Trứng bổ mấy cũng hóa độc nếu có 4 biểu hiện này, vì tiếc cố ăn dễ phải nhập viện
Trứng bổ dưỡng nhưng nếu thấy trứng có những dấu hiệu này chớ nên ăn kẻo chẳng có chất dinh dưỡng lại dễ ảnh hưởng sức khỏe.
Trứng là một nguyên liệu rất phổ biến trong cuộc sống của chúng ta. Mọi người có thể chế biến trứng bằng nhiều cách như luộc, nấu với cháo, hoặc xào với rau củ cũng rất ngon.
Nhu cầu về các chất dinh dưỡng của trẻ sẽ tăng lên trong giai đoạn tăng trưởng, do đó, nhiều bậc cha mẹ sẽ tăng cường cho con ăn trứng vì trứng giàu canxi và protein tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, không phải loại trứng nào trẻ cũng ăn được và ngay cả người lớn cũng nên cẩn thận nếu không sẽ khiến sức khỏe bị tổn hại.
Dưới đây là 4 loại trứng tốt nhất không nên ăn dù trông ngon tới mấy.
1. Lòng trắng trứng có nhiều đốm đen
Loại trứng này nhìn bên ngoài không có gì bất thường, nhưng khi bóc vỏ ra sẽ thấy có một hoặc nhiều đốm đen trên lòng trắng trứng. Một số người cho rằng chỉ cần nhặt bỏ những vết đen thì vẫn ăn được được. Thực tế, những quả trứng như vậy không ăn được nữa.
Tình trạng lòng trắng trứng có nhiều đốm đen chủ yếu liên quan đến cách bảo quản trứng. Nếu để trứng trong môi trường ẩm và ấm trong thời gian dài, khả năng chống lại vi trùng bên ngoài của màng bảo vệ vỏ trứng giảm, vi khuẩn sẽ xâm nhập qua các kẽ hở của vỏ trứng, ảnh hưởng đến chất lượng trứng.
Khi vi khuẩn tiếp tục phát triển, chúng sẽ tạo thành các đốm đen trên lòng trắng trứng, giống như nấm mốc. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, tốt nhất không nên ăn.
2. Lòng đỏ trứng dính vỏ trứng
Video đang HOT
Khi đập nửa quả trứng thấy lòng đỏ bám chặt vào vỏ trứng, có màu hơi đỏ, có người cho rằng không vấn đề gì, chỉ cần dùng đũa bóc lấy lòng đỏ trứng rồi tiếp tục nấu. Nhưng một số người sẽ ngửi thấy mùi, vứt bỏ nếu có mùi lạ. Trên thực tế, chỉ cần lòng đỏ còn dính vào vỏ trứng thì dù có mùi đặc biệt hay không, nó cũng không thể ăn được nữa.
Những quả trứng như vậy thường được bảo quản quá lâu, do để lâu nên cấu trúc bên trong của trứng thay đổi do ảnh hưởng của môi trường, nhiệt độ,… và các chất cặn trong lòng đỏ sẽ từ từ bám vào màng vỏ trứng, thời gian lưu trữ càng lâu thì dính càng chặt. Đặc biệt với trẻ nhỏ, hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện nếu cha mẹ cho con ăn loại trứng này dễ gây khó chịu đường tiêu hóa và ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng bình thường.
3. Trứng có máu
Loại trứng này có thể là trứng gà chưa phát triển. So với trứng thông thường, hàm lượng dinh dưỡng của loại trứng này không cao hơn nhiều, thành phần trong trứng bị biến đổi, dễ thúc đẩy vi khuẩn phát triển.
3. Vỏ trứng bị nứt
Trong cuộc sống, chúng ta mua trứng không tránh khỏi những va chạm khiến vỏ trứng bị nứt. Có người sẽ bỏ những quả trứng nứt vỏ nhưng có người lại vẫn tiếp tục sử dụng. Nếu thường xuyên ăn những quả trứng như vậy chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Mức độ sạch của trứng tương đối thấp, trên bề mặt vỏ trứng có rất nhiều vi khuẩn, nếu có khe hở trong trứng và sau một thời gian bảo quản, vi khuẩn sẽ tự nhiên xâm nhập từ khe hở vào bên trong và tiếp tục sinh sản, ảnh hưởng đến chất lượng. Sau khi ăn những quả trứng như vậy, sức khỏe chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng, có thể gây ra ngộ độc thực phẩm.
Đây là vật dụng "bẩn" gấp 200 lần bồn cầu, có thể chứa chất độc gấp 68 lần asen: Bạn dùng mỗi ngày nhưng có khả năng chưa biết cách vệ sinh cho đúng!
Có một thứ đồ còn bẩn hơn cả thùng rác hay bồn cầu, đó là những chiếc thớt gỗ đã cũ và không được vệ sinh đúng cách.
Thớt gỗ - thứ đồ bẩn nhất trong gia đình nhưng bạn chưa biết cách vệ sinh đúng
Nếu được hỏi đâu là thứ bẩn nhất trong nhà, hẳn không ít người sẽ nhanh chóng trả lời đó là bồn cầu. Xong thực tế có một thứ đồ còn bẩn hơn cả thùng rác hay bồn cầu, đó là những chiếc thớt gỗ đã cũ và không được vệ sinh đúng cách.
Trước đây, các nhà nghiên cứu của Đại học Arizona, Mỹ đã phát hiện ra rằng, trung bình một chiếc thớt có chứa lượng vi khuẩn gấp 200 lần so với bệ ngồi bồn cầu. Vi khuẩn tích tụ sau những lần bạn sử dụng chúng để cắt, thái thịt sống, cơ quan nội tạng động vật. Một thời gian sử dụng, bề mặt thớt xuất hiện nhiều vết lõm khiến cho việc vệ sinh trở nên khó khăn hơn, đồng thời dễ hình thành nấm mốc và chứa độc tố gây ung thư tên là aflatoxin.
Có một thứ đồ còn bẩn hơn cả thùng rác hay bồn cầu, đó là những chiếc thớt gỗ đã cũ.
Theo bác sĩ Cai Jianqiang (phó khoa ung thư, Viện Khoa học Y tế Trung Quốc): Aflatoxin từng gây ra cái chết hàng loạt cho 100.000 con gà tây và vịt ở Anh. Độc tính của aflatoxin B1 gấp 68 lần asen và 10 lần so với kali xyanua, có khả năng phá hủy mô gan cực kỳ nghiêm trọng .
Năm 1993, aflatoxin đã được Cơ quan nghiên cưu quôc tê vê bênh ung thư (IARC) thuộc WHO đánh giá là chất gây ung thư tự nhiên và là một chất có độc tính cao.
Bác sĩ Cai Jianqiang cho biết, trước đây từng tiếp nhận một bệnh nhân sống ở Nội Mông đến khám. Sau khi chẩn đoán, bác sĩ phát hiện có một khối u trong gan, dài gần 5 cm. Sau khi phẫu thuật, người đàn ông này đã sống thêm được 6 năm.
Trong một lần đến thăm, bác sĩ Cai Jianqiang đã tìm ra nguyên nhân gây ung thư ở trong nhà bếp của bệnh nhân. Căn bếp nhà bệnh nhân rất ẩm thấp và tối tăm. Hệ thống thông gió của cả khu bếp rất kém và không có ánh sáng mặt trời. Điều mà bác sĩ chú ý nhất chính là chiếc thớt gỗ đen xì, ẩm mốc, tiềm ẩn nguy cơ chứa độc tố aflatoxin là rất lớn.
Theo bác sĩ, thớt là món đồ dùng quen thuộc trong nhà bếp. Trên mặt thớt là một hỗn hợp các loại thực phẩm li ti bám vào trong quá trình băm, chặt thức ăn. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ, các mảnh vụn này sẽ biến đổi thành các loại vi khuẩn nguy hiểm, thậm chí chất gây ung thư.
Nên dùng thớt gỗ như thế nào để đảm bảo sức khỏe?
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Thực phẩm trường Đại học Bách khoa Hà Nội): Thớt gỗ là lựa chọn của nhiều gia đình vì chúng rất bền, có thể sử dụng được lâu dài nhưng dùng quá lâu một chiếc thớt cũng là một thói quen sai lầm. Các gia đình không nên dùng thớt quá lâu, 6 tháng đến 1 năm nên thay thớt một lần.
Ngoài ra, nên có sẵn trong nhà ít nhất 2 chiếc thớt cho đồ sống và đồ chín. Nếu dùng chung một chiếc thớt sẽ gây nhiễm khuẩn, dẫn đến tình trạng ngộ độc thực phẩm, bệnh về đường tiêu hóa...
Ngoài ra, mỗi tuần bạn cũng nên làm sạch thớt đúng cách theo quy trình sau:
1. Rửa thớt bằng chất tẩy rửa và nước trước, nhớ làm sạch mặt trước, mặt bên cạnh và mặt sau của thớt.
2. Sau đó rắc một thìa muối lên thớt, nhúng miếng bọt biển rửa bát vào một ít nước rồi lau đi lau lại trong 30 giây rồi rửa sạch bằng nước lạnh.
3. Pha giấm trắng và nước theo tỷ lệ 1:2, cho vào bình tưới, xịt lên bề mặt thớt.
4. Không rửa lại với nước. Để thớt ở nơi thoáng gió và có ánh nắng mặt trời và để khô tự nhiên.
Ngoài ra, nếu thấy thớt màu đen, bị nứt nẻ, có dấu hiệu nấm mốc thì nên lập tức vứt bỏ!
Trở trời dễ bị 'tắt tiếng' và cách phòng ngừa rất đơn giản Thời tiết chuyển mùa, trời đột nhiên nóng hoặc lạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus, nấm mốc phát triển. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn tới khản tiếng, mất tiếng, triệu chứng điển hình của viêm thanh quản. Đừng chủ quan với tình trạng khan tiếng Năm nào cũng vậy, cứ bắt đầu vào mùa lạnh chị Hoàng...