Trump nghi ngờ tư cách của ứng viên phó tổng thống Mỹ
Trump cho rằng ứng viên phó tổng thống đảng Dân chủ Kamala Harris không sinh ra ở Mỹ nên không đủ điều kiện để tranh cử.
“Hôm nay tôi có nghe nói bà ấy không đáp ứng các tiêu chuẩn”, Tổng thống Mỹ Donald Trump trả lời trong cuộc họp báo ở Nhà Trắng hôm 13/8, khi được một phóng viên hỏi về những thông tin trên mạng xã hội rằng bà Harris không đủ điều kiện tranh cử.
“Tôi cho rằng đảng Dân chủ sẽ kiểm tra thông tin đó trước khi bà ấy được chọn để tranh cử phó tổng thống. Nhưng việc này rất nghiêm trọng. Họ nói rằng bà ấy không đủ điều kiện vì bà ấy không sinh ra ở nước này”, ông nói thêm.
Trump trong một cuộc họp ở Nhà Trắng năm 2018. Ảnh: AFP.
Phóng viên trên đã đáp lại rằng bà Harris chào đời ở Mỹ, nhưng cha mẹ của bà có thể không phải là thường trú nhân vào thời điểm sinh ra bà.
Video đang HOT
Trump dường như đang nhắc đến một bài bình luận trên tờ Newsweek của một giáo sư luật bảo thủ tuyên bố rằng thượng nghị sĩ California không đủ điều kiện phục vụ ở vị trí phó tổng thống hay tổng thống vì tình trạng di trú của cha mẹ bà.
Bà Harris sinh ra ở Oakland, bang California, năm 1964, có cha là người Jamaica, mẹ là người Ấn Độ. Theo hiến pháp Mỹ, bất kỳ công dân nào sinh ra ở Mỹ và trên 35 tuổi đều đủ điều kiện để tranh cử tổng thống hay phó tổng thống.
Chuyên gia luật hiến pháp Erwin Chemerinsky nói với CBS News rằng cáo buộc về tư cách tranh cử của bà Harris “là một lập luận thực sự ngớ ngẩn”.
“Theo mục 1 của Tu chính án thứ 14, bất kỳ ai sinh ra ở Mỹ đều là công dân Mỹ. Tòa án Tối cao đã chấp nhận điều này từ những năm 1890. Kamala Harris sinh ra tại Mỹ”, ông Chemerinsky, hiệu trưởng trường luật thuộc Đại học California tại Berkeley, cho biết.
Ứng viên phó tổng thống Mỹ Kamala Harris phát biểu tại Wilmington, Delaware, hôm 13/8. Ảnh: AFP
Trước đó, Trump từng bị chỉ trích khi nhiều lần cho rằng Barack Obama, tổng thống da màu đầu tiên của Mỹ, cũng không sinh ra tại nước này. Đến cuối chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2016, Trump đã miễn cưỡng thừa nhận rằng Obama chào đời ở Mỹ.
Bà Harris, 55 tuổi, hôm 12/8, được công bố là ứng viên phó tổng thống của đảng Dân chủ, tranh cử cùng ông Joe Biden. Harris trở thành phụ nữ da màu đầu tiên và cũng là người Mỹ gốc Á đầu tiên trở thành ứng viên phó tổng thống Mỹ. Trước đó, bà là phụ nữ da màu đầu tiên được bầu làm tổng chưởng lý bang California và là phụ nữ da màu thứ hai trở thành thượng nghị sĩ Mỹ.
Tuy nhiên, Trump cho rằng Harris là “kẻ cơ hội nông cạn” và còn tệ hơn đối thủ Hillary Clinton năm 2016. Ông còn gọi bà là thành viên “kinh khủng nhất” Thượng viện và nói rằng ông ngạc nhiên khi Biden chọn bà.
Biden chọn ứng viên phó tổng thống 58 Nữ ‘chiến binh da màu’ được Biden chọn làm phó tướng 15 Người Ấn Độ tự hào về ứng viên phó tổng thống Mỹ Hành trình Biden ’so bó đũa’ chọn nữ phó tướng 27 Trump nói Harris là ‘phiên bản tệ’ của Hillary Clinton 25
Biden dọa đáp trả nếu Nga can thiệp bầu cử Mỹ
Joe Biden tuyên bố nếu đắc cử tổng thống, ông sẽ hành động quyết liệt trong trường hợp Nga và các nước khác can thiệp bầu cử Mỹ.
"Nếu bất cứ thế lực nước ngoài nào liều lĩnh tìm cách can thiệp vào nền dân chủ của chúng ta, tôi sẽ không ngần ngại đáp trả khi là tổng thống, để họ trả giá đáng kể và lâu dài", ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden cho biết trong cuộc phỏng vấn với MSNBC hôm 20/7.
Biden, cựu phó tổng thống Mỹ dưới thời Obama, khẳng định "Tổng thống Nga Vladimir Putin biết tôi nói về điều gì". Biden trước đó cảnh báo Nga vẫn tìm cách can thiệp cuộc bầu cử tháng 11 tại Mỹ, trong khi chính phủ Trung Quốc tiến hành các hoạt động "nhằm gieo rắc nghi ngờ trong quá trình bầu cử", nhưng không đưa ra bằng chứng.
Ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden tại một sự kiện ở Wilmington, bang Delaware, Mỹ, hôm 14/7. Ảnh: AFP.
Biden nói thêm ông sẽ coi sự can thiệp nước ngoài như "hành động thù địch, gây ảnh hưởng đáng kể lên mối quan hệ giữa Mỹ và chính phủ các nước can thiệp". Ông cũng chỉ trích Tổng thống Mỹ Donald Trump hành động chưa đủ quyết liệt với báo cáo của các cơ quan tình báo Mỹ về việc Nga can thiệp cuộc bầu cử tổng thống năm 2016.
Các lãnh đạo đảng Dân chủ cùng ngày đã gửi một bức thư cho Giám đốc FBI Christopher Wray, bày tỏ lo ngại rằng quốc hội Mỹ đang trở thành mục tiêu của "chiến dịch can thiệp nước ngoài" để gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử tổng thống tháng 11.
Bức thư của Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, lãnh đạo Dân chủ ở Thượng viện Chuck Schumer và các thành viên Dân chủ trong Ủy ban tình báo Hạ viện và Thượng viện không nêu chi tiết về các mối đe dọa, song họ khẳng định chúng rất nghiêm trọng.
FBI cho biết họ đã nhận được bức thư, song từ chối bình luận về nội dung.
Nhiều cơ quan tình báo Mỹ từng cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ năm 2016, với kết quả Tổng thống Donald Trump giành chiến thắng trước ứng viên đảng Dân chủ khi đó là Hillary Clinton. Tuy nhiên, cả chính quyền Trump và chính phủ Nga đều nhiều lần bác bỏ cáo buộc này.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc hồi tháng 5 cũng khẳng định họ không quan tâm tới việc can thiệp bầu cử Mỹ, sau khi Trump cáo buộc họ "sẽ làm bất cứ điều gì" để ngăn ông tái đắc cử.
Biden phủ nhận cáo buộc quấy rối tình dục Ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Biden lần đầu lên tiếng phủ nhận cáo buộc quấy rối tình dục một cựu trợ lý ở thượng viện vào năm 1993. "Không, đó không phải sự thật. Tôi đang nói rất dứt khoát rằng điều đó chưa bao giờ xảy ra", ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden trả lời phỏng vấn...