuyện đàm phán sẽ không lặp lại tại hội nghị APEC ở Bali. Đáp laị, hôm 27/9, bên lề Phiên họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tại Mỹ, Thủ tướng Abe nói rằng, Nhật Bản sẽ không nhân nhượng về vấn đề chủ quyền quần đảo Senakaku/Điếu ngư song sẽ không có động thái nào khiến căng thẳng leo thang./.
Theo VOV
Nga vẫn không nhượng bộ về Syria
Bất chấp việc bị dồn vào thế 1 "chọi" 7 tại hội nghị thượng đỉnh G8, Tổng thống Nga Vladimir Putin vẫn không thay đổi lập trường về vấn đề Syria và kiên quyết bác bỏ ý đồ hạ bệ Tổng thống Bashar al-Assad.
Trả lời báo giới tại hội nghị G8 ngày 18-6, ông Putin không loại trừ khả năng thực hiện một đợt chuyển vũ khí mới cho chính quyền Syria. "Chúng tôi cung cấp vũ khí theo các hợp đồng hợp pháp cho một chính phủ hợp pháp. Và nếu chúng tôi ký những hợp đồng như vậy thì chúng tôi sẽ chuyển hàng đi" - ông nhấn mạnh.
Ngược lại, tổng thống Nga hòa chung với cảnh báo của Tổng thống Assad trước đó, rằng nếu các nước phương Tây chuyển vũ khí cho phe nổi dậy Syria thì sẽ có ngày phản tác dụng. Theo ông Putin, số vũ khí trên có thể quay về tấn công châu Âu một ngày nào đó, như hai vụ sát hại binh sĩ ở Anh và Pháp gần đây.
Tổng thống Nga Putin tuyên bố chỉ có người dân Syria mới có quyền định đoạt số phận Tổng thống Assad. Ảnh: AP
Liên quan đến cuộc chiến chống trốn thuế và gian lận thuế, các nhà lãnh đạo G8 nhất trí áp dụng nhiều biện pháp mới, trong đó có chia sẻ thông tin thuế của người dân cũng như yêu cầu các công ty đa quốc gia phải báo cáo thuế đầy đủ. Tuyên bố chung của hội nghị cũng kêu gọi các nước thay đổi quy định cho phép các tập đoàn đa quốc gia chuyển lợi nhuận sang nước khác nhằm trốn thuế hoặc chỉ phải đóng mức thuế thấp hơn.
Vấp phải sự kiên quyết của ông Putin, tuyên bố chung của hội nghị cuối cùng thậm chí còn không nhắc đến tên ông Assad. Thay vì đưa ra kết luận về số phận của tổng thống Syria, hội nghị chỉ kêu gọi tổ chức các cuộc đàm phán hòa bình càng sớm càng tốt .
Ngoài ra, các nhà lãnh đạo G8 còn nhất trí giúp Syria thoát khỏi các phần tử khủng bố và cực đoan, lên án việc sử dụng vũ khí hóa học bởi bất cứ bên nào, đồng thời kêu gọi Liên Hiệp Quốc điều tra cáo buộc chính quyền Damascus sử dụng vũ khí hóa học. G8 cũng cam kết viện trợ thêm gần 1,5 tỉ USD cho các hoạt động nhân đạo ở Syria.
Cùng ngày tại Moscow, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố Nga đang tận dụng mọi nỗ lực nhằm ngăn chặn cuộc xung đột ở Syria leo thang thành một vụ bùng nổ trên diện rộng. Theo ông Lavrov, nhiệm vụ chính hiện nay của Moscow là đưa chính phủ Syria và lực lượng đối lập ngồi vào bàn đàm phán.
Tuy nhiên, Hội nghị Geneva-2? theo sáng kiến của Nga - Mỹ chưa biết khi nào mới diễn ra được. Sau khi Mỹ tuyên bố viện trợ quân sự cho phe nổi dậy Syria, hội nghị này có thể phải dời đến ít nhất là tháng 8.
Theo vietbao
60% máy bay, tàu chiến Mỹ tràn ngập châu Á - Thái Bình Dương Theo tin điện của phóng viên Tân Hoa Xã tại Singapore, tại Hội nghị thượng đỉnh An ninh châu Á (Diễn đàn Shangri-La) ngày 01/06, Bộ trưởng Bộ quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã tuyên bố, Mỹ sẽ có sự chuyển dịch lực lượng rất lớn đến châu Á - Thái Bình Dương. Kể từ khi chuyển dịch chiến lược trọng tâm về...