Trump và Putin đang diễn xiếc INF tại Châu Âu
Mỹ có triển khai 4000 tên lửa tầm trung ở Châu Âu nhằm vào Nga cũng không giải quyết được điều gì…ngoại trừ cùng chết.
Logic của vấn đề là đâu?
Có 3 vấn đề nảy sinh ra tại Châu Âu và Nga hay Nga với Mỹ- NATO khi Mỹ tuyên bố sẽ rút khỏi INF mà mọi người dán mắt chú ý vào đó, là (1) Mỹ-NATO muốn thực hiện một cuộc chiến tranh hạt nhân phủ đầu hạn chế với Nga trên chiến trường Châu Âu; (2) Mỹ thực hiện học thuyết “tấn công nhanh, tức thì trên toàn cầu” và (3) Mỹ thực hiện cú đúp: tống tiền Nga-Châu Âu.
Ở góc nhìn quân sự và chính trị, trong bối cảnh Mỹ-NATO xác định Nga là kẻ thù, là đối tượng tác chiến chiến lược, trực tiếp và Mỹ đang kêu gọi EU tăng ngân sách quốc phòng lên 4% GDP thì…thật quá rồi còn gì nữa! Sự chú ý là xác đáng, chính xác.
Tại sao Mỹ muốn có một cuộc chiến tranh hạt nhân phủ đầu, hạn chế với Nga trên chiến trường Châu Âu?
Người ta cho rằng, việc phóng 3.500-4.000 tên lửa hành trình chính xác cao của Mỹ-NTO vào các cơ sở quân sự, chiến lược và chính phủ quan trọng nhất trên lãnh thổ Nga sẽ đủ để tiêu diệt gần như toàn bộ tiềm năng hạt nhân đồng thời phá hủy tất cả các chuỗi điều khiển của nước Nga.
Tại sao rút khỏi INF thì Mỹ sẽ thực hiện tốt đòn tấn công nhanh, tức thì trên toàn cầu?
Đơn giản là khi Mỹ bố trí số lượng tên lửa hạt nhân tầm trung đó sát biên giới Nga thì, thay vì tên lửa ICBM bay từ Mỹ sang Nga mất chừng 30 phút, 3.500-4000 quả tên lửa tầm trung nó đó sẽ bay đến Nga chừng nửa phút hoặc thậm chí tính bằng giây. Quá nhanh, quá nguy hiểm!
Tuy nhiên, suy nghĩ kỹ lại thì có vẻ như Trump và Putin đang biểu diễn trò ảo thuật…
Ngay cả trong giai đoạn tồi tệ nhất của nước Nga thời năm 1980 thì Mỹ cũng không thể dám thực hiện chiến tranh hạt nhân (tấn công phủ đầu) hạn chế với Nga. Ngày nay, đã đến lúc thế giới, Mỹ-NATO, “hãy nghe Nga ngay bay giờ”…
Ngày 1/3/2018, trong Thông điệp Liên bang, Putin đã cho Mỹ-NATO biết rằng, tất cả những ý tưởng, phương tiện trang bị hàng ngàn tỷ USD của họ hòng thực hiện chiến tranh hạt nhân hạn chế, hòng thực hiện “tấn công tức thì trên toàn cầu” đều vứt vào sọt rác. Nga đã có những thứ vũ khí “siêu nhiên” mà thế giới không ai có thừa sức biến Mỹ “chết không kịp ăn năn”…
Video đang HOT
Nên nhớ Mỹ ép Liên Xô ký INF vì Mỹ-NATO kém lợi thế tác chiến với Liên Xô tại Châu Âu không chỉ vì Liên Xô hơn 1000 đơn vị (Liên Xô loại bỏ 1846 quả, Mỹ-NATO loại bỏ 846 quả) mà có thứ Mỹ-NATO khiếp sợ, đó là tên lửa “Tiên phong” của Liên Xô hay Pioneer. Không chống lại được nó thì cấm nó là sách lược hay của Mỹ lúc đó.
“Hỏa lực mồm” hay “chính sách tweet” kiểu Trump chỉ là ngôn ngữ ngoại giao, chỉ là thủ đoạn chính trị, nhưng không thể thay thế cho khoa học quân sự, do vậy, giới tinh hoa quân sự Mỹ không thể quên “Pioneer” phiên bản 2018 chắc sẽ còn khủng khiếp hơn…
Vậy, liệu chúng ta có nên dán mắt vào 2 vấn đề này không? Không! Ngoại trừ khi giới cầm quyền và giới quân sự Mỹ là những kẻ biến thái, muốn chết kéo theo cả thế giới…
Vấn đề còn lại, tại sao tuyên bố rút khỏi INF là Mỹ đang thực hiện cú đúp: Tống tiến Nga và Châu Âu?
EU đã phản ứng kinh hoàng trước việc Trump rút khỏi INF. EU kêu gọi Mỹ phải tuân thủ hiệp ước và đàm phán với Nga về các khiếu nại có mục đích. Tổng thống Pháp Macron đã điện thoại cho Trump, kêu gọi hiệp ước là một yếu tố quan trọng trong hòa bình của châu Âu trong 30 năm qua.
Chắc chắn, các quốc gia châu Âu phải tự hỏi mình loại đồng minh nào mà họ cho là có ở Mỹ. Loại đồng minh nào đặt bạn bè của nó vào dòng bắn, dưới cái tên “bảo vệ chúng”, trong khi nó vẫn ở khoảng cách tương đối an toàn hơn?
Làm gì có chuyện đồng minh ở đây, Mỹ-EU là mối quan hệ chủ và chư hầu. EU chỉ là “bia đỡ đạn” của Mỹ trước Nga, còn NATO là cái gậy chỉ huy của Mỹ. Sự thật là thế tuy hơi đau lòng.
Mỹ sẽ rút khỏi INF đấy! Mỹ sẽ mang tên lửa hạt nhân tầm trung bố trí tại các quốc gia NATO hay tại căn cứ quân sự của họ ở Châu Âu chĩa vào Nga và tất nhiên Nga sẽ chĩa lại vào…Châu Âu. EU và người dân EU sẽ không bao giờ muốn…Vậy thì hãy đi gặp Mỹ.
Gấu và đại bàng đều có phần!
Đầu tiên phải nói là cả Mỹ và Nga đều tố cáo nhau vi phạm INF…
Cả hai đều “vạch áo cho người xem lưng” và trớ trêu thay, cả hai tố cáo nhau đều đúng. Chính vì thế, logic của diễn tiến là INF trở nên không cần thiết với Nga và Mỹ. Còn, Nga, Mỹ nếu ai cảm thấy “mót” quá thì xướng lên và quả thật, Mỹ “mót” hơn Nga…
Mỹ rút khỏi INF, Nga có nhiều khía cạnh thuận lợi khi so sánh sự tương đồng chiến lược:
Trong 30 năm kể từ khi ký kết thỏa thuận, Mỹ có lợi thế áp đảo trong vũ khí phi hạt nhân chính xác cao và đặc biệt, Mỹ có thể giải quyết các vấn đề chiến lược mà không cần có tên lửa tầm trung, trong khi đó, Nga – Liên Xô là không thể.
Nhưng bây giờ, về mặt vũ khí chính xác, hành trình, tên lửa đạn đạo và siêu âm, Nga đã đi trước Mỹ và NATO trong nhiều năm. Nếu Mỹ rút khỏi hiệp ước, Nga không chỉ có thể duy trì sự cân bằng an ninh của chính mình mà còn tăng cường vai trò chiến lược, chiến thuật của tên lửa tầm trung. Nói cách khác, nếu có ai cần tên lửa tầm trung thì Nga chứ không phải Mỹ.
Trong khi đó, các bước phản ứng quân sự phi đối xứng của Nga sẽ được coi là tương hỗ ở EU, vì Châu Âu nhận thức rõ, họ là một bộ đệm đàm phán, rằng số phận của họ trong trường hợp chiến tranh được xác định trước. Đây là một “chiếc nêm” nghi ngờ nhau trong các quốc gia EU khiến chúng tan rã bất cứ lúc nào.
Mỹ có dám thử không? Rõ ràng không ai dại dột khi đem búa đi thử kính xem có dễ vỡ hay không bởi khi kính đã vỡ thì không lành lại được bao giờ. Búa Mỹ sẽ không thử kính EU đâu.
Vì thế, kịch bản thay thế, lối ra của Mỹ từ Hiệp ước INF có thể bị giới hạn trong các hành động để triển khai các tên lửa xung quanh Trung Quốc, ở Biển Đông và những nơi căng thẳng khác. Và, trong trường hợp này, một hiệp ước mới của sự cạnh tranh Nga-Mỹ sẽ được ký kết tại châu Âu, bao gồm các yếu tố của các cuộc tấn công chiến lược và các quyết định chiến lược khác.
Đương nhiên, Mỹ vốn thực dụng, chẳng chịu thiệt bao giờ. Người Mỹ chịu nhả ra một chút với Nga tại châu Âu thì họ cũng muốn đến bù lại tại Châu Á-Thái Bình Dương.
Theo Lê Ngọc Thống (Báo Đất Việt)
Thế giới sắp về thời Chiến tranh Lạnh với dự định này của Nga?
Moscow có thể phản ứng với dự định rút khỏi Hiệp ước Các Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF) của Mỹ bằng cách thiết lập lại các căn cứ quân sự tại Cuba, Ủy ban Quốc phòng tại Quốc hội Nga cho hay.
Tổng thống Mỹ Ronald Reagan và Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev ký Hiệp ước INF vào ngày 12.8.1987. Ảnh: Reuters.
Theo ông Vladimir Shamanov - chủ tịch Ủy ban Quốc phòng thuộc Quốc hội Nga, trước việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước thời Chiến tranh Lạnh INF, Nga có thể đáp trả theo đúng tinh thần của thời kỳ chạy đua vũ trang: tái thiết lập các cơ sở quân sự tại Cuba. Trong thực tế, chính phủ Cuba cũng đã cho phép người Nga quay trở lại và vấn đề này mang tính chính trị hơn là quốc phòng.
"Ủy ban đang xem xét khả năng này và chuẩn bị có đề xuất chính sách phù hợp", ông Shamanov nói với cơ quan thông tấn Nga Interfax.
Cũng theo Shamanov, Moscow cũng sẽ đề cập vấn đề này với Chủ tịch Cuba Miguel Diaz-Canel trong chuyến thắm của nhà lãnh đạo tới Nga vào đầu tháng này.
Trước đó, vị Tướng không quân nghỉ hưu đã hối thúc cả Moscow lẫn Washington giữ gìn INF, cùng ngồi đàm phán hòa giải với nhau.
"Nếu chúng ta không đối thoại, cùng ngăn chặn việc [Mỹ rời khỏi INF] này, thế giới rất có thể sẽ quay trở lại thời kỳ đối đầu căng thẳng dẫn tới Khủng hoảng Cuba", RIA Novosti dẫn lời Chủ tịch Vladimir Shamanov.
Tổng thống Mỹ John F. Kennedy phát biểu trên sóng truyền hình về Khủng hoảng Tên lửa Cuba vào ngày 22.10.1962. Ảnh: Reuters.
Khủng hoảng Tên lửa Cuba là sự kiện đối đầu chủ chốt giữa Mỹ và Liên Xô, suýt nữa đẩy thế giới vào một cuộc chiến tranh hạt nhân vào đầu những năm 60 của thế kỷ 20. Trong cuộc Khủng hoảng, Moscow đã triển khai các tên lửa mang đầu đạn hạt nhân tại Cuba nhằm đáp trả việc Washington triển khai các tên lửa tương tự ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong suốt Chiến tranh Lạnh, Nga đã vận hành một cơ sở tín hiệu tình báo ở Lourdes (Cuba). Được thành lập vào năm 1967 với 3.000 nhân viên, đây là trạm nghe lớn nhất của Liên Xô ở nước ngoài. Sau khi Liên Xô sụp đổ, căn cứ Lourdes giảm thiểu các hoạt động và tới năm 2001 thì dừng mọi chiến dịch tình báo.
Theo RT dẫn lời chuyên gia quân sự Viktor Murakhovsky, việc Nga phục hồi sự hiện diện quân sự tại Cuba là bước đi hợp lý. Cụ thể, việc tái thiết lập căn cứ Lourdes sẽ không tiêu tốn quá nhiều chi phí và đổi lại, Moscow sẽ thu thập được "các thông tin tình báo thú vị về hàng xóm của Cuba (Mỹ). Thế nhưng, chuyên gia Murakhosky lưu ý rằng: "Nga sẽ không quay lại thời kỳ triển khai tên lửa tới Cuba".
Không đồng tình với quan điểm nói trên, chuyên gia quân sự kiêm cựu sĩ quan Hải quân Nga Konsstantin Sivkov cho rằng khả năng binh sĩ Nga quay trở lại quốc đảo là rất ít.
"Vào hồi những năm 60, chúng ta buộc phải thực hiện điều này vì không có đủ tên lửa đạn đạo liên lục địa. Bây giờ đã rất khác rồi", ông Sivkov chia sẻ.
Theo Danviet
Mỹ đang chơi con bài "bàn tay huyền thoại Moscow"? Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov đã bình luận gay gắt về những cáo buộc chống Nga tại Mỹ. Tổng thống Mỹ Trump và Tổng thống Nga Putin. Thông cáo của Bộ Ngoại giao Nga về bình luận của Thứ trưởng Sergey Ryabkov cho rằng: "Các nhà chức trách Mỹ, trong khi tiếp tục hù dọa cộng đồng của mình và quốc...