Trump: Phong toả không thể ngăn được dịch
Trump khẳng định Mỹ đang “làm tốt như bất kỳ quốc gia nào khác” và phản đối các lệnh phong toả để kiểm soát dịch bệnh lây lan.
“Người dân Mỹ cần nhận ra rằng, việc phong toả thường xuyên không phải là con đường đúng đắn để tiến lên phía trước và có thể gây lợi bất cập hại. Các lệnh phong toả sẽ không thể ngăn ngừa dịch bệnh lây lan trong tương lai”, Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu trong cuộc họp báo về Covid-19 tại Nhà Trắng ngày 3/8.
Trump viện dẫn Tây Ban Nha, Đức, Pháp, Australia và Nhật Bản là những quốc gia đang phải trải qua “sự gia tăng đáng kể” ca nhiễm Covid-19. Tuy nhiên, trên thực tế, tổng số ca mắc Covid-19 tại những nước này thấp hơn rất nhiều so với Mỹ.
Cụ thể, ca nhiễm Covid-19 tại Đức hiện là 212.000, với khoảng 1.000 ca nhiễm mới mỗi ngày. Trong khi đó, ca nhiễm mới tại Mỹ đang được làm phẳng nhưng vẫn ở mức rất cao, lên tới 60.000 ca một ngày.
Tổng thống Mỹ Donald Trump tại cuộc họp ở Nhà Trắng hôm 3/8. Ảnh: AP.
Bất chấp những con số đáng báo động, Trump khẳng định dưới sự lãnh đạo của ông, nước Mỹ đang “làm rất tốt” và bác bỏ mọi chỉ trích rằng chính quyền liên bang đã thất bại trong khống chế dịch bệnh.
Video đang HOT
Mỹ đang tập trung ưu tiên cho các bang miền trung như Tennessee, Oklahoma và Missouri, nơi dịch bệnh lây lan nhanh chóng. Trump trấn an người dân tại đây rằng tình hình sẽ sớm được kiểm soát.
Cũng trong ngày 3/8, Trump ký sắc lệnh mới nhằm hỗ trợ các bệnh viện và trung tâm y tế tại các vùng nông thôn đang vật lộn chống dịch bệnh, cũng như mở rộng dịch vụ y tế từ xa trên khắp cả nước. Trump, người đang rất cần phiếu từ những người ủng hộ tại các vùng nông thôn cho cuộc bầu cử tổng thống năm 2020, cho biết sắc lệnh mới sẽ đảm bảo khám bệnh từ xa trong suốt thời gian dịch bệnh sẽ được duy trì ngay cả khi tình trạng khẩn cấp về y tế công cộng chấm dứt.
Covid-19 đã xuất hiện tại hơn 200 quốc gia, vùng lãnh thổ, khiến 18,5 triệu người nhiễm và gần 700.000 người chết. Mỹ hiện là vùng dịch lớn nhất thế giới, với gần 4,9 triệu ca nhiễm và gần 159.000 ca tử vong.
Philippines: Số ca nhiễm Covid-19 ở mốc kỷ lục, thủ đô tái phong tỏa nghiêm ngặt
Philippines sẽ tái áp dụng các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt chống dịch Covid-19 tại thủ đô Manila và các khu vực lân cận thêm 2 tuần nữa kể từ ngày 4/8, trong bối cảnh nước này ghi nhận số ca nhiễm nhiều thứ 2 tại khu vực Đông Nam Á.
Một nhân viên phun khử khuẩn trên đường phố ở thủ đô Manila của Philippines hồi tháng 3. Ảnh: Getty
Hãng Reuters hôm 2/8 dẫn lời ông Harry Roque, phát ngôn viên Tổng thống Philippines, cho hay, ông Rodrigo Duterte đã phê chuẩn việc áp dụng hình thức Cách ly cộng đồng nâng cao (MECQ) tại thủ đô Manila và các tỉnh lân cận như Laguna, Cavite, Rizal và Bulacan tới ngày 18/8.
Một số doanh nghiệp và giao thông công cộng sẽ tạm đóng cửa và dừng hoạt động ở Manila, nơi đang thực hiện hình thức Cách ly cộng đồng cơ bản (GCQ) - cấp thấp hơn của MECQ.
Giấy thông hành kiểm dịch và làm việc cũng sẽ được yêu cầu với người muốn ra ngoài vì giới chức Philippines đang tìm cách hạn chế đi lại.
Động thái của ông Duterte được đưa ra sau khi 80 nhóm người địa phương đại diện cho 8 vạn bác sĩ và một triệu y tá kêu gọi các biện pháp kiểm dịch nghiêm ngặt hơn, nói rằng Philippines dần mất lợi thế trong cuộc chiến chống dịch Covid-19.
"Các nhân viên y tế của chúng tôi đã bị quá tải vì số lượng bệnh nhân nhiễm Covid-19 dường như đang tăng lên không ngừng nghỉ tại các bệnh viện", các nhóm đại diện cho y bác sĩ Philippines viết trong một bức thư gửi Tổng thống Duterte.
"Tôi đã lắng nghe và hiểu được nỗi lòng của các bạn. Xin đừng mất hy vọng dù chúng tôi biết các bạn đang rất mệt mỏi", ông Duterte phát biểu tối 2/8 sau khi có cuộc họp với các thành viên nội các và lực lượng chống Covid-19.
Ông Duterte cũng phê duyệt việc thuê 10.000 chuyên gia y tế để tăng cường lực lượng cho tuyến đầu chống dịch và tăng ưu tiên, tiền hỗ trợ cho nhân viên y tế, ông Roque cho biết.
Hồi giữa tháng 3, Tổng thống Philippines đã áp dụng một trong những biện pháp phong tỏa dài và nghiêm ngặt nhất thế giới ở thủ đô Manila và các tỉnh khác để đối phó sự lây lan của dịch Covid-19.
Ông Duterte bắt đầu nới lỏng các biện pháp nghiêm ngặt này vào tháng 6 nhằm cứu vãn nền kinh tế trong nước, đang đối mặt với sự thâm hụt lớn nhất trong 3 thập kỷ qua.
Những nhà phê bình đã cho rằng ông Duterte và các quan chức của mình đã không lập tức triển khai việc lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 quy mô lớn để xác định và khoanh vùng các ổ dịch từ sớm. Quốc gia này cũng phải vật lộn với bệnh bại liệt, sởi, dịch tả trong nhiều năm và các quan chức từ lâu đã biết rõ nguồn lực y tế tại nhiều nơi thiếu thốn nhưng không thể khắc phục, theo những nhà chỉ trích.
Ông Duterte thừa nhận tình trạng tham nhũng của một số quan chức địa phương đã phá hoại chương trình hỗ trợ tiền khổng lồ cho 23 triệu gia đình nghèo ở Philippines.
Theo Bộ Ngoại giao Philippines, chính phủ nước này đã giúp đưa hơn 115.000 người Philippines trên khắp thế giới về nước kể từ tháng 2. Trong 2 tháng tới, Philippines dự kiến đưa thêm hơn 10 vạn người về nước.
Hôm 2/8, Philippines ghi nhận thêm 5.032 ca nhiễm Covid-19, mức tăng kỷ lục nhất trong 24 giờ tại quốc gia này, nâng tổng số ca nhiễm của quốc gia Đông Nam Á lên con số 103.185 ca. Số ca tử vong vì Covid-19 ở Philippines là 2.059.
Philippines hiện là quốc gia có số ca lây nhiễm và tử vong vì Covid-19 lớn thứ 2 ở khu vực Đông Nam Á, sau Indonesia.
Hơn 692.000 người chết vì nCoV toàn cầu Thế giới ghi nhận hơn 18,2 triệu ca nCoV và hơn 692.000 người chết, nhiều quốc gia phải tái áp đặt phong tỏa vì sóng lây nhiễm thứ hai. 213 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận 18.218.855 ca nhiễm và 692.307 ca tử vong do nCoV, tăng lần lượt 232.117 và 4.731 ca sau 24 giờ, trong khi 11.435.144 người đã...