Trump: Thỏa thuận Mỹ-Trung sẽ được ký tại một địa điểm ở Mỹ
Tổng thống Trump phát biểu với báo giới hôm qua (3/11) rằng thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung “giai đoạn một” sẽ được tổ chức tại một địa điểm nào đó ở Mỹ.
Thỏa thuận thương mại Mỹ – Trung “giai đoạn một” sau khi hoàn thành sẽ được ký tại một nơi nào đó ở Mỹ, Tổng thống Donald Trump phát biểu với báo giới ở Nhà Trắng hôm 3/11.
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Bloomberg
Ông Trump trước đó đã đề xuất Iowa – bang sản xuất ngô và thịt lợn lớn nhất nước Mỹ là nơi ký kết sau khi quá trình sắp xếp thỏa thuận thương mại giữa 2 bên được hoàn tất.
“Trước tiên tất cả những gì tôi muốn là một thỏa thuận. Địa điểm tổ chức, với tôi là một việc rất dễ dàng”, ông Trump khẳng định.
Video đang HOT
Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross cho biết ngày 3/11 tại Bangkok rằng Alaska, Hawaii cũng như một số địa điểm tại Trung Quốc đều có khả năng là nơi tổ chức cuộc gặp giữa Tổng thống Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình để ký kết thỏa thuận. Ông Ross bày tỏ sự lạc quan rằng Mỹ sẽ đạt được thỏa thuận thương mại “giai đoạn một” với Trung Quốc trong tháng này, đồng thời cho biết các giấy phép sẽ sớm được cấp cho các công ty Mỹ để bán nguyên liệu cho Huawei.
Trước đó, 2 nhà lãnh đạo dự kiến sẽ gặp nhau tại Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) ở Chile vào tháng này nhưng sự kiện trên đã bị hủy bỏ do tình trạng bất ổn ở Chile. Bộ trưởng Thương mại Mỹ cũng gọi thỏa thuận thương mại giữa 2 bên “đặc biệt phức tạp” và cho biết Mỹ “chắc chắn rằng mỗi bên đều hiểu chính xác, rõ ràng và chi tiết về những điều mà mỗi bên đã nhất trí”.
“Chúng ta đang có một tiến trình thuận lợi và chẳng có lý do gì để một thỏa thuận không diễn ra”, ông Ross khẳng định./.
Theo Kiều Anh/VOV.VN (biên dịch)
Bloomberg
Bộ Thương mại Mỹ "hy vọng" không cần áp thuế bổ sung ôtô nhập khẩu
Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross cho biết sau khi thảo luận với các hãng sản xuất xe ôtô ở EU, Nhật Bản và nhiều nơi khác, Mỹ có thể không cần áp thuế bổ sung đối với ôtô nhập khẩu.
Ôtô mới tại kho bãi gần cảng Richmond, bang California của Mỹ. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross ngày 3/11 cho biết sau một số cuộc thảo luận "rất tốt đẹp" với các hãng sản xuất xe ôtô ở Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản và nhiều nơi khác, Mỹ có thể không cần áp thuế bổ sung đối với ôtô nhập khẩu.
Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Bloomberg, ông Ross cho biết ông hy vọng các cuộc đàm phán với các công ty về các kế hoạch đầu tư vốn sẽ đem lại kết quả đủ để Mỹ không cần khởi động một cuộc điều tra trên cơ sở điều khoản 232 của Đạo luật Mở rộng thương mại năm 1962.
Điều khoản này cho phép đánh thuế khi phát hiện nguy cơ đối với an ninh quốc gia.
Phát biểu tại Bangkok (Thái Lan) nhân dịp tham dự Hội nghị cấp cao Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), ông Ross cho biết "Chúng tôi đã có các cuộc trao đổi rất tốt đẹp với các bạn châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc."
Năm 2018, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump dọa sẽ áp thuế có thể lên tới 25% đối với các loại ôtô nhập khẩu để bảo vệ ngành sản xuất ôtô của Mỹ.
Sau khi hoãn áp dụng các biện pháp này hồi tháng Năm vừa qua, ông Trump dự kiến sẽ đưa ra quyết định vào giữa tháng 11 này về việc có áp thuế bổ sung đối với xe ôtô sản xuất tại các nước EU hay không.
Nếu ông quyết định sử dụng biện pháp này, đây sẽ là một động thái leo thang mới trong tranh cãi thương mại giữa Brussels và Washington, sau khi Mỹ áp mức thuế trừng phạt mới đối với số hàng hóa của châu Âu trị giá 7,5 tỷ USD.
Mức thuế mới này được đưa ra sau khi Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) "bật đèn xanh" cho Washington sử dụng biện pháp đáp trả EU liên quan việc trợ giá trái phép cho hãng sản xuất máy bay Airbus.
Từ năm ngoái, Mỹ cũng đã áp thuế cao đối với các sản phẩm nhôm, thép của EU.
Tháng Chín vừa qua, chính quyền Tổng thống Trump đã đạt thỏa thuận với Nhật Bản về việc tiếp tục ngừng áp thuế ôtô trong khi tiếp tục đàm phán.
Năm ngoái, các nhà đàm phán thương mại của Mỹ cũng đã đạt một thỏa thuận với Hàn Quốc, theo đó Seoul hứa mở cửa thị trường ôtô hơn nữa cho các nhà sản xuất xe của Mỹ.
Theo TTXVN
Mỹ áp đặt trừng phạt với Cuba, chủ tịch Diaz-Canel lên tiếng chỉ trích Mỹ sẽ thu hồi giấy phép hiện hành cho các hãng hàng không nhà nước Cuba thuê máy bay; từ chối cấp phép cho thuê máy bay trong tương lai; mở rộng trừng phạt mặt hàng nước ngoài có chứa nội dung của Mỹ. Quan hệ Mỹ-Cuba lại trở nên căng thẳng dưới thời Tổng thống Mỹ Trump. (Nguồn: iStock) Theo AP, Mỹ...