Trung-Nhật đối đầu bất thường
Sau một thời gian “sóng yên biển lặng”, cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Nhật Bản vì tranh chấp lãnh thổ ở biển Hoa Đông lại được dịp “dậy sóng” trở lại. Điều đáng lo ngại là lần “dậy sóng” mới này mạnh một cách khác thường, khiến nhiều người lo ngại về viễn cảnh một cuộc xung đột vũ trang có thể được châm ngòi bất kỳ lúc nào từ một vụ việc vô tình không có chủ đích hay chỉ là một tai nạn đơn thuần.
Ảnh minh họa.
Trước cuối tuần này, căng thẳng trong quan hệ giữa nền kinh tế lớn thứ hai và thứ ba thế giới đã trải qua những ngày lắng dịu đáng kể. Điều này được thể hiện rất rõ qua các hành động của Trung Quốc ở vùng biển tranh chấp. Nếu như trong 4 tháng trở về trước, trung bình mỗi tháng có từ 20 đến 24 ngày tàu thuyền của Trung Quốc lượn lờ ở vùng biển tranh chấp quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư thì tháng này con số những vụ như vậy chỉ dừng ở 5 ngày.
Ngoài ra, từ tháng 4 đến tháng 9 năm nay, Nhật Bản đã 149 lần phải ra lệnh cho chiến đấu cơ của mình đi ngăn chặn máy bay Trung Quốc. Dù con số này vẫn là cao nhưng nó đã ít hơn 88 lần so với thời kỳ 6 tháng trước đây.
Dấu hiệu ấm lên trong quan hệ Trung Quốc và Nhật Bản còn được thể hiện qua hoạt động trao đổi thương mại song phương sôi động trở lại giữa hai nước.
Tuy nhiên, thời kỳ lắng dịu ngắn ngủi trên đã mau chóng bị dập tắt bởi một bước ngoặt diễn ra cuối tuần vừa rồi khi giới lãnh đạo ở Tokyo và Bắc Kinh “lao vào nhau” với những lời chỉ trích gay gắt, những lời đe dọa cứng rắn và cả những cảnh báo sắc lạnh.
Từ cuộc khẩu chiến nóng bỏng bất thường…
Trong vòng chưa đầy một tuần qua, người dân thế giới đã chứng kiến một cuộc khẩu chiến với cấp độ gay gắt hiếm có giữa giới lãnh đạo hai nước Trung-Nhật. Hai bên “ăn miếng trả miếng” một cách quyết liệt với những ngôn từ gay gắt và đáng sợ.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn hôm 26/10, Thủ tướng Shinzo Abe đã tuyên bố rằng, Nhật Bản nên giữ vai trò hàng đầu trong cuộc chiến chống lại cái mà ông này miêu tả là nỗ lực của Trung Quốc trong việc dùng vũ lực để đạt được mục đích ngoại giao. Theo lời ông Abe, tại các cuộc họp gần đây với lãnh đạo các quốc gia Đông Nam Á, ông đã nhận ra một điều rằng, khu vực này đang tìm kiếm vai trò dẫn dắt về an ninh của Tokyo trong bối cảnh Trung Quốc đang thực thi một chính sách ngoại giao “hiếu chiến”.
Tiếp đó, ngay ngày hôm sau, trong cuộc gặp gỡ với quân đội Nhật Bản, Thủ tướng Abe đã tuyên bố sẽ không dung thứ cho bất kỳ hành động sử dụng vũ lực nào nhằm tìm cách thay đổi thế nguyên trạng trong khu vực. Đây rõ ràng là một lời cảnh báo trực tiếp nhằm vào Trung Quốc bởi Tokyo thường xuyên tố cáo Bắc Kinh đang tìm cách thay đổi thế nguyên trạng ở quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Ông Abe còn thúc giục quân đội Nhật vứt bỏ những quan niệm cũ cho rằng tất cả những gì binh lính cần làm trong thời bình là rèn luyện và rằng chỉ cần tồn tại một lực lượng phòng vệ là có thể răn đe nước khác.
Cùng góp giọng với Thủ tướng Abe, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori onodera hôm qua (29/10) đã cáo buộc những hành động của Trung Quốc trong cuộc tranh chấp ở biển Hoa Đông đang đe dọa đến nền hòa bình.
Trước những lời chỉ trích và cảnh báo liên tiếp được tung ra từ giới quan chức Nhật Bản, Trung Quốc cũng “phản pháo” mạnh mẽ không kém, thậm chí là có phần còn cứng rắn hơn.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm 26/10 đã cảnh báo Nhật Bản đừng xem nhẹ quyết tâm của Trung Quốc trong việc áp dụng bất kỳ biện pháp cần thiết nào để bảo vệ bản thân. “Đừng đánh giá thấp quyết tâm và sức mạnh của quân đội Trung Quốc trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Nếu Nhật Bản dùng đến các biện pháp như bắn hạ máy bay, đó sẽ là một hành động khiêu khích nghiêm trọng đối với chúng tôi, một hành động gây chiến tranh. Chúng tôi sẽ có những hành động kiên quyết để đáp trả và bên gây rắc rối sẽ phải gánh chịu mọi hậu quả”, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc – ông Geng Yansheng đã tuyên bố cứng rắn như vậy.
Tiếp lời Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, Bộ Ngoại giao nước này hôm 28/10 cũng chỉ trích giới chính khách Nhật Bản không chỉ hành động “khiêu khích” mà còn đang tự “lừa dối chính bản thân mình” trong cuộc tranh chấp ở biển Hoa Đông.
Video đang HOT
Trung Quốc còn tố ngược lại rằng, chính Nhật Bản mới là nước phải chịu trách nhiệm về việc làm đảo lộn thế nguyên trạng hiện nay ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Trong khi đó, Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc cảnh báo Nhật Bản đừng nghĩ rằng nước họ tránh một cuộc xung đột vũ trang vì “sợ Mỹ”. Tờ báo này tuyên bố, “rất khó để nói ai sợ ai hơn giữa Mỹ và Trung Quốc”.
…. đến những hành động dương oai diễu võ uy hiếp nhau
Cuộc đối đầu Trung-Nhật không chỉ dừng lại ở cuộc khẩu chiến nóng bỏng giữa lãnh đạo hai nước mà còn kéo theo cả những hành động dương oai diễu võ uy hiếp nhau, khiến tình hình trở nên đáng lo ngại hơn bao giờ hết.
Trong 3 ngày liên tiếp hồi cuối tuần, máy bay quân sự Trung Quốc liên tục lượn lờ đầy khiêu khích ở khu vực gần sát không phận Nhật Bản, khiến Tokyo phải cử chiến đấu cơ đi đối phó..
Một phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết, 2 chiếc máy bay ném bom và 2 máy bay cảnh báo sớm của Trung Quốc đã bay áp sát Nhật Bản đến mức Tokyo buộc phải ra lệnh cho các máy bay chiến đấu của họ cất cánh khẩn cấp. Sự việc này cực kỳ hiếm khi xảy ra.
Ngay sau đó, Trung Quốc còn tiếp tục gây sức ép với Nhật Bản ở quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư khi phái thêm một loạt tàu của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển đến khu vực.
Chưa dừng lại ở đó, không biết vô tình hay hữu ý, Trung Quốc mới đây còn “khoe” hạm đội tàu ngầm hạt nhân đầu tiên của nước này bằng một loạt hình ảnh và những ngôn từ khoa trương trên tờ Tân Hoa Xã. Theo đó, Trung Quốc đã nói rằng, những chiếc tàu ngầm hạt nhân lớp Xia của họ “phi nước đại dưới độ sâu của đại dương, thực hiện nhiệm vụ như là một lực lượng huyền bí tạo ra tiếng sấm dưới biển sâu và là một quả chùy sát thủ có thể khiến các kẻ thù run sợ”.
Đáp lại những hành động phô trương sức mạnh của Trung Quốc, Nhật Bản cũng không vừa khi thông báo kế hoạch tập trận vào cuối tuần này. Cụ thể, 34.000 binh lính Nhật sẽ tham gia vào một cuộc tập trận bắn đạn thật rầm rộ, trong đó có cả màn diễn tập tấn công đổ bộ. Dù diễn ra ở Biển Đông nhưng cuộc tập trận này được cho là nhằm để phát đi một thông điệp cứng rắn đối với Trung Quốc, đó là: “Chúng tôi sẵn sàng bảo vệ quần đảo của mình nếu cần và thậm chí sẽ đánh chiếm lại chúng nếu các bạn thực hiện một cuộc xâm lược vào đây”.
Ngoài thông điệp trên, Tokyo còn phát đi một thông điệp thứ hai mạnh mẽ không kém thông qua việc lần đầu tiên cho triển khai tên lửa đất đối hạm Type 88 ở khu vực cực nam của dãy đảo Okinawa – nơi có tuyến đường biển mà Hải quân Trung Quốc đang sử dụng để tiến ra Thái Bình Dương.
Kiệt Linh
Theo_VnMedia
Xung đột Nhật - Trung cận kề sau đánh võ miệng
Bắc Kinh và Tokyo lâm vào cuộc khẩu chiến với những lời tố cáo nhau "ngạo mạn, khiêu khích" và lời đe dọa "không dung thứ".
Khẩu chiến nảy lửa
Hàng loạt tuyên bố rắn của cả Tokyo và Bắc Kinh, cùng biển tranh chấp lại một lần nữa dậy sóng.
Mới đây nhất ngày 29/10 Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Itsunori Onodera khẳng định chắc nịch: "Tôi cho rằng việc Trung Quốc xâm phạm vùng lãnh hải xung quanh quần đảo Senkaku đặt "vùng xám" trong tình trạng khẩn cấp.".
Vài ngày trước đó, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc gay gắt cho rằng dự luật "bắn hạ máy bay không người lái nước ngoài xâm phạm không phận Nhật" mà Tokyo vừa mới thông qua là mở đường cho một "hành động chiến tranh".
Cuộc khẩu chiến được đẩy lên mức độ căng thẳng mới khi quan chức 2 bên liên tục đưa ra những phát ngôn cho thấy sự kiên quyết, không khoan nhượng.
Ngày 27/10, Thủ tướng Shinzo Abe khẳng định nước ông "quyết tâm... không dung thứ cho việc dùng vũ lực để thay đổi hiện trạng" ở châu Á.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe phát biểu hôm 27/10 trước các binh sĩ lực lượng phòng vệ nước ông.
Lời phát biểu của nhà lãnh đạo trước các binh sĩ lực lượng phòng vệ Nhật được xem như một lời cảnh báo nhắm thẳng tới Bắc Kinh.
Chỉ ngay sau đó một ngày, hôm 28/10 Bộ Ngoại giao Trung Quốc lên tiếng buộc tội ông Abe "liên tục có những nhận xét mang tính khiêu khích" và "rất ngạo mạn".
Người phát ngôn Hoa Xuân Oánh khẳng định thêm: "Những bình luận khiêu khích của các lãnh đạo Nhật Bản liên quan đến Trung Quốc cho thấy phương pháp lừa dối của những chính trị gia này và sự ngạo mạn, lương tâm tội lỗi của họ".
Căng thẳng leo thang được xem là bắt nguồn từ tuyên bố "bắn hạ máy bay" của Bắc Kinh từ chính phủ Nhật Bản nếu bị xâm phạm không phận.
Bắc Kinh gay gắt cho rằng, hành động này nếu xảy ra sẽ là mồi lửa kích động chiến tranh, Bắc Kinh sẽ có "hành động đáp trả".
Mike Green, chuyên gia châu Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế nhận định nguy cơ đối đầu bất thường tại khu vực gần quần đảo Senkaku/Điếu ngư hiện nay "là cao hơn bao giờ hết".
Liên tục áp sát
Hãng Kyodo của Nhật Bản ngày 29/10 đưa tin, hai tàu khu trục của Hải quân Trung Quốc đã đi qua một khu vực tiếp giáp vùng lãnh hải của Nhật Bản giữa đảo Yonbaguni và đảo Iriomote thuộc tỉnh Okinawa.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết trong khi đi qua khu vực trên từ lúc 5h đến 9h sáng theo hải trình từ Thái Bình Dương tới biển Hoa Đông, hai tàu Trung Quốc đã có lúc hướng tới quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp trên biển Hoa Đông.
Hôm 24/10, các tàu này cũng bị phát hiện lượn lờ xung quanh khu vực ngoài khơi của Okinawa.
Thêm vào đó, ngày 28/10 mới đây, bốn tàu tuần duyên của Bắc Kinh lại tiến vào vùng biển xung quanh Sensaku/Điếu Ngư.
Một tàu tuần duyên Trung Quốc xâm phạm khu vực quần đảo Điếu Ngư/Senkaku.
Đây được liệt kê là lần thứ 68 Bắc Kinh xâm phạm đến khu vực tranh chấp kể từ khi Tokyo quốc hữu hóa một số hòn đảo thuộc quần đảo Điếu Ngư/ Senkaku vào tháng 9/2012.
Chưa kể hồi đầu tháng 10, tàu Trung Quốc lại một lần xâm phạm vào khu vực này.
Xung đột cận kề
Ông Lưu Kiến Dũng, chuyên gia về Nhật Bản thuộc đại học Thanh Hoa, Trung Quốc, nhận định: "Nhật chỉ đang chuẩn bị một cuộc chiến tâm lý và dư luận", bởi lẽ theo ông Lưu, căn cứ vào Hiến pháp nước này, hành động bắn rơi máy bay của Trung Quốc (nếu có) được xem là " vi phạm" một khi Tokyo không phải là bên bị tấn công.
Ông Lưu cũng cho biết thêm, hiện không có quy định quốc tế nào về việc đối phó với máy bay không người lái trong vùng lãnh thổ tranh chấp.
Thêm vào đó, có một thực tế rằng Nhật Bản không thừa nhận tồn tại tranh chấp trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, mà khăng khăng tuyên bố chủ quyền tuyệt đối.
Về tuyên bố bắn hạ máy bay của nhà lãnh đạo Shinzo Abe, bà Chikako Ueki, chuyên gia quan hệ quốc tế thuộc Đại học Waseda cho rằng, đó chỉ là lời "dọa suông".
Trong khi đó, Thời báo Hoàn Cầu đăng bài bình luận đưa ra quan điểm: Một cuộc chiến cục bộ rất có thể sẽ diễn ra một khi máy bay của Bắc Kinh bị bắn rơi bởi những mối hiềm khích trong sâu thẳm giữa hai nước.
Các nhà nhận định cho rằng Nhật Bản thực sự lo ngại bởi nếu các máy bay Trung Quốc, thậm chí cả Mỹ cũng phải dè chừng với tình huống mà ông Abe đã phê duyệt một khi các hành động xâm phạm không chấm dứt.
Trong bối cảnh cuộc tập trận được coi như lớn nhất lịch sử của Hải quân Trung Quốc đang diễn ra tại khu vực tây Thái Bình Dương, sức mạnh quân sự của quốc gia châu Á vẫn đang là một ẩn số.
Chính vì điều này, nhiều nhận định cho hay một khi xung đột xảy ra, với sự hậu thuẫn phía sau của Mỹ, chính phủ của ông Abe vẫn cần sự cẩn trọng nhất định.
Theo Báo Đất Việt
Mỹ bán cho Iran vũ khí "khủng" nào? Bom liệng thông minh AGM-154, tên lửa hành trình AGM-84H và bom đường kính nhỏ GBU-39 có thể được cấp cho 2 nước láng giềng Iran là A Rập Saudi và UAE. Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng của Mỹ (DSCA) vừa tiết lộ, A Rập Saudi và Các Tiểu Vương quốc A Rập Thống nhất (UAE) đang có sự quan...