“Trump nói rất ít về Biển Đông, nhiều vấn đề khác chỉ im lặng”
Xét ở một góc độ nào đó, việc ông Trump đắc cử tổng thống Mỹ dường như phù hợp với những dự định và tính toán gần đây của nhiều nước trong khu vực này.
Cuộc đua hoang dã
Chiến thắng của ông Trump có nguy cơ vẽ lại bản đồ địa chính trị tại châu Á, nơi mà Tổng thống Barack Obama đã cố gắng đối trọng với ảnh hưởng ngày càng lớn mạnh của Trung Quốc bằng chiến lược “xoay trục” của mình trong suốt hai nhiệm kỳ đứng đầu Nhà Trắng.
Một số người tin rằng Tổng thống đắc cử Trump sẽ tác động rất lớn đối với các mối quan hệ an ninh của Washington với các đồng minh lớn nhất ở châu Á – Thái Bình Dương kể từ khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai.
Nick Bisley, một chuyên gia về quan hệ quốc tế tại Đại học La Trobe ở Melbourne (Australia) nhận định: “Có một cảm giác rằng đây là một thay đổi lịch sử lớn, chấm dứt một trật tự cũ và chúng ta đều không chắc về điều gì sẽ xảy ra”.
Tổng thống đắc cử Donald Trump và phu nhân Melania Trump tới làm việc tại trụ sở Quốc hội ở Đồi Capitol ngày 10/11. Ảnh: AP
Ông Bisley nhấn mạnh rằng điều này đặc biệt đúng với châu Á vì đây là nơi đã chứng kiến sự ảnh hưởng của Mỹ bị thách thức nhất, cả về mặt chính trị và kinh tế, trước sự nổi lên của Trung Quốc. Chuyên gia này nói thêm rằng: “Có vẻ ông Trump sẽ không quan tâm đến việc bảo vệ các chân lý cũ của sự vượt trội Mỹ tại châu Á và không muốn tiếp tục đóng góp phần lớn cho việc duy trì sự cân bằng chiến lược hiện nay trong khu vực”.
Trong chiến dịch tranh cử tổng thống, ứng cử viên đảng Cộng hòa đã bóng gió về một chính sách cứng rắn hơn đối với Trung Quốc, cáo buộc Bắc Kinh “cướp đoạt” nền kinh tế Mỹ và đe dọa áp thuế cao đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, trong khi cũng dọa rút quân đội khỏi các nước vốn là đối thủ của Bắc Kinh trong khu vực là Nhật Bản và Hàn Quốc. Nhưng ông Trump đã lập tức trấn an dư luận bằng giọng hòa dịu vài ngày sau khi đắc cử.
Video đang HOT
Bonnie Glaser, Giám đốc Dự án Sức mạnh Trung Quốc của Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS – có trụ sở ở Washington) tin rằng ông Trump vẫn chưa hé lộ gì nhiều về chiến lược của mình với khu vực này: “Ông ấy nói rất ít về Biển Đông, còn về an ninh mạng thì hoàn toàn không đề cập tới. Về Đông Bắc Á, bao gồm cả Triều Tiên vẫn là ẩn số. Còn rất nhiều vấn đề khác ông ấy chỉ im lặng”. Theo ông, giới tinh hoa ở Trung Quốc cho rằng Trump là người có thể đối thoại, một doanh nhân có thể đạt thỏa thuận trong nhiều vấn đề.
Một chuyên gia về quan hệ Mỹ-Trung tại Đại học Yonsei ở Seoul, ông John Delury nhận định đúng là ông Trump có những phát ngôn sốc về Trung Quốc, nhưng ông ấy là một người “nghiệp dư” về chính sách đối ngoại, một người theo chủ nghĩa biệt lập nên Trung Quốc sẽ thấy đây là một cơ hội để duy trì vị thế và vai trò của mình trong khu vực.
Đó là chưa kể ông Trump có thể tạo ra một thuận lợi cho Trung Quốc khi tuyên bố phản đối Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà người tiền nhiệm Obama từng coi là “một trọng tâm trong nỗ lực lấy lại vai trò của Mỹ tại châu Á”. Chuyên gia Delury nhấn mạnh: “Điều này quá tốt với Trung Quốc…”.
Trên thực tế, Trung Quốc đã nhanh nhảu đề xuất thành lập khu vực tự do thương mại châu Á-Thái Bình Dương, nhằm thay thế cho TPP, văn kiện bị cho là đang “chết yểu”, ngay khi có tin Trump đắc cử tổng thống. Tất nhiên, trước khi có được một FTA khu vực châu Á- Thái Bình Dương như ý, Trung Quốc sẽ đẩy nhanh hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) giữa ASEAN và 6 đối tác là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia và New Zealand, bắt đầu đàm phán từ ngày 9/5/2013.
Chuyên gia Glasser bác bỏ ý kiến cho rằng chiến thắng của ông Trump đồng nghĩa với việc Mỹ sẽ nhường châu Á cho Bắc Kinh. Ông khẳng định chưa thể biết được Trump sẽ nhượng bộ đến đâu và cứng rắn chừng nào.
Nick Bisley nhận định khu vực châu Á đang rơi vào một “cuộc chạy đua hoang dã” trong những tháng tới. Ông nói: “Chúng ta thường quen với việc biết rõ mọi thứ vận hành như thế nào, còn bây giờ chúng ta chẳng có một cảm nhận nào về trò chơi sắp tới, sau khi người Anh bỏ phiếu cho Brexit và người Mỹ bỏ phiếu cho Trump”. Bisley cho rằng “trật tự tự do cũ đã kết thúc và thế giới đang bước vào một lãnh thổ mới hoàn toàn chưa được thám hiểm”.
Còn tiếp…
(Theo Vietnamnet)
Donald Trump khó từ bỏ châu Á vì không muốn 'Mỹ yếu đuối'
Mặc dù Donald Trump có thể giảm hiện diện của Mỹ ở châu Á nhưng với bản tính của mình, ông cũng không muốn tạo dựng hình ảnh nước Mỹ yếu ớt.
Tổng thống Mỹ mới đắc cử Donald Trump. Ảnh: AP
Theo những tuyên bố trong suốt chiến dịch tranh cử của ông Trump, nhiều nhà quan sát cho rằng tổng thống mới đắc của của Mỹ sẽ loại bỏ những di sản mà Tổng thống Barack Obama dày công xây đắp, trong đó có chính sách xoay trục châu Á. Tuy nhiên một số chuyên gia lại cho rằng điều đó không chắc xảy ra.
"Các cố vấn của ông Trump đang chỉ trích chính sách xoay trục châu Á nhưng dường như họ sẽ không duy trì quan điểm này. Trên tờ Foreign Policy, một số cố vấn kêu gọi tăng cường chi tiêu cho Hải quân Mỹ nhằm tăng hiện diện của Washington ở Thái Bình Dương. Các cố vấn về Trung Quốc của ông Trump vẫn có quan điểm khá cứng rắn", Giáo sư John Delury, Đại học Yonsei, Hàn Quốc, trao đổi với VnExpress.
Đồng tình với ý kiến này, Giáo sư Nick Bisley, Đại học La Trobe, Australia, không cho rằng Mỹ sẽ giảm đáng kể sự hiện diện ở châu Á - Thái Bình Dương. Giáo sư cũng bác bỏ nghi ngờ Tổng thống mới đắc cử Trump sẽ không quan tâm nhiều đến tình hình ở Biển Đông để dành ưu tiên cho các vấn đề đối nội, do những hành động của Trung Quốc ở vùng biển này được coi như là sự xem thường uy tín của Mỹ và vị thế của nước này trên toàn cầu.
Chuyên gia Bisley lưu ý ông Trump chỉ nhắc đến Biển Đông khi chỉ trích chính quyền của ông Obama yếu ớt.
"Ông Trump là người theo chủ nghĩa dân tộc mạnh mẽ và ông sẽ không có những hành động khiến bản thân hay nước Mỹ trông có vẻ yếu đuối", ông Bisley nói.
Tiếp cận vấn đề dưới khía cạnh thương mại, ông Phạm Trọng Nghĩa, Nghiên cứu sinh sau Tiến sĩ, Chương trình nghiên cứu Lãnh đạo toàn cầu của Đại học Oxford (Anh) và Đại học Princeton (Mỹ), cho biết ông Trump không nhắc nhiều đến vấn đề Biển Đông trong quá trình tranh cử nhưng những mâu thuẫn về thương mại với Trung Quốc có thể ảnh hưởng tới chính sách của ông về vấn đề này. Ông Trump từng doạ sẽ đánh thuế rất cao với hàng hoá từ Trung Quốc, nếu hai nước có chiến tranh thương mại, mâu thuẫn về các vấn đề khác sẽ nảy sinh và khó tìm được tiếng nói chung.
Theo ông Nghĩa, về phía Trung Quốc, nếu có chiến tranh thương mại với Mỹ, kinh tế sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Trong ngắn hạn, Bắc Kinh có thể phải cắt giảm các nguồn lực dành cho các yêu sách trên Biển Đông nhưng về dài hạn nếu khủng hoảng kinh tế dẫn tới khủng hoảng xã hội, rất có thể Trung Quốc sẽ có chính sách ngoại giao hung hãn hơn.
Châu Á nên chuẩn bị trước cho mọi kịch bản
Giáo sư Delury cảnh báo Donald Trump nhiều lần thể hiện sự thiếu nhất quán trong chiến dịch tranh cử tổng thống về các chính sách đối nội và đối ngoại. Ông cũng chưa từng có kinh nghiệm trong việc đưa ra các quyết sách liên quan đến các vấn đề ngoại giao. Do đó việc dự đoán chính sách của Trump cực kỳ khó, thậm chí cả khi ông tuyên bố bổ nhiệm các thành viên nội các sắp tới. Trong khi các cố vấn ngụ ý có thể tăng chi tiêu cho Hải quân Mỹ hoạt động ở Thái Bình Dương, ông Trump lại muốn các đồng minh của Mỹ chi trả cho các chi phí để duy trì mối hợp tác quân sự. Điều đó cho thấy ông sẽ không muốn thay đổi quan điểm để bảo vệ các nước láng giềng của Trung Quốc trước sự gia tăng ảnh hưởng của Bắc Kinh.
Ông Bisley cũng cho rằng việc bàn các chính sách của ông Trump thời điểm này chỉ mang tính "võ đoán".
Là một đại diện từ Nhật Bản, nước đồng minh thân thiết của Mỹ, Giáo sư Tosh Minohara, Đại học Kobe, tỏ rõ sự lo ngại về tổng thống đắc cử Trump trong duy trì quan hệ với châu Á nói chung.
"Vấn đề chính ở đây là ông Trump chủ trương Mỹ là trước hết (America First). Các chính sách của ông sẽ xem xét điều gì là tốt nhất cho Mỹ, Washington sẽ bỏ bớt trách nhiệm với thế giới và tập trung nhiều hơn vào các lợi ích của họ. Là một doanh nhân, ông Trump sẽ nhìn nhận mọi việc từ điểm mấu chốt này", ông Minohara nói.
Chuyên gia người Nhật dự đoán quan hệ kinh tế và an ninh giữa Mỹ và các nước châu Á sẽ bị suy giảm do chính sách thương mại của Trump dựa trên chủ nghĩa bảo hộ.
"Các lãnh đạo khôn ngoan ở khắp châu Á sẽ phải chuẩn bị cho rất nhiều khả năng về chính sách của ông Trump. Chúng ta vẫn đang trong thời điểm không biết chắc", ông Delury nói.
Việt Anh
Theo VNE
Báo Mỹ: Trump làm tổng thống là "thất bại" lớn với châu Á Donald Trump làm Tổng thống Mỹ đem đến mối đe dọa mới, không chỉ với tăng trưởng kinh tế Trung Quốc mà còn có thể toàn bộ khu vực châu Á. Donald Trump làm Tổng thống Mỹ báo hiệu tương lai ảm đạm với khu vực châu Á. Theo Bloomberg, nguyên nhân là do trong suốt chiến dịch tranh cử, ông Trump luôn...