Trung Đông âm ỉ bất ổn
Triển vọng ngừng bắ.n giữa Israel và Hamas chưa rõ ràng trong khi Syria đối diện nguy cơ bất ổn mới trước đ.e dọ.a quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ.
Mâu thuẫn về thỏa thuận Gaza
Tờ The Times of Israel hôm qua đưa tin gia đình của các con tin người Israel đang bị Hamas giam giữ tại Dải Gaza đã biểu tình bên ngoài trụ sở đảng cầm quyền Likud ở Tel Aviv (Israel), kêu gọi chốt thỏa thuận chấm dứt chiến sự để đưa con tin về nước. Hamas tấ.n côn.g Israel vào tháng 10.2023 và bắt hàng trăm con tin. Đến nay, ước tính còn gần 100 người chưa được trao trả, trong đó gồm hàng chục người được xác định đã chế.t. Quân đội Israel vẫn duy trì chiến dịch quân sự tại Dải Gaza để gia tăng sức ép lên Hamas.
Hamas nói ‘ đã sẵn sàng thả 34 con tin’, Israel phản ứng ra sao
Trong khi các quan chức chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden và người kế nhiệm Donald Trump tỏ ra lạc quan về triển vọng đạt thỏa thuận, Hamas và Israel vẫn cáo buộc lẫn nhau cản trở thỏa thuận khi không chấp nhận nhượng bộ. Israel nói chỉ chấm dứt chiến sự khi Hamas giải tán và toàn bộ con tin được thả. Trong khi đó, quan chức Hamas Osama Hamdan hôm 7.1 lặp lại điều kiện Israel phải chấm dứt xung đột và rút quân hoàn toàn khỏi Dải Gaza, theo Reuters. Bình luận về cảnh báo của ông Trump về việc “địa ngục sẽ mở ra” nếu các con tin không được thả trước khi ông nhậm chức vào ngày 20.1, ông Hamdan cho rằng lãnh đạo Mỹ “phải có phát ngôn kỷ luật và ngoại giao hơn”.
Lực lượng vũ trang do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn tuần tra tại Manbij (Syria) hôm 4.1. ẢNH: AFP
Phái đoàn Hamas và Israel đang đàm phán tại Qatar và đặc phái viên Trung Đông Steve Witkoff của ông Trump sẽ đến đó trong tuần này trong nỗ lực làm trung gian. “Chúng tôi đã có một vài tiến triển thật sự tốt và tôi hy vọng đến ngày nhậm chức, chúng tôi sẽ có một vài điều tốt để công bố thay mặt tổng thống”, ông Witkoff cập nhật tình hình hôm 7.1.
Thổ Nhĩ Kỳ cảnh báo Syria
Tại Syria, quốc gia đang chập chững từng bước đi vào ổn định sau cuộc lật đổ Tổng thống Bashar al-Assad hồi cuối năm 2024, nguy cơ bất ổn lại hiển hiện liên quan vấn đề người Kurd. Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan hôm 7.1 đ.e dọ.a rằng Ankara sẽ mở chiến dịch quân sự tại Syria nếu Tổ chức Các đơn vị bảo vệ nhân dân (YPG) của người Kurd không giải tán hoặc gia nhập quân đội của chính quyền mới, theo AFP.
Thổ Nhĩ Kỳ đ.e dọ.a đưa quân vào Syria đán.h lực lượng Kurd
YPG bị cho là liên quan tổ chức đảng Công nhân người Kurd (PKK) mà Thổ Nhĩ Kỳ coi là “khủng bố” nhưng là đối tác quan trọng của Mỹ trong việc chống Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Syria chưa bình luận về tuyên bố của ông Fidan nhưng trước đó kêu gọi người Kurd nên gia nhập quân đội quốc gia. Ngoại trưởng Syria Asaad al-Shibani ngày 7.1 cam kết sẽ dành thời gian để tổ chức hội nghị đối thoại về việc xây dựng con đường mới cho đất nước với sự tham gia của mọi thành phần xã hội.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Pháp Jean-Noel Barrot hôm qua nói rằng Liên minh Châu Âu (EU) có thể nhanh chóng dỡ bỏ các lệnh cấm vận đang cản trở viện trợ nhân đạo và sự phục hồi của Syria, tương tự động thái trước đó của Mỹ. Về các lệnh cấm vận chính trị khác, ông Barrot cho rằng việc dỡ bỏ còn tùy thuộc vào chính sách của chính quyền mới. Trước đó, Reuters dẫn nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Đức cho biết nước này đang dẫn đầu các thảo luận tại EU về việc nới cấm vận đối với Syria. Đầu tuần này, Mỹ đã đồng ý miễn trừ cấm vận trong 6 tháng đối với các giao dịch của một số cơ quan chính quyền Syria nhằm khơi thông nguồn viện trợ nhân đạo, giải quyết tình trạng thiếu điện và cho phép chuyển tiề.n cá nhân.
Điện Kremlin nêu mục đích cần thay đổi học thuyết hạt nhân của Nga
Người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov ngày 26/9 cho biết việc Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa ra những đề xuất sửa đổi đối với học thuyết hạt nhân của nước này là điều cần thiết, nhằm đáp ứng tình hình an ninh hiện nay.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov. Ảnh: IRNA/TTXVN
Hãng thông tấn TASS dẫn lời ông Peskov nêu rõ những đề xuất sửa đổi này liên quan đến tình hình an ninh dọc biên giới đất nước, vì vậy cần điều chỉnh những nền tảng chính sách nhà nước liên quan đến vấn đề răn đe hạt nhân.
Tại cuộc họp của Hội đồng An ninh Liên bang Nga ngày 25/9, Tổng thống Putin đã công bố loạt đề xuất sửa đổi đối với học thuyết hạt nhân của nước này. Nhà lãnh đạo Nga nêu rõ những thay đổi này nhằm đáp ứng tình hình quân sự và chính trị đang thay đổi nhanh chóng. Trong đó, một điểm cập nhật chính của học thuyết hạt nhân là việc mở rộng danh sách "những mối đ.e dọ.a quân sự" nằm trong phạm vi áp dụng chính sách răn đe hạt nhân của Nga. Các sửa đổi được đề xuất cũng nêu rõ các điều kiện mà Nga có thể sử dụng vũ khí hạt nhân, như khi nhận được thông tin đáng tin cậy về một đợt triển khai quy mô lớn các vũ khí tấn công từ trên không hướng về lãnh thổ Nga.
Các đề xuất hiện ở dạng dự thảo và cần được Tổng thống Putin thông qua trước khi có hiệu lực.
Quân đội Hàn Quốc: Triều Tiên phóng khoảng 200 đạn pháo về phía Tây Quân đội Hàn Quốc cho biết Triều Tiên đã phóng khoảng 200 đạn pháo ra vùng biển phía Tây nước này trong sáng 5/1. (Nguồn: AP) Quân đội Hàn Quốc cho biết Triều Tiên đã phóng khoảng 200 đạn pháo ra vùng biển phía Tây nước này trong sáng 5/1. Trước đó cùng ngày, Hàn Quốc đã 2 lần ban bố lệnh sơ...