Trung – Nga đua nhau gom vàng
Nhân cơ hội giá vàng xuống mức thấp nhất trong nhiều năm, ngân hàng trung ương nhiều nước như Trung Quốc và Nga đẩy mạnh mua vào kim loại quý này cho dự trữ quốc gia – tờ Wall Street Journal cho hay.
Bên trong một tiệm vàng ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc – Ảnh: Reuters/WSJ.
Thời gian qua, khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sắp tăng lãi suất đã đẩy tỷ giá đồng USD mạnh, kéo giá vàng chạm đáy của gần 6 năm. Nhiều quỹ lớn đã mạnh tay bán tháo vàng.
Tuy nhiên, sự hoảng sợ này của thị trường lại được Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) xem là cơ hội để gom vàng.
Theo số liệu của PBoC, dự trữ vàng của Trung Quốc vào thời điểm cuối tháng 11 vừa qua là 1.743 tấn, tăng 5,1% so với mức 1.658 tấn vào thời điểm tháng 7. Từ năm 2009 đến nay, dự trữ vàng của Trung Quốc đã tăng khoảng 60%.
Nhiều chuyên gia tin rằng nếu không có hoạt động mua vào của các ngân hàng trung ương, giá vàng có thể đã giảm sâu hơn. Sáng 11/12, giá vàng quốc tế ở dưới ngưỡng 1.070 USD/oz, gần mức thấp nhất kể từ đầu năm 2009.
“Nếu không nhờ ngân hàng trung ương Trung Quốc và Nga bắt đáy, thì giá vàng đã giảm dưới 1.000 USD/oz”, chuyên gia kinh tế trưởng Bill Hubard của công ty Bullion Capital nhận định.
Video đang HOT
Theo giới phân tích, việc PBoC gom vàng có thể xuất phát từ một số mục đích, bao gồm đa dạng hóa dự trữ ngoại hối khổng lồ và đi theo con đường của các ngân hàng trung ương lớn khác xây dựng dự trữ vàng như một cách để tích trữ giá trị.
Dự trữ vàng của PBoC hiện chỉ chiếm 1,6% dự trữ ngoại hối, một tỷ lệ thấp hơn nhiều so với của các ngân hàng trung ương phương Tây. Nhiều nước phương Tây có tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối lên tới hơn 60% – theo ông Ross Norman, Giám đốc điều hành công ty môi giới vàng Sharps Pixley có trụ sở ở London.
Khối lượng vàng dự trữ của Trung Quốc hiện chỉ bằng 20% so với dự trữ vàng của Mỹ.
“Chúng tôi sẽ không ngạc nhiên nếu Trung Quốc tiếp tục mua vàng trong những năm tới, bởi xét tới quy mô của nền kinh tế Trung Quốc, thì mức dự trữ vàng của nước này hiện nay là chưa tương xứng”, ông Norman nói. Nhà môi giới này dự báo, PBoC sẽ tranh thủ mua vàng mỗi đợt giá giảm sâu
Việc Trung Quốc mua nhiều vàng hơn trong năm nay có thể một phần xuất phát từ nỗ lực của nước này thuyết phục Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đưa đồng Nhân dân tệ trở thành đồng tiền dự trữ của thế giới. Các nhà phân tích cho rằng một khi Trung Quốc có nhiều vàng hơn trong quốc khố, các nhà đầu tư sẽ tin tưởng hơn khi nắm giữ đồng Nhân dân tệ.
“Chúng tôi tin rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng nắm giữ vàng để đa dạng hóa dự trữ ngoái hối và cũng để phát tín hiệu về sức mạnh”, ông Seamus Donoghue, Giám đốc điều hành công ty giao dịch vàng Allocated Bullion Solutions ở Singapore, nhận định.
Tuy nhiên, PBoC không phải là ngân hàng trung ương duy nhất mua vàng dự trữ trong năm nay.
Theo số liệu của Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), trong quý 3 vừa qua, Nga mua ròng 77,2 tấn vàng cho dự trữ quốc gia, nâng tổng mức dự trữ lên 1.352 tấn.
Cũng giống như Trung Quốc, Nga đang giảm nắm giữ các tài sản USD trong dự trữ ngoại hối – ông Norman cho biết. “Tốc độ mua vàng của Nga trong năm 2015 là rất mạnh, và xu hướng này sẽ còn duy trì”, nhà môi giới nói.
Các quốc gia khác tăng dự trữ vàng trong năm nay bao gồm Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Ukraine, Malaysia, Kazakhstan, Jordan và Belarus.
Mặc dù vậy, “số phận” của vàng chủ yếu vẫn được quyết định bởi giao dịch trên các sản vàng quốc tế và nhu cầu vàng vật chất, nhất là nhu cầu của người tiêu dùng ở Ấn Độ và Trung Quốc – hai nước tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới.
Một số nhà phân tích tin giá vàng có thể giảm sâu hơn nếu FED tăng lãi suất trong cuộc họp diễn ra vào ngày 15-16/12.
“Nếu FED tăng lãi suất lần này, giá vàng sẽ về mức 1.050 USD/oz”, ông Barnabas Chen, nhà phân tích thuộc ngân hàng OCBC, nhận định. Theo ông Chen, giá vàng có thể giảm về mức 950 USD/oz trong năm 2016 nếu FED tiếp tục nâng lãi suất.
Theo VnEconomy
Xăng dầu dự trữ quốc gia đáp ứng gần 10 ngày sử dụng
Ngày 25-9, Tổng cục Dự trữ nhà nước (DTNN), Bộ Tài chính đã tổ chức họp báo công bố tình hình xuất cấp hàng dự trữ quốc gia (DTQG) phục vụ các nhu cầu đột xuất, cấp bách và xuất cấp gạo hỗ trợ các địa phương, học sinh theo quyết định của Thủ tướng chính phủ.
Thống kê của Tổng cục DTNN cho thấy, lượng hàng DTQG đến thời điểm hiện nay có thể đáp ứng những trường hợp đột xuất, cấp bách. Trong đó, mặt hàng lương thực đã hoàn thành 100% chỉ tiêu kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao với số lượng thực tồn kho quy thóc dự trữ quốc gia trên 500.000 tấn quy thóc, đủ để xuất cấp cho các địa phương khi có các tình huống xảy ra trên diện rộng. Muối ăn hiện tồn kho trên 70.000 tấn, đủ để xuất cấp cho các địa phương khi có các tình huống thiên tai xảy ra trên diện rộng.
Hàng hóa tại kho dự trữ quốc gia.
Riêng mặt hàng chiến lược là xăng dầu hiện dự trữ được khoảng trên 400.000 m3, đạt khoảng 80% so với định hướng chiến lược phát triển DTQG đến năm 2020 đã đề ra, đáp ứng nhu cầu khoảng 10 ngày sử dụng. Với dầu thô, Tổng cục DTNN hiện đang triển khai mua bổ sung đưa vào DTQG trong năm 2015, 2016. Từ đầu năm đến nay, Tổng cục DTNN cũng đã khẩn trương tổ chức mua, nhập kho các danh mục mặt hàng theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ giao gồm: xuồng cao tốc; nhà bạt; phao áo; phao tròn; thiết bị chữa cháy; kim khí...
Về xuất cấp hàng DTQG không thu tiền, Tổng cục DTNN đã xuất tổng số 77.172 tấn gạo thực hiện cứu đói, cứu trợ nhân dân các tỉnh bị thiên tai, hỗ trợ học sinh theo tiêu chuẩn. Các loại trang thiết bị tìm kiếm cứu nạn như: xuồng, áo phao cứu sinh, bè cứu sinh, thiết bị chữa cháy rừng cũng được xuất cấp kịp thời nhằm khắc phục hậu quả mưa lũ, đặc biệt là trận mưa lũ lịch sử tại Bắc Giang và Quảng Ninh vừa qua.
Về hỗ trợ gạo cho học sinh tại các trường ở khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, căn cứ vào kết quả phê duyệt danh sách học sinh thuộc đối tượng thụ hưởng chính sách của UBND các tỉnh. Trong các năm học 2013-2014, 2014-2015, 2015-2016, Tổng cục DTNN đã xuất cấp 138.262 tấn gạo, trong đó: định mức hỗ trợ là 15kg gạo/học sinh/tháng. Năm học 2015-2016, Tổng cục đã hỗ trợ 7.000 tấn/14.181 tấn gạo, số gạo còn lại các địa phương có kế hoạch tiếp nhận đến 30-9-2015. Đối với việc hỗ trợ hàng DTQG cho nhân dân các địa phương trong dịp Tết Nguyên đán, giáp hạt và khắc phục hậu quả thiên tai, từ đầu năm đến nay, Tổng cục DTNN đã xuất tổng số 32.120 tấn gạo cho các tỉnh thiếu đói, hạn hán cho nhân dân theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Mặc dù việc xuất cấp hàng DTGQ thời gian qua cơ bản đã đáp ứng đầu yêu cầu cứu trợ của chính phủ song, theo ông Lê Văn Thời, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục DTNN, đến nay, tổng giá trị hàng DTQG chỉ chiếm khoảng trên 0,21% GDP. Trong đó, các Bộ, ngành quản lý khoảng 72% (gồm: Bộ Quốc phòng 25%, Bộ Công an 12%, Bộ Công thương 30%; Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 4%, các bộ, ngành khác chiếm khoảng 1%); Bộ Tài chính (Tổng cục DTNN) quản lý khoảng 28% tổng mức DTQG. Mục tiêu Chiến lược phát triển DTQG đến năm 2020 đã đề ra đến năm 2015 tổng mức hàng DTQG đạt 0,8-1% GDP và đến năm 2020 đạt khoảng 1,5% GDP. Hương Ly
Theo_Hà Nội Mới
Hỗ trợ 2 tỉnh phòng, chống dịch bệnh thủy sản Thủ tướng Chính phủ vừa giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xuất cấp (không thu tiền) 70 tấn hóa chất Chlorine 65% min thuộc hàng dự trữ quốc gia cho 2 tỉnh: Bến Tre, Thừa Thiên Huế để phòng, chống dịch bệnh thủy sản. Ảnh minh họa Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Bến Tre được xuất...