Trưng bày hiện vật giá trị của Nhật Bản tại Hà Nội
Nằm trong những sự kiện văn hóa Việt Nam – Nhật Bản, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam phối hợp với Tổng cục Văn hóa Nhật Bản và Bảo tàng Quốc gia Kyushu, Nhật Bản tổ chức trưng bày chuyên đề “Văn hóa Nhật Bản”.
Với 70 hiện vật đặc sắc, tiêu biểu, triển lãm giới thiệu tới công chúng Việt Nam và bạn bè quốc tế những nét đặc sắc của văn hóa truyền thống Nhật Bản cũng như lịch sử giao thương giữa hai quốc gia. Các hiện vật được sắp xếp theo 9 chủ đề như Đồ gốm cổ đại Nhật Bản, Đồ đồng cổ đại Nhật Bản, Nghệ thuật điêu khắc Phật giáo Nhật Bản, Vật dụng nghi lễ Phật giáo, Gốm sứ Nhật Bản thời kỳ Edo (thế kỷ 17-18), Nghệ thuật Samurai…
Đặc biệt, triển lãm giới thiệu những tài liệu, hiện vật giá trị, về mối bang giao Việt Nam – Nhật Bản thế kỷ 16 -17 như: Quốc thư do Chính quyền chúa Nguyễn gửi Mạc phủ Hideyoshi, Nhật Bản, để đặt quan hệ giao thương (thời Lê Trung hưng); Châu Ấn trạng do Mạc Phủ Tokugawa cấp cho Châu Ấn Thuyền tới Giao Chỉ quốc (Đàng Trong) buôn bán năm 1614…
Một số hiện vật được trưng bày:
Video đang HOT
Triển lãm được tổ chức tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, 25 Tông Đản, Hà Nội, mở cửa đến hết ngày 6-3-2014.
Theo ANTD
Rủi ro "bổ đầu" di tích: Sự lai căng đáng sợ
Sự việc sư Thích Minh Phượng, trụ trì chùa Chân Long - Chàng Sơn - Thạch Thất - Hà Nội tự ý thay đổi hệ thống tượng Phật và đồ thờ tự tại di tích được xếp hạng quốc gia đã khiến dư luận bất bình. Thế nhưng, nếu rà soát lại trong hệ thống các di tích trên địa bàn Hà Nội, việc thêm bớt, thay đổi hệ thống hiện vật trong di tích hóa ra là chuyện như cơm bữa, nhưng đáng sợ nhất lại núp dưới danh nghĩa công đức, cúng dường....
Sư tử đá ngự cổng đình Yên Phụ, Tây Hồ
Của công đức, chả lẽ...
Một trong những hành vi làm sai lệch di tích được quy định trong Luật Di sản văn hóa là "làm thay đổi yếu tố cấu thành di tích như đưa thêm, di dời, thay đổi hiện vật...". Thế nhưng, có mấy di tích thực hiện được đúng như luật. Rất nhiều di tích, ở ngay giữa Hà Nội, bước vào đã thấy Tam bảo rực rỡ đèn chùm, thứ mà người ta vẫn trang trí cho những ngôi biệt thự sang trọng, hay những tòa lâu đài ở mãi tận Paris. Ngôi chùa cổ, ngói mũi hài rêu phong, kiến trúc gỗ, được "ép" treo chùm đèn, trông khập khiễng dở cổ dở kim. Chẳng cần phải là giới nghiên cứu về mỹ thuật cổ, kiến trúc cổ, hay người làm bảo tồn văn hóa... vẫn có thể nhận ra sự khập khiễng đến hài hước này. Ấy thế, những chiếc đèn chùm vô duyên kia vẫn tồn tại vì: "Cũng đẹp mà", và xuề xòa: "Thôi, đây là của công đức, người ta đã phát tâm cúng dường, chả nhẽ...". Thế là hỉ xả, thế là cho qua (hay còn lý do nào nữa thì có... trời mới biết).
Không chỉ đèn chùm, trên chính điện của các ngôi chùa giờ còn có nhiều loại đèn thờ, cái hình hoa cúc, cái hình hoa sen. Cắm điện vào là xanh xanh đỏ đỏ sáng suốt ngày đêm, nghe đâu loại đèn này bán tràn lan ở đầu phố Phùng Hưng. Đấy là mới nói đến khoản đèn, chứ còn vào đình vào chùa giờ mắt "vấp" phải đủ các loại đồ thờ tự được cung tiến, đặc biệt là độc bình, mới tinh, cao lừng lững... Cá biệt, còn có ngôi chùa cổ, nằm gần hồ Tây, sư trụ trì (chắc thích đồ gốm, nhân tiện đi Bát Tràng) mua về cơ man nào là hình các con vật ngộ nghĩnh, có cả Thị Nở, có cả Chí Phèo, tất nhiên không loại trừ cả lò gạch... về bày đầy các gốc cây trong sân chùa. Nhìn vui mắt, màu sắc sặc sỡ, sân chùa như ngoài... công viên.
Sư tử đá chùa Bà Tấm được phong linh vật
Khi văn hóa Việt bị "xâm lăng"
Cũng không thể không kể đến chuyện những con sư tử đá dữ tợn, vì "mốt" bỗng nhiên được ngự trước cổng chùa Việt. Chùa Một Cột - ngôi chùa được xem như biểu tượng văn hóa của Thăng Long, thế mà mấy năm nay bỗng nhiên xuất hiện 2 cặp sư tử. Một ngự ngoài Tam quan, một chễm chệ lối lên chùa cổ. Dư luận đề cập nhiều, các nhà nghiên cứu lớn tiếng phê phán và yêu cầu loại ra khỏi chùa, nhưng rồi vẫn yên vị. Đền Và- Sơn Tây, nơi thờ Tản Viên Sơn Thánh, sau khi trải qua một cuộc tu bổ ồn ào thì bỗng dưng xuất hiện cặp sư tử đá, cũng nhe nanh dữ tợn, trông hệt như mấy phim cổ trang Trung Quốc mà Đài truyền hình vẫn chiếu ngày chiếu đêm. Chùa Tam Bảo, phường Tứ Liên, quận Tây Hồ sau khi xây cổng và gác chuông cũng "nhân tiện" tạc đôi sư tử cẩm thạch, việc này còn được ghi vào bảng, treo ngay phía cổng chùa. Đình Yên Phụ, cũng có đôi sư tử đá ngự. Chùa Bà Tấm (Gia Lâm) cũng không kém cạnh. Ngay sau khi yên vị ở chùa, người ta phong cho nó là vật thiêng và "cấm sờ vào hiện vật". Bích Câu đạo quán, sau khi trùng tu cũng lại là... sư tử đá.
Tiến sĩ Nguyễn Quốc Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo khẳng định, đình, chùa Việt không có sư tử đá canh cổng bao giờ. Thời điểm thế kỷ 17-18 sư tử đá bắt đầu xuất hiện chủ yếu tại các đền và lăng tẩm. Tuy nhiên, sư tử Việt được chạm khắc với tính cách điệu cao, trông không hung tợn và giận dữ như "mốt" bây giờ đang sính. Lý giải về cái mốt oái ăm và đi ngược với truyền thống văn hóa Việt, Tiến sĩ Nguyễn Quốc Tuấn cho rằng, đây chẳng qua là sự học đòi, a dua, thiếu hiểu biết nhưng lại thừa tiền. Bày tỏ quan điểm của mình, Viện trưởng Viện nghiên cứu tôn giáo cho rằng, cần phải đưa những thứ ngược truyền thống văn hóa ra khỏi di tích Việt càng sớm càng tốt.
Cùng chung quan điểm, khi được hỏi về phong trào tạc sư tử ở đình, chùa Việt, PGS.TS Trần Lâm Biền lắc đầu, ông gọi đây là một sự "lạc dòng văn hóa". Theo nhà nghiên cứu này thì "mốt" sư tử đá ban đầu được du nhập vào miền Nam theo chân người Hoa di cư, rồi sau đó mới từ miền Nam ngược ra Bắc. Nó là quá trình "thẩm thấu" lâu dài và đã bắt đầu bùng phát ở thời điểm này. Xét về văn hóa Việt Nam thì nó không nằm ở bản gốc văn hóa của nước nhà.
Sư tử ngự cổng chùa Tam Bảo - Tứ Liên - Tây Hồ
Lỗi để chuyện sư tử đá tràn lan có lẽ không thuộc về những người có tiền và có lòng phát tâm công đức, mà cụ thể lỗi do chính cơ quan quản lý văn hóa, một phần không làm tốt công tác giáo dục tuyên truyền, phần còn lại cả nể, mũ ni che tai. Cho nên cơ sự giờ mới lai căng, mới dở dang thế này. Làm thế nào để bê những hiện vật lai căng ấy đi? Trao đổi cùng PV ANTĐ, ông Trương Minh Tiến - Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL Hà Nội cho biết, để khắc phục tình trạng trên, Sở VH-TT&DL sẽ tổng kiểm tra di tích trên địa bàn, kiên quyết đưa hiện vật mới như: đèn thờ điện, sư tử đá, tượng Phật "lạ" cùng những đồ thờ tự có nguồn gốc nước ngoài ra khỏi di tích. Bên cạnh đó, Sở sẽ xây dựng Quy chế tu bổ tôn tạo di tích trên địa bàn, Quy chế chế độ bồi dưỡng cho người trông nom di tích ở cơ sở...
Nghị định 158/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo vừa được Chính phủ ban hành và có hiệu lực bắt đầu từ ngày 1-1-2014. Theo đó, hành vi làm hư hại, hoặc hủy hoại làm thay đổi yếu tố gốc của các hiện vật trong bảo tàng, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh thì tùy theo giá trị của các di vật sẽ phải chịu mức phạt tới 50 triệu đồng.
Trước cổng nhiều đình, chùa hiện giờ bỗng xuất hiện nhiều con sư tử nhe nanh trợn mắt. Ở Trung Quốc, các nhà nghiên cứu văn hóa cho biết, những con sư tử đá với hình dáng hung tợn kia chỉ ở vị trí... canh mộ.
Theo ANTD
Hàng loạt hành động ngược đời của sư thầy ném tượng cổ xuống sông Tự ý ném tượng cổ xuống sông, đem tượng mới về thờ cúng tại chùa, cùng hàng loạt những việc làm trái quy định về tôn giáo của sư thầy Thích Minh Phượng (trụ trì chùa Chân Long, xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, Hà Nội) đã gây nên sự phẫn nộ của người dân. tượng mới đã "được" hạ xuống nhưng tung...