Trứng ngỗng và trứng gà, loại nào tốt hơn?
Phụ nữ mang thai hay ăn trứng ngỗng vì quan niệm ăn vào con sẽ khỏe đẹp, thông minh. Tuy nhiên, thực tế giá trị dinh dưỡng trứng ngỗng không thể so sánh với trứng gà.
Theo bác sĩ Nguyễn Văn Tiến, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trứng ngỗng là một loại trứng gia cầm, trọng lượng một quả trứng ngỗng khoảng 300 gam, nó nặng gấp 4 lần trứng gà và 3 lần trứng vịt.
Về giá trị dinh dưỡng trứng ngỗng không thể so sánh với trứng gà, cũng như thịt ngỗng so với thịt gà.
Cụ thể, trong 100 gam trứng ngỗng có khoảng: 13 gam protein, 14,2 gam lipid, 360 mcg vitamin A, 71 mg calxi; 210 mg phosphor; 3,2 mg sắt; 0,15mg vitamin B1, 0,3mg vitamin B2, 0,1mg vitamin PP…
So với trứng gà, trứng ngỗng có tỷ lệ protein thấp hơn (tỷ lệ protein trong trứng gà toàn phần là 14,8%) nhưng lại có lượng lipid cao hơn (tỷ lệ lipid trong trứng gà là 11,6%). Hàm lượng vitamin A trong trứng ngỗng chỉ bằng một nửa so với trứng gà (360 mcg so với 700 mcg trong trứng gà), đặc biệt là vitamin A rất cần cho phụ nữ có thai.
Ngoài ra, trứng ngỗng có nhiều cholesterol và giàu lipid là những chất không tốt cho sức khỏe và hệ tim mạch của phụ nữ mang thai bị thừa cân, béo phì, rối loạn lipid máu, tiểu đường, cao huyết áp…
Về an toàn vệ sinh thực phẩm thì trứng gà sạch hơn trứng ngỗng. Lý do vì gà đẻ trứng ở nơi khô ráo, nơi ít có vi khuẩn và ký sinh trùng. Vì vậy trứng gà hạn chế lây nhiễm vi khuẩn và ký sinh trùng hơn trứng ngỗng.
Video đang HOT
Trứng ngỗng có thực sự tốt cho bà bầu?
Thực tế, trứng ngỗng ăn không ngon và không được ưa chuộng như các loại trứng gà, trứng vịt, trứng cút nên rất ít người ăn, chủ yếu là phụ nữ mang thai. Giá một quả trứng ngỗng rất đắt, có khi bằng cả chục trứng gà do ít người mua dùng, phần lớn trứng đều được ấp để nuôi ngỗng lấy thịt.
Nhiều người phụ nữ quan niệm rằng khi có thai ăn nhiều trứng ngỗng thì thai phát triển khỏe mạnh, thông minh. Theo bác sĩ Tiến, điều đó không đúng. Mỗi loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng khác nhau – không có loại thực phẩm nào là hoàn thiện đủ các chất dinh dưỡng. Vì vậy cần ăn đa dạng các loại thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày để bổ sung các chất dinh dưỡng cho nhau.
Mỗi loại thực phẩm chỉ nên ăn 3 lần/tuần, phụ nữ mang thai không nên lạm dụng ăn trứng ngỗng, vì giá thành đắt, khó khăn, khó tiêu. Nếu bồi bổ bằng trứng gà cùng với chế độ ăn hàng ngày hợp lý cũng đã cung cấp đủ các thành phần dinh dưỡng cho thai phụ, bác sĩ Tiến cho biết.
Theo chuyên gia, hiện nay chưa có một nghiên cứu nào chứng minh ăn trứng ngỗng sẽ sinh con thông minh hơn. Trẻ em thông minh hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chế độ dinh dưỡng của người mẹ, bổ sung viên sắt/ acid folic trong thời gian mang thai, yếu tố di truyền, môi trường sống và giáo dục sau này… chứ không phụ thuộc vào ăn nhiều trứng ngỗng hay không.
Ba tháng cuối thai kỳ, bà bầu hạn chế ăn quá mặn bởi ảnh hưởng đến huyết áp thai kỳ.
Gợi ý thực phẩm mà mẹ bầu sau sinh 1 tuần nên và không nên ăn nếu muốn nhanh khỏe và có sữa cho con bú
Dưới đây là những thực phẩm nên ăn và không nên ăn mẹ sau sinh cần phải nắm rõ.
1. Thực phẩm nên ăn
Ăn nhiều protein
Mẹ sau sinh muốn có sữa cho con ti cần phải ăn thức ăn giàu protein. Thức ăn này cũng rất tốt cho mẹ đẻ mổ, giúp mẹ nhanh lành vết mổ. Đồng thời, thực phẩm giàu protein còn giúp mẹ sau sinh no lâu, không ăn quá nhiều và giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng.
Mẹ sau sinh hãy ăn các loại thực phẩm từ sữa như sữa bò, sữa dê và các loại sữa động vật khác chứa nhiều protein. Các loại thực phẩm từ sữa không chỉ bổ sung canxi mà còn giúp mẹ không tăng cân. Ngoài ra, mẹ đừng quên ăn các thực phẩm từ trứng như trứng gà, trứng vịt, trứng ngỗng hay các chế phẩm từ đậu nành, các loại đậu, đỗ xanh, đỗ đen, đậu phụ.
Ăn thịt nạc
Có người nói rằng mẹ sau sinh không nên ăn thịt nạc nhưng đó là quan niệm sai lầm. Thịt nạc là sự lựa chọ hoàn hảo nhất. Thịt nạc có thể ngăn ngừa bệnh thiếu máu do thiếu sắt. Thịt nạc giàu vitamin B1, có thể đẩy nhanh quá trình trao đổi chất trong cơ thể, giúp lưu thông máu đồng thời ngăn ngừa tích mỡ. Mẹ sau sinh hãy tích cực ăn thịt lợn, trâu, bò và nhớ bỏ thịt mỡ.
2. Thực phẩm không nên ăn
Không ăn thức ăn cay
Cơ thể phụ nữ sau sinh rất yếu do đó không nên ăn thức ăn cay. Thức ăn này có thể làm tổn thương đường tiêu hóa, thậm chí khiến sản phụ bị tiêu chảy, táo bón.
Không ăn thức ăn nhiều dầu mỡ
Thức ăn quá nhiều dầu mỡ sẽ chỉ làm tăng gánh nặng cho dạ dày và gây khó chịu cho phụ nữ sau sinh. Ngoài ra, để ngăn ngừa tăng cân và có vóc dáng cân đối, bạn phải tránh xa đồ ăn nhiều dầu mỡ.
Không ăn thức ăn quá mặn
Ăn thức ăn quá mặn như trứng vịt lộn, dưa muối có thể làm tăng gánh nặng cho thận, khiến cơ thể mẹ sau sinh bị phù nề và không hấp thụ được các chất dinh dưỡng. Thậm chí bé bú sữa mẹ có khả năng mắc các bệnh về da như mẩn ngứa, viêm da.
Có nên ăn nhiều hơn 3 quả trứng một tuần? Ăn nhiều trứng có thể gây tăng cholesterol trong máu dẫn đến các bệnh tim mạch. Trứng là thực phẩm phổ biến và được ưa chuộng ở hầu hết quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, trứng cũng được sử dụng nhiều trong bữa sáng với giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng trứng chứa nhiều cholesterol và...