Trump nói “vinh dự” nếu gặp Kim Jong-un
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 1.5 nói ông sẽ thấy “vinh dự” nếu gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trong hoàn cảnh thích hợp.
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un giám sát một cuộc tập trận nhân kỷ niệm 85 năm thành lập quân đội Triều Tiên.
“Nếu hoàn cảnh thích hợp, tôi sẵn sàng gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Tôi thấy vinh dự khi làm việc đó”, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói với hãng tin Bloomberg ngày 1.5.
Ông Trump không cho biết những điều kiện cần thiết để một cuộc gặp như vậy xảy ra hay thời điểm cụ thể, nhưng Nhà Trắng sau đó nói rằng Triều Tiên sẽ phải đáp ứng rất nhiều yêu cầu trước khi cuộc gặp có thể trở thành hiện thực.
“Những điều kiện hiện tại rõ ràng không thích hợp”, phát ngôn viên Nhà Trắng Sean Spicer nói. “Tôi không thấy cuộc gặp này sẽ diễn ra sớm”.
Trong chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ, ông Trump nói sẵn sàng gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Từ khi đắc cử, chính quyền của ông Trump yêu cầu Bình Nhưỡng phải từ bỏ chương trình hạt nhân và tên lửa, đồng thời gây sức ép về mặt kinh tế và ngoại giao.
Video đang HOT
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson ngày 28.4 nói tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc rằng Washington sẽ không đàm phán với Triều Tiên. Trong khi đó, Phó tổng thống Mỹ Mike Pence trước đó cho biết ông Trump tuyên bố rằng “thời kỳ kiên nhẫn chiến lược đã kết thúc”.
Động thái mới của Tổng thống Trump diễn ra trong bối cảnh căng thẳng leo thang trên bán đảo Triều Tiên, đặc biệt sau khi Bình Nhưỡng đe dọa sẽ tiến hành thử hạt nhân lần 6.
Trên thực tế, Triều Tiên vẫn đang trong tình trạng chiến tranh với Hàn Quốc. Cuộc xung đột từ 1950 đến 1953 kết thúc bằng một thỏa thuận ngừng bắn, chú không phải bằng một hiệp ước. Bình Nhưỡng thường xuyên đe dọa phá hủy Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc, đồng thời tuyên bố tiếp tục theo đuổi chương trình tên lửa và hạt nhân.
Theo Danviet
Trump gọi cho các lãnh đạo ASEAN tìm trợ lực đối phó Triều Tiên
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gọi điện thoại cho một số lãnh đạo Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) bao gồm Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long để thảo luận về Triều Tiên hồi cuối tuần, Nhà Trắng cho biết.
Tổng thống Donald Trump đang ra sức tìm kiếm sự hỗ trợ của các lãnh đạo ASEAN để đối phó với Triều Tiên
Theo Strait Times, Nhà Trắng khẳng định rằng, sau khi nói chuyện với Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte về Triều Tiên hôm qua, ông Trump đã nói chuyện với Thủ tướng Singapore, Lý Hiển Long và sau đó dự kiến gọi cho Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha để tìm kiếm sự hợp tác của họ trong nỗ lực kiềm chế các chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên.
Theo Nhà Trắng, ông Trump và ông Lý Hiển Long đều khẳng định "mỗi quan hệ sâu sắc và lâu dài giữa Mỹ và Singapore".
Các cuộc điện đàm diễn ra trước một cuộc họp ở Washington giữa các ngoại trưởng ASEAN và Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson.
Các cuộc gọi cho các nhà lãnh đạo khu vực nhằm mục đích tìm kiếm "sự ủng hộ của mọi người cho một kế hoạch hành động" nếu tình hình tại Triều Tiên suy giảm, ABC News dẫn lời Chánh Văn phòng Nhà Trắng Reince Priebus cho biết.
Ông Priebus nhấn mạnh thêm rằng, chính quyền Trump cần hợp tác với càng nhiều đối tác trong khu vực càng tốt để chống lại Triều Tiên.
Quan hệ giữa Mỹ và Triều Tiên căng thẳng gay gắt và không ngừng leo thang trong những tuần gần đây, sau các vụ thử tên lửa của Bình Nhưỡng.
Mới nhất, Bình Nhưỡng vừa bắn thử tên lửa đạn đạo hôm 29.3. Cuộc thử nghiệm dường như đã thất bại. Đây là lần thử thứ tư liên tiếp của Triều Tiên kể từ tháng 3.
Sau đó cùng ngày, khi được hỏi về động thái này của Triều Tiên trên kênh CBS , vài giờ sau khi tTriều Tiên hử tên lửa, ông Trump khẳng định không loại trừ việc sử dụng quân đội chống lại nước này nếu Bình Nhưỡng muốn tiến hành một cuộc thử hạt nhân.
Ông Trump đã có 16 cuộc gặp song phương với các nhà lãnh đạo thế giới, trong đó có Thủ tướng Nhật Shinzo Abe và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Các nhà phân tích nhận định rằng, các cuộc điện đàm và các cuộc hội đàm đã phản ánh chính sách đối ngoại có ý thức hơn và nhiều tương tác hơn của chính quyền Trump khi ông cố gắng xây dưng các mối quan hệ cá nhân với các nhà lãnh đạo trên thế giới.
Ông Priebus cho biết, ông Trump liên lạc thường xuyên với Thủ tướng Nhật Abe và đã trở nên rất gần gũi với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Trong khi đó, cuộc trò chuyện qua điện thoại giữa ông Trump và ông Duterte - lần thứ hai kể từ khi ông Trump thắng cử - được cho là "ấm áp" và "rất thân thiện".
Nhà Trắng cho biết, 2 nhà lãnh đạo đã thảo luận về mối quan ngại của ASEAN về an ninh khu vực, bao gồm mối đe dọa từ Triều Tiên. Ông Trump cũng mời ông Duterte tới Nhà Trắng để thảo luận về liên minh giữa Mỹ và Philippines.
Theo Danviet
Chính sách Triều Tiên của ông Trump có gì khác với ông Obama? Về cơ bản, chính sách của chính quyền Tổng thống Trump không có gì đột phá bởi lựa chọn giải quyết vấn đề Triều Tiên không có nhiều. Bình mới rượu cũ? Trong một phát biểu tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc vừa qua, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đã một lần nữa lên tiếng cho rằng, thời kỳ áp dụng...