Trung, Mỹ và cuộc đua chiến đấu cơ tàng hình trên tàu sân bay
Trung Quốc và Mỹ đang bên bờ vực một cuộc chạy đua vũ trang mới khi cả hai đều tìm cách phát triển máy bay chiến đấu tàng hình có thể hoạt động trên các tàu sân bay.
David Axe, một phóng viên chuyên về quốc phòng người Mỹ cho rằng Trung Quốc đã đầu tư phát triển máy bay tàng hình J-31 hoạt động trên tàu sân bay duy nhất hiện nay của nước này. Bắc Kinh thường xuyên thử nghiệm các loại vũ khí mới nhằm bổ sung vào kho vũ khí của mình bằng cách xây dựng các loại mô hình nguyên mẫu đầu tiên.
Tiêm kích hạm tàng hình F-35C của Mỹ
Nếu Trung Quốc thực sự có kế hoạch triển khai máy bay chiến đấu J-31 trên tàu sân bay Liêu Ninh, đây sẽ là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với máy bay chiến đấu tàng hình F-35C vốn được thiết kế để hoạt động trên tàu sân bay của Mỹ và đang gặp một số vấn đề. Máy bay F-35C, dự kiến được triển khai cho hạm đội tàu sân bay của Mỹ vào năm 2018, sẽ là máy bay tàng hình đầu tiên có thể được triển khai từ biển.
Khát vọng của Trung Quốc đối với những khả năng quân sự tiên tiến như trên xuất hiện vào một thời điểm mà Mỹ đang nỗ lực “xoay trục” trong lĩnh vực quân sự và ngoại giao tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Trung Quốc cho rằng họ có thể tụt hậu so với Mỹ trong lĩnh vực này ở châu Á, do đó Bắc Kinh đang tìm cách đối trọng với bất kỳ sự gia tăng ảnh hưởng nào của Washington ở khu vực sân sau của mình.
Khả năng hoạt động của máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm trên vùng biển mở sẽ là một lợi thế rất lớn đối với cả Mỹ và Trung Quốc, và đó là một khả năng mà có thể thay đổi đáng kể cán cân quyền lực ở Thái Bình Dương. Nếu căng thẳng giữa Trung Quốc và các nước láng giềng gia tăng liên quan đến vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, một chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 được phóng từ tàu sân bay có thể cung cấp cho Trung Quốc lợi thế tấn công trước trong trường hợp có chiến tranh.
Cùng với J-31, Trung Quốc hiện đang trong quá trình lắp đặt thêm các tàu sân bay. Một trong số chúng có thể sẽ chạy bằng năng lượng hạt nhân và lớn bằng siêu tàu sân bay của Mỹ.
Video đang HOT
Trung Quốc cũng đang phát triển một loại chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ 5 khác được gọi là J-20. Trong khi J-20 chủ yếu được coi như là một bản sao của máy bay Mỹ, J-31 lại có kiểu dáng nhỏ hơn, đẹp hơn. Vladimir Barkovsky, Trưởng phòng thiết kế máy bay MiG của Nga, đã gọi J-31 là một “thiết kế bản địa tốt”.
Một mô hình thu nhỏ của chiếc máy bay, được cho là máy bay chiến đấu tàng hình J-31, trưng bày tại khu vực dành cho quân sự tại Triển lãm Hàng không và Không gian vũ trụ Quốc tế Trung Quốc ở thành phố Chu Hải (Zhuhai), phía nam nước này ngày 12/11/2012.
J-31 có kích thước tương tự như F-35. Tuy nhiên, loại máy bay này của Trung Quốc có động cơ nhỏ hơn và thân máy bay bằng phẳng hơn, tập trung vào chiến đấu không đối không. Thiết kế này cũng có nghĩa là J-31 sẽ có một khoang vũ khí nhỏ hơn so với F-35, nhưng nó sẽ cải thiện được vấn đề nhiên liệu và tốc độ cao hơn do giảm được lực ma sát.
Có thể là Trung Quốc đang phát triển J-31 để cuối cùng sẽ bay cùng với J-20. Điều này sẽ tương tự như việc Mỹ sử dụng F-22 và F-35. Ngoài ra, Trung Quốc cũng có thể phát triển J-31 chỉ để xuất khẩu và trở thành một đối thủ cạnh tranh với F-35. Nếu trường hợp này là đúng, Trung Quốc coi mình như là một nhà cung cấp vũ khí cho các quốc gia trên thế giới trong tương lai, những nước mà Mỹ còn cân nhắc trong vấn đề chuyển giao F-35C.
Một ứng cử viên có khả năng mua máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Trung Quốc là Pakistan. Hai quốc gia này trước đây đã cùng nhau phát triển một máy bay chiến đấu tiên tiến và 54% số vũ khí hiện nay của Pakistan là có xuất xứ từ Trung Quốc.
Nhưng việc Trung Quốc bán máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm cho Pakistan có thể khiến cho căng thẳng trong khu vực tăng lên vì Ấn Độ – đối thủ địa chính trị lớn của Pakistan hiện đang phối hợp phát triển một máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm với Nga.
Theo Tin Tức
Sát thủ diệt Guam DF-26C của Trung Quốc đã lộ diện?
Quân đội Trung Quốc không bao giờ chủ động công bố các hình ảnh về các loại vũ khí quan trọng của mình nhưng chúng lại xuất hiện rất nhiều trên mạng.
Mạng Wantchinatimes tại Đài Loan ngày 11/9/2014 dẫn tin từ trang Strategy Page đưa tin cho biết Trung Quốc đã vô tình để lộ hình ảnh tên lửa đạn đạo tầm trung DF-26C - loại vũ khí vốn mới được báo chí Trung Quốc tung hô là "sát thủ Guam" thời gian gần đây.
Tuy nhiên, việc Trung Quốc vô tình hay cố ý khoe tên lửa đạn đạo DF-26C với thế giới bên ngoài là điều khó kết luận bởi TQ không đơn giản lại "vô tình" đến như vậy đối với các loại vũ khí mật mang tầm quan trọng chiến lược của mình.
Hình ảnh được cho là tên lửa DF-26C của Trung Quốc
Mạng Strategy Page có trụ sở tại Washington cho rằng sở dĩ tên lửa DF-26C có biệt danh là "sát thủ Guam" bởi theo tuyên truyền của TQ, đây là loại vũ khí có thể được TQ sử dụng để tấn công các cơ sở, căn cứ quân sự của Mỹ trên đảo Guam ở Thái Bình Dương trong trường hợp xảy ra xung động quân sự.
Strategy Page là nơi chuyên theo dõi, đánh giá sự phát triển quân sự trên quy mô toàn cầu, đặc biệt là những cường quốc đang nổi và những khu vực có khả năng xảy ra xung đột.
Thông tin được Strategy Page đăng tải cho rằng tên lửa đạn đạo tầm trung DF-26C do Trung Quốc phát triển có tầm bắn khoảng 3.500 km.
DF-26C được cho là phiên bản tên lửa đạn đạo tấn công được phát triển dựa trên nền tảng tên lửa DF-21.
Đối với Mỹ, vũ khí này của Bắc Kinh là một mối đe dọa đối với sự an toàn của các cơ sở, căn cứ quân sự mà Washington bố trí trên đảo Guam ở Thái Bình Dương.
Trang thông tin của Mỹ bình luận mặc dù quân đội Trung Quốc có truyền thống giữ bí mật về các loại vũ khí của nước này nhưng nay thì khác, có thể Bắc Kinh muốn cố tình phô trương năng lực hoặc các vệ tinh của nước ngoài cũng chụp được chúng khi được triển khai ở các địa điểm nhất định.
Quân đội Mỹ hoàn toàn có khả năng giám sát các cuộc thử nghiệm tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-41 của Trung Quốc - loại vũ khí có thể mang đầu đạn hạt nhân bằng các phương triện trinh sát như vệ tinh, máy bay cũng như các trạm radar, cảm biến lắp đặt trên các vùng biển.
Quân đội Trung Quốc không bao giờ chủ động công bố các hình ảnh về các loại vũ khí quan trọng của mình nhưng chúng lại xuất hiện rất nhiều trên các diễn đàn, trang mạng ở nước này.
Strategy Page nhận định rằng Trung Quốc được cho là sở hữu khoảng 400 đầu đạn hạt nhân, có một số hệ thống tên lửa đạn đạo có khả năng bắn tới lục địa Mỹ.
Theo Strategy Page, 2/3 số đầu đạn hạt nhân của Trung Quốc được thiết kế cho các tên lửa, chủ yếu là tên lửa đạn đạo DF-21 - sau này đang được thay thế bằng DF-26C.
Chính vì vậy mà theo dự đoạn, một khi xảy ra xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc thì không thể loại trừ khả năng Bắc Kinh sẽ phát động tấn công hạt nhân nhằm vào Guam ở Tây Thái Bình Dương.
Theo Giáo Dục
Báo chí Trung Quốc quan tâm đến các động thái quốc phòng của Việt Nam Việt Nam có chính sách mua sắm vũ khí mới, cho Nga sử dụng Cam Ranh, nâng cấp tàu kiểm ngư, biên chế 2 tàu tên lửa, hợp tác sản xuất tên lửa với Nga... "Việt Nam có chính sách mua sắm quốc phòng mới" Trang mạng tin tức khoa học công nghệ quốc phòng Trung Quốc dẫn tờ "Jane's Defense Weekly" Anh...