Trump từng định kiểm soát cảnh sát thủ đô Mỹ
Chính quyền Trump từng đề xuất ý tưởng liên bang hóa lực lượng cảnh sát thủ đô Washington, nhưng sau đó chuyển sang triển khai binh sĩ quân đội.
“Tôi nghĩ mọi người đều thấy Tổng thống tuyên bố muốn phô trương sức mạnh ở thủ đô Washington và chúng tôi biết họ đã xem xét nhiều phương án thực hiện”, Thị trưởng Washington Muriel Bowser nói với các phóng viên hôm 2/6.
Tờ Washington Post của Mỹ trước đó cho biết chính quyền Tổng thống Donald Trump đề xuất phương án đặt lực lượng cảnh sát thủ đô với khoảng 4.000 người dưới quyền chỉ huy của chính phủ liên bang để kiểm soát các cuộc biểu tình. Động thái này khiến chính quyền thủ đô Washington lo ngại và tìm mọi cách ngăn cản.
Cảnh sát hạt Arlington triển khai đối phó người biểu tình ở thủ đô Washington hôm 1/6. Ảnh: AFP.
Chính quyền Trump sau đó từ bỏ phương án trên và huy động Vệ binh Quốc gia để đối phó các cuộc biểu tình, đồng thời triển khai các trực thăng bay thấp để phô trương sức mạnh và giải tán đám đông.
Video đang HOT
Sở cảnh sát Washington chưa bình luận về thông tin này. Trạng thái đặc biệt của thủ đô Mỹ khiến 700.000 cư dân đóng thuế cho chính quyền liên bang, nhưng không có đại diện chính trị trong quốc hội Mỹ. Các quan chức thủ đô cũng có ít quyền kiểm soát lực lượng hành pháp hơn những bang khác, khi Vệ binh Quốc gia thủ đô Washington chịu sự lãnh đạo của Tổng thống Mỹ thay vì thị trưởng.
Tình trạng bất ổn bao trùm nước Mỹ sau khi George Floyd, người đàn ông da màu tại thành phố Minneapolis, bang Minnesota, bị cảnh sát Derek Chauvin ghì gáy dẫn đến tử vong hôm 25/5. Hơn 20.000 lính Vệ binh Quốc gia đã được triển khai, lệnh giới nghiêm cũng được áp dụng tại hàng chục thành phố.
Trump hôm 1/6 tuyên bố huy động hàng nghìn binh sĩ quân đội được trang bị hạng nặng, cùng nhân viên quốc phòng và sĩ quan hành pháp để ngăn tình trạng bạo loạn, hôi của trong biểu tình. Ông chủ Nhà Trắng cũng thông báo kích hoạt một đạo luật năm 1807, quy định quyền hạn của Tổng thống Mỹ trong việc sử dụng quân đội để dẹp các cuộc nổi loạn, bạo động trên lãnh thổ Mỹ.
Lo ngại tăng ca nCoV khi biểu tình lan khắp nước Mỹ
Giới chức và các cơ quan y tế Mỹ đang lo ngại ca nhiễm nCoV gia tăng khi các cuộc biểu tình đòi công lý cho George Floyd leo thang.
"Tôi cảm thấy lo lắng khi chúng ta có những cuộc tụ tập đông người trên đường phố khi vừa mới dỡ yêu cầu ở nhà. Điều đó có thể dẫn tới sự gia tăng đột biến của các ca nhiễm nCoV", Muriel Bowser, Thị trưởng thủ đô Washington, nói trong cuộc họp báo hôm 31/5.
Các cuộc biểu tình đòi công lý cho Floyd, người đàn ông da màu tử vong sau khi bị cảnh sát ghì chân lên cổ trong nhiều phút, khởi phát từ thành phố Minneapolis, đã lan rộng khắp nước Mỹ. Hình ảnh người biểu tình tập trung đông đúc, trong đó có rất nhiều người không đeo khẩu trang, đã khiến các lãnh đạo lo lắng, kêu gọi người dân "biểu tình đúng cách" để bảo vệ chính bản thân họ.
"Tôi rất quan tâm đến vấn đề này và tôi đã thúc giục mọi người cân nhắc việc tiếp xúc của mình, xem liệu họ có cần cách ly với gia đình khi về nhà hay liệu họ có cần xét nghiệm hay không, bởi lẽ chúng tôi đã làm việc rất vất vả để làm phẳng đường cong lây nhiễm", Bowser nói thêm.
Bowser cho biết các cuộc biểu tình ở thành phố của bà, nơi đã chứng kiến tình trạng bạo lực nhiều ngày liên tiếp gần Nhà Trắng và các khu vực lân cận khác, là một mớ hỗn loạn.
"Tôi nhìn thấy một vài người đeo khẩu trang tối qua, nhưng số khác thì không. Tôi thấy vài người thực hiện cách biệt cộng đồng trong khi những người khác tụ tập ngay cạnh nhau. Chúng tôi đã làm việc rất vất vả không phải để diễn ra các cuộc tụ tập đông người. Là một quốc gia, chúng ta phải quan tâm tới sự hồi phục", Bowser khẳng định.
Người biểu tình tập trung đốt phá đồn cảnh sát Phân khu Ba ở thành phố Minneapolis, Minnesota, Mỹ, hôm 28/5. Ảnh: AP.
Larry Hogan, Thống đốc Maryland, đồng ý với quan điểm của Bowser, trong khi Thị trưởng Atlanta, bang Georgia, Keisha Lance-Bottoms, cho rằng bà thật sự lo ngại về sự lây lan của Covid-19 và các cuộc biểu tình đã khiến bà không thể tập trung xử lý đại dịch.
"Nếu các bạn đã xuống đường biểu tình tối qua, có lẽ các bạn cần phải làm xét nghiệm nCoV ngay trong tuần tới", Bottoms nói trong cuộc họp báo hôm 30/5, thêm rằng tình hình phức tạp đã khiến bà không để mắt tới số ca nhiễm nCoV trong hai ngày qua.
"Điều đó thật đáng sợ, vì nó là một đại dịch và người da màu sẽ bị ảnh hưởng nặng nề hơn", Bottoms nhấn mạnh. Theo cơ quan y tế bang Georgia, số ca nhiễm nCoV là người Mỹ gốc Phi ở bang này cao hơn tất cả các cộng đồng khác.
"Làm thế nào để chúng ta có thể biểu tình an toàn. Tôi nghĩ khẩu trang sẽ là một vật dụng quan trọng", Ashish Jha, Giám đốc viện sức khỏe toàn cầu tại trường y tế công cộng TH Chan, thuộc Harvard, cho biết.
Tại New York, nơi bị Covid-19 ảnh hưởng nặng nề nhất nước Mỹ, Thống đốc bang Andrew Cuomo không bày tỏ lo ngại các ca nhiễm nCoV sẽ hồi sinh do các cuộc biểu tình, song cho rằng lệnh phong tỏa là một phần dẫn tới điều này.
"Đó không phải trùng hợp ngẫu nhiên khi tình trạng bất ổn xảy ra giữa đại dịch. Người dân mất việc làm. Họ bị cô lập ở nhà một thời gian. Họ trở nên căng thẳng và lo lắng. Đó là tất cả", Cuomo nhận xét.
Theodore Long, người lãnh đạo chiến dịch truy vết ca nCoV của New York, đã khuyên người biểu tình đeo khẩu trang, thực hiện nghiêm túc cách biệt cộng đồng nhiều nhất có thể, dù ông biết "điều đó không phải lúc nào cũng khả thi".
Các cuộc biểu tình sau cái chết của Floyd đã biến thành thành biểu tình đòi công lý cho cộng đồng người da màu và ngày càng lan rộng cũng như trở nên bạo lực. Trong khi đó, Mỹ vẫn là vùng dịch lớn nhất thế giới với hơn 1,8 triệu ca nhiễm và hơn 100.000 người tử vong do nCoV. Chính quyền các bang, thành phố đã yêu cầu Vệ binh Quốc gia tiếp viện và áp giới nghiêm để ngăn người biểu tình xuống đường.
Các nhà hàng 'vượt khó' trước dịch Covid-19 như thế nào? Nhiều quốc gia trên thế giới đã tiếp tục nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội nhằm thúc đẩy việc nối lại các hoạt động kinh tế-xã hội và các nhà hàng, quán cà phê cũng sẽ bắt đầu hoạt động trong điều kiện mới. Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến sáng ngày 20/5, thế giới ghi nhận 4.985.662 người...