Trứng bắc thảo từ món ăn bỏ đi đến đặc sản
Được ngâm trong dung dịch trà đen từ 7 tuần tới 5 tháng, trứng bắc thảo mang mùi hăng nồng nhưng có vị ngon và bổ dưỡng.
Trứng bắc thảo – từ món ăn bỏ đi đến đặc sản
Trứng bắc thảo hay trứng thế kỷ, trứng nước tiểu ngựa là món ăn xuất phát từ Trung Quốc. Chúng được bán sẵn trong các cửa hàng tạp hóa và nhà hàng ở quốc gia này. Dù có mùi khó chịu, món ăn lâu đời này vẫn được yêu thích bởi vị ngon và giàu chất dinh dưỡng.
Món ăn có từ 500 năm trước
Theo BBC, các nhà khoa học ước tính trứng gà bắc thảo đã ra đời từ 500 năm trước, vào thời nhà Minh. Theo truyền thuyết, khi đó ở tỉnh Hồ Nam, một người nông dân đã phát hiện nhiều trứng vịt bị chôn vùi lâu ngày trong bùn và vôi tôi (một loại canxi hydroxit). Thay vì bỏ đi, ông đã nếm thử những quả trứng và phát hiện chúng có vị ngon với màu sắc kỳ lạ. Sau đó, ông tự làm những mẻ trứng của riêng mình, cho thêm trà và muối để có vị ngon hơn.
Trứng bắc thảo sau khi ngâm có màu xanh đen hoặc nâu sẫm và lòng trắng trong như thạch. Ảnh: Yang Yang Fang.
Ngày nay, công thức làm trứng bắc thảo không thay đổi nhiều. Những quả trứng gà, vịt hay chim cút được ngâm trong dung dịch gồm trà đen đặc, vôi, muối, tro gỗ từ 7 tuần đến 5 tháng. Sau khi ngâm, lòng trắng trứng trông giống thạch, có màu nâu sẫm, xám đậm hoặc xanh lá cây. Lòng đỏ của trứng có màu xanh đen và mềm. Một số quả trứng sau khi ngâm còn có hoa văn giống bông tuyết ở lớp vỏ.
Do có mùi khai, chúng thường được cho là ngâm với nước tiểu ngựa. Tuy nhiên, giả thuyết này đã hoàn toàn bị bác bỏ bởi độ pH trong nước tiểu không đủ để làm ra loại trứng này. Dù mùi khó chịu, trứng bắc thảo lại mang hương vị của phô mai Camember, ngậy và cay.
Video đang HOT
Đặc sản giàu dinh dưỡng
Sau hàng trăm năm được lưu truyền bởi người dân, trứng bắc thảo xuất hiện trong nhà hàng Hong Kong vào những năm 1940. Trong thời gian này, một trong những nhà hàng nổi tiếng nhất khu vực cũng ra đời. Ngoài vịt quay, các đầu bếp còn phục vụ trứng bắc thảo như một món khai vị, với gừng muối.
Món bánh trứng bắc thảo chiên giòn ở nhà hàng dimsum Hang Heung. Ảnh: Chan Sin Yan.
Món ăn dần trở nên phổ biến và có nhiều phiên bản khác nhau. Trứng bắc thảo thường được ăn chung với đậu phụ ướp lạnh, thịt lợn chan nước tương, giấm đen và dầu mè. Ngoài ra, với hàm lượng protein, sắt, vitamin D cao, trứng được nấu kèm cháo nóng để phục vụ cho người ốm.
Ngoài các món ăn truyền thống, các cửa hàng dimsum còn bán bánh ngọt trứng bắc thảo với bột đậu đỏ hay xào kiểu kung pao của Tứ Xuyên. Vượt ra khỏi ranh giới Trung Quốc, món ăn xuất hiện ở nhiều nước Đông Nam Á. Người Thái Lan thích ăn trứng chiên với thịt lợn băm hoặc gà và ớt. Ở Việt Nam, trứng bắc thảo cũng được sản xuất và bán nhiều ở các siêu thị. Khi ăn, bạn chỉ cần rửa sạch lớp vỏ trấu và bóc vỏ.
Theo Ivivu.
"Nhắm mắt" thưởng thức loài côn trùng đầy lông lá- đặc sản của người Campuchia
Tới Campuchia, nhiều du khách sẽ không khỏi bất ngờ trước những chậu nhện đen chiên giòn được bày bán khắp các thị trấn du lịch.
Côn trùng là món ăn không còn xa lạ ở Campuchia nói riêng và các nước châu Á nói chung. Tuy nhiên hiếm có quốc gia nào các món côn trùng lại phổ biến như ở Campuchia.
Tại đây, nhiều loại côn trùng đã và đang trở thành đặc sản hút khách du lịch. Trong đó, nhện chiên giòn đang là món côn trùng được nhiều người chú ý nhất hiện nay khi đến đất nước này.
Nhiều du khách khi thưởng thức cho rằng nó có mùi giống thịt gà và cá tuyết. Ảnh minh họa
Nguồn gốc ra đời món ăn này cũng độc đáo như chính hương vị của nó. Theo lời giải thích của người dân bản địa ở đây, vào những năm 1970, Campuchia đã từng trải qua thời kỳ khó khăn với nạn đói vô cùng thảm khốc.
Lúc này, để chống lại cái đói, người dân bắt buộc phải ăn bất cứ thứ gì mà họ có thể duy trì sự sống. Và món nhện đen cũng từ đó mà ra đời. Cho đến bây giờ vẫn là món ăn khoái khẩu của người dân Campuchia.
Những con nhện đen to khiến nhiều người chỉ nhìn qua đã có cảm giác rùng mình vì sợ, nhưng ở thị trấn Skuon của Campuchia thì đây lại là đặc sản. Ảnh: Alamy Stock
Theo tiếng Campuchia, món ăn này có tên gọi là A- ping. Loại nhện dùng cho món ăn này thường trú ngụ rất nhiều trong các khu rừng nhiệt đới ẩm ướt. A-ping được chế biến hết sức đơn giản. Sau khi bắt được nhện từ hang của chúng, người ta sẽ ướp chúng với muối, đường và bột ngọt.
Sau khi thấm đều, người ta cho nhện vào một chảo dầu lớn và đảo đều, chiên lên cho tới khi nào chân chúng cứng lại, người chưa bị nứt ra là có thể ăn được.
Món ăn này không cần phải qua bất cứ công đoạn sơ chế hay chuẩn bị gì, cũng chẳng có bộ phận nào được bỏ đi cả nên sau khi hoàn thành nhìn chúng vẫn chẳng khác gì một con nhện còn sống.
Nhện rang giòn có vị bùi bùi, mềm và xốp cùng một chút nhầy nhầy ở phần thân chúng. Khi đưa món ăn đặc biệt này vào miệng, chắc hẳn du khách sẽ cảm thấy không khác gì du khách đang sắp nuốt một con nhện sống.
Món ăn nhện đen rang giòn xuất hiện phổ biến trên đường phố Campuchia. Ảnh minh họa
Theo người dân Campuchia thì phần thân con nhện là phần ngon nhất, nhiều hương vị nhất. Nhiều du khách sau khi thưởng thức món nhện rang giòn thì cho rằng nó có hương vị như cua. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ sự dũng cảm để thưởng thức con nhện khổng lồ mình đầy lông có phần đáng sợ này.
Nhện rang giòn ở ngoài nhưng có vị bùi bùi, mềm xốp và hơi nhầy nhầy ở bên trong, nhất là phần thịt trắng ở bụng nhện.
Đối với những người chưa bao giờ ăn món này, người dân địa phương khuyên chỉ nên thử ăn chân của nhện cho an toàn, bởi phần bụng còn chứa nội tạng và chất dịch sẽ khiến du khách ái ngại khi nếm thử.
.Theo Doisongphapluat
Về Tây Ninh, khám phá món thằn lằn núi 'thách thức lòng can đảm' người ăn Nghe tên thằn lằn núi ắt hẳn nhiều thực khách sẽ thấy ghê rợn, nhưng loài động vật nhỏ bé này lại là đặc sản của núi Bà Đen, Tây Ninh; thậm chí còn được coi là 'đệ nhất ẩm thực' tại đây. Thằn lằn núi Bà Đen là một trong những đặc sản Tây Ninh khá độc đáo và thường xuất hiện...