Trúng ‘đòn’ trừng phạt, doanh thu dầu Nga giảm thê thảm, Moscow đang ‘gõ cửa’ châu Phi
So với một năm trước, doanh thu xuất khẩu dầu của Nga đã giảm gần một nửa, trong khi xuất khẩu dầu của nước này hầu như không thay đổi.
Điều này cho thấy các biện pháp trừng phạt của phương Tây đang có hiệu lực.
Một tàu chở dầu gần thành phố cảng Nakhodka, Nga. (Nguồn: Reuters)
Lệnh trừng phạt phát huy tác dụng
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết, một năm kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự ở Ukraine, phương Tây đã tung loạt lệnh trừng phạt, khiến những khách hàng lớn nhất (như các quốc gia tại châu Âu) quay lưng lại với dầu thô Moscow.
Tháng 12/2022, Liên minh châu Âu (EU), Nhóm các nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) và Australia đã bắt đầu áp giá trần đối với dầu thô Nga nhập khẩu bằng đường biển ở mức 60 USD/thùng.
Video đang HOT
Sau đó, các nước này tiếp tục đưa ra những biện pháp trừng phạt mới, cấm gần như toàn bộ hoạt động nhập khẩu các sản phẩm dầu mỏ của Nga, đồng thời áp đặt giá trần đối với dầu diesel và các sản phẩm dầu mỏ khác của Moscow. Lệnh cấm có hiệu lực từ ngày 5/2.
Các biện pháp trừng phạt này nhằm nhằm đảm bảo rằng, dầu của Nga tiếp tục lưu thông, giữ cho thị trường toàn cầu ổn định, đồng thời hạn chế nguồn thu của Moscow từ hoạt động xuất khẩu dầu để dùng cho chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine.
Trích dẫn nhận định của Bộ Tài chính Nga, IEA cho rằng, so với một năm trước, doanh thu xuất khẩu dầu của Nga đã giảm gần một nửa, trong khi xuất khẩu dầu của nước này hầu như không thay đổi. Điều này cho thấy các biện pháp trừng phạt của phương Tây đang có hiệu lực. Thu nhập của Moscow đã giảm và dòng chảy dầu toàn cầu không bị ảnh hưởng.
Không chỉ thế, các tàu chở dầu của Nga buộc phải thực hiện hành trình dài hơn để đến châu Á – nơi những khách hàng mới nỗ lực mua dầu.
Trong tháng 2/2023, xuất khẩu dầu của Nga đã giảm 500.000 thùng, xuống còn 7,5 triệu thùng/ngày, do dầu diesel và các sản phẩm dầu tinh chế khác được ồ ạt rút khỏi Nga trước khi lệnh trừng phạt có hiệu lực.
IEA cho biết, thu nhập mà nước này kiếm được từ dầu mỏ cũng giảm xuống mức 11,6 tỷ USD, ít hơn 2,7 tỷ USD so với tháng 1/2023.
Cơ quan này khẳng định: “Chế độ trừng phạt của phương Tây đã có hiệu quả trong việc hạn chế khả năng tạo ra doanh thu xuất khẩu của Nga mà không làm gián đoạn dòng chảy dầu toàn cầu”.
Dầu Nga “gõ cửa” châu Phi
Sau khi lệnh trừng phạt được áp đặt lên Nga, quốc gia này đã chuyển hướng xuất khẩu dầu thô sang Trung Quốc và Ấn Độ, làm đảo lộn dòng chảy dầu toàn cầu và ngành hàng hải. Để “thay chân” châu Âu, Nga không chỉ mạnh tay bán dầu cho châu Á mà quốc gia này còn “gõ cửa” thị trường Bắc và Tây Phi.
Một trong những điểm đến mới phổ biến nhất đối với dầu Nga là Morocco. Trong tháng 1/2023, Morocco đã nhập 2 triệu thùng diesel từ Nga, gấp hơn 3 lần con số 600.000 thùng của năm 2021. Dự kiến, khối lượng nhiên liệu diesel mà Morocco mua của Nga trong tháng 2/2023 cũng lên đến hơn 1,2 triệu thùng.
Tunisia, quốc gia hầu như không nhập khẩu sản phẩm xăng dầu nào của Nga vào năm 2021, trong những tháng gần đây đã mua lượng lớn dầu diesel, dầu gazole, xăng và naphtha – loại sản phẩm từ dầu mỏ được dùng để sản xuất hóa chất hoặc nhựa.
Trong tháng 1/2023, Tunisia nhập 2,8 triệu thùng sản phẩm các loại từ dầu mỏ của Nga và dự kiến nhập khoảng 3,1 triệu thùng trong tháng 2/2023.
Tây Phi cũng đang tăng cường mua dầu mỏ của Nga. Theo một nguồn tin thương mại, Senegal đã nhận 5 lô hàng của Nga vào tháng 2/2023 vào cảng chính của đất nước này. Một số sản phẩm đang được cung cấp bởi Litasco – chi nhánh kinh doanh của Lukoil có trụ sở tại Geneva (Thụy Sỹ). Litasco đã hoạt động tại thị trường Tây Phi trong hơn 20 năm.
Bên cạnh đó, Litasco cũng đang cung cấp dầu khí của Nga cho Ghana, nhưng được trả bằng vàng chứ không phải tiền mặt.
Tương tự, các nước Algeria và Ai Cập cũng đang tăng cường mua các sản phẩm dầu mỏ Nga, nhưng con số cụ thể không được tiết lộ. Nga được cho là đang thay thế các nhà cung cấp truyền thống của các quốc gia này ở Trung Đông và Bắc Mỹ.
Tuy nhiên, giới chuyên gia tin rằng, có khả năng những sản phẩm dầu mỏ của Nga bán cho các nước châu Phi sẽ quay lại châu Âu bằng nhiều cách. Chuyên gia Viktor Katona từ hãng phân tích Kpler tiết lộ, lượng sản phẩm dầu mỏ mà các nước Bắc Phi nhập từ Nga là quá lớn, vượt nhu cầu sử dụng của họ.
Dầu loang từ tàu chìm ảnh hưởng nặng nề tới các cộng đồng ven biển Philippines
Cư dân trên đảo Mindoro, miền Tây Philippines, đang chịu ảnh hưởng nặng nề của sự cố tràn dầu từ tàu chở dầu chìm ngoài khơi nước này.
Hiện các cơ quan chính phủ và tư nhân đều đang nỗ lực để xác định mức độ thiệt hại mà sự cố này gây ra đối với sinh kế và tài nguyên biển.
Chính phủ Philippines đã cấm đánh bắt cá và ngăn người dân xuống biển sau khi tàu Princess Empress chở 800.000 lít dầu nhiên liệu công nghiệp gặp sự cố động cơ và bị chìm sâu 400m ngày 28/2. Các vết dầu loang đã được phát hiện tại các vùng biển ở ít nhất 3 tỉnh miền Tây Philippines, ảnh hưởng tới hơn 100.000 người dân.
Lực lượng bảo vệ bờ biển và các tình nguyện viên dọn dầu tràn trên bãi biển ở Pola, tỉnh Oriental Mindoro, Philippines, ngày 8/3/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Dầu loang xuất hiện tại nhiều khu vực ở thị trấn duyên hải Pola. Thị trưởng Pola, bà Jennifer Cruz, cho biết lệnh cấm đánh bắt cá sẽ được áp dụng cho tới khi tàu chìm được trục vớt và đưa ra khỏi khu vực. Bà cũng cho biết Chính phủ Philippines đã bắt đầu chi trả cho cư dân của thị trấn này 6 USD/ngày để tham gia công việc làm sạch dầu loang cũng như dựng hàng rào bảo vệ rừng ngập mặn khỏi tác động của sự cố. Đánh bắt cá là hoạt động tạo nguồn thu nhập chính của cư dân tại đây. Theo bà Cruz, lệnh cấm đánh bắt cá đã gây ra hiệu ứng dây chuyền, đẩy giá các hàng hóa khác lên cao. Các khu nghỉ dưỡng cũng đã buộc phải đóng cửa ngay khi ngành du lịch Philippines đang phục hồi sau đại dịch COVID-19.
Làng Buhay na Tubig là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất khi lượng bùn lẫn dầu đã bao phủ toàn bộ bờ biển. Mùi hôi ngày càng nặng khiến các gia đình phải di chuyển xa bờ biển hoặc rời khỏi đảo. Người dân trong làng lo ngại nếu tình trạng này kéo dài, họ sẽ dần cạn kiệt thực phẩm và phải sống dựa vào lương thực khô và đồ hộp do chính phủ cung cấp.Cộng đồng quốc tế cũng tham gia hỗ trợ Philippines khắc phục sự cố. Liên đoàn các chủ tàu dầu quốc tế chống ô nhiễm (ITOPF) tại Anh đã cử một đoàn hỗ trợ tới Philippines. Liên đoàn sẽ đưa 1 thiết bị hoạt động dưới nước đến hỗ trợ đánh giá tình trạng tàu chìm và xác định chính xác mức độ dầu bị rò rỉ. Nhật Bản cũng đã cử một đội ứng phó thảm họa dầu mỏ tới Philippines để giúp đỡ khắc phục sự cố tràn dầu. Ngày 13/3, Chính phủ Nhật Bản đã hỗ trợ hàng chục thiết bị khoanh vùng và thấm dầu cùng thiết bị bảo hộ. Trưởng đoàn cứu hộ, ông Daisuke Goto đánh giá phía Philippines đã thực hiện đầy đủ các biện pháp như đặt hàng rào hình chữ J gần khu vực tàu chìm để ngăn chặn dầu loang. Ông cũng cho biết đã quan sát thấy một số vệt dầu nhưng không có vệt nào quá nghiêm trọng.
Liên hợp quốc có biện pháp 'đột phá' ngăn thảm họa tràn dầu tại Yemen Các quan chức cho biết Liên hợp quốc (LHQ) đã đưa ra một quyết định quan trọng nhằm ngăn chặn nguy cơ thảm họa dầu loang từ một tàu chở dầu bị bỏ không nhiều năm nay ở ngoài khơi Yemen. Tàu FSO Safer mắc kẹt ngoài khơi cảng Ras Isa, Yemen, ngày 19/7/2020. Ảnh (chụp từ vệ tinh bởi Maxar Technologies): AFP/TTXVN...