Trung Đông oằn mình trước biến đổi khí hậu
Trong 3 thập kỷ qua, nhiệt độ ở Trung Đông tăng nhanh hơn nhiều so với đà tăng trung bình của thế giới.
Lượng mưa trong khu vực đang giảm và giới chuyên gia dự đoán hạn hán nghiêm trọng sẽ diễn ra thường xuyên hơn.
Là một trong những khu vực dễ bị tổn thương nhất vì biến đổi khí hậu, Trung Đông đang chứng kiến những hậu quả khắc nghiệt. Iraq năm nay hứng chịu bão cát với tần suất và mức độ nghiêm trọng hơn, khiến hoạt động thương mại bị tê liệt và hàng ngàn người phải nhập viện.
Tại Ai Cập, tình trạng đất nhiễm mặn gia tăng ở đồng bằng sông Nile đang ăn mòn đất nông nghiệp. Trong khi đó, hạn hán ở Afghanistan thúc đẩy người trẻ ồ ạt rời bỏ nông thôn để tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp – một xu hướng có thể gây ra nhiều tác động xã hội.
Video đang HOT
Người dân Afghanistan dùng lừa để chở nước qua một con sông trơ đáy ở làng Sang-e-Atash -Afghanistan hồi tháng 12-2021 Ảnh: AP
Những tuần qua, theo hãng tin AP, nhiệt độ ở một số vùng thuộc Trung Đông đã chạm ngưỡng 50 độ C. Nhiệt độ tăng nhanh gây ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đến hàng triệu cư dân trong khu vực, bởi Trung Đông vốn là nơi có sẵn nhiệt độ cao và nguồn nước hạn chế kể cả ở điều kiện thông thường. Liên Hiệp Quốc mới đây cảnh báo thu hoạch nông nghiệp trong khu vực có thể giảm 30% đến năm 2025.
Đến năm 2050, Trung Đông dự kiến mất 6%-14% GDP vì khan hiếm nước, Ngân hàng Thế giới dự báo, đồng thời cho biết lượng mưa ở Ai Cập đã giảm 22% trong 30 năm qua.
Theo Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA), vùng Đông Địa Trung Hải vừa chứng kiến đợt hạn hán tồi tệ nhất trong 900 năm qua, gây ảnh hưởng nặng nề đến những quốc gia như Syria và Lebanon, nơi hoạt động nông nghiệp phụ thuộc vào lượng mưa.
Cùng lúc, nhiệt độ nước và không khí gia tăng khiến thời tiết cực đoan diễn ra thường xuyên hơn, như những trận lũ chết chóc liên tục càn quét Sudan và Afghanistan.
Thủ đô Tehran bị ảnh hưởng bởi bão cát nghiêm trọng
Ngày 4/7, giới chức Iran đã đóng cửa các cơ quan chính phủ, tòa án, trường học và trường đại học ở thủ đô Tehran sau khi xảy ra một trận bão cát nghiêm trọng ở thành phố này.
Bão cát tại thủ đô Tehran, Iran, ngày 25/5/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Hãng thông tấn nhà nước IRNA của Iran cho biết Ủy ban khẩn cấp về ô nhiễm không khí của tỉnh Tehran đã ra lệnh đóng cửa tất cả các văn phòng hành chính và trung tâm giáo dục công cộng do cát bụi bay mù mịt. Do ảnh hưởng của bão cát, tầm nhìn tại thủ đô Tehran giảm xuống nghiêm trọng.
Trong khi đó, truyền hình nhà nước đưa tin Alborz - tỉnh lân cận nằm ở phía Tây thủ đô, cũng thông báo đóng cửa tất cả các văn phòng, ngân hàng và các trung tâm khoa học và giáo dục do sự gia tăng nồng độ các chất ô nhiễm không khí và cát bụi dày dặc.
Không chỉ hứng chịu các trận bão cát, trong những năm gần đây, các đám mây bụi xuất hiện thường xuyên hơn ở Tehran với mức độ ngày càng trầm trọng hơn. Điều này được cho là có liên quan đến biến đổi khí hậu, hoạt động chăn thả gia súc và nạn phá rừng nghiêm trọng cũng như việc sử dụng quá mức nước sông và xây đập. Cơ quan Đo lường của Tehran cảnh báo các đợt mây bụi dự kiến sẽ quét qua các khu vực của thành phố trong 5 ngày tới.
Cũng giống với Iran, nước Iraq láng giềng đã phải hứng chịu những trận bão cát nghiêm trọng, với tình trạng ô nhiễm không khí trong những tháng gần đây khiến hàng nghìn người phải nhập viện với các vấn đề về hô hấp.
Bão cát mạnh bất thường tại Brazil khiến ít nhất 6 người thiệt mạng Theo truyền thông Brazil, các trận bão cát mạnh bất thường đã làm ít nhất 6 người ở bang Sao Paulo thiệt mạng trong những tuần gần đây trong bối cảnh miền Đông Nam Brazil đang chật vật đối phó với nạn hạn hán nghiêm trọng. Một trận bão cát tại bang Sao Paulo, Brazil ngày 26/9/2021. Ảnh: AFP/TTXVN Kể từ cuối tháng...